Nhật Bản không tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
Nhật Bản sẽ không tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc.
Phát biểu trong cuộc họp báo vừa diễn ra hôm nay (ngày 26/10), Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato cho biết, trong bối cảnh môi trường an ninh diễn biến ngày một phức tạp, chính phủ nước này mong muốn đạt được những tiến bộ thực tế và ổn định về giải giáp hạt nhân trong khi vẫn duy trì và tăng cường khả năng răn đe để đối phó với các mối đe dọa. Quan chức này cũng nhấn mạnh Nhật Bản chia sẻ mục tiêu của hiệp ước nhưng do tiếp cận vấn đề theo một cách khác nên Nhật Bản sẽ không trở thành một bên ký kết.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato. (Nguồn: Bloomberg).
Là quốc gia duy nhất phải hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân, Nhật Bản luôn tìm cách thể hiện mình là nước đi đầu trong các nỗ lực quốc tế nhằm giải trừ hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Việc từ chối tham gia hiệp ước này sẽ đi ngược với quan điểm chống vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, việc phải phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ là nguyên nhân ngăn cản chính quyền Tokyo thông qua lệnh cấm hoàn toàn đối với sản xuất, sử dụng và dự trữ vũ khí hạt nhân.
Những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945 tại Hiroshima, Nagasaki và các nhà hoạt động chống hạt nhân khác đã thúc giục chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide ký vào hiệp ước lịch sử mang nặng tính biểu tượng này. Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được 84 nước ký kết và sẽ có hiệu lực vào ngày 22/1/2021. Tuy nhiên, các cường quốc hạt nhân đều không tham gia hiệp ước này./.
Mỹ vô cảm quay lưng trước thảm họa hạt nhân?
Mỹ không những không phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mà thậm chí còn tiếng kêu lên gọi các nước đã phê chuẩn từ bỏ.
Mỹ, Nga "bơi" ngược dòng?
Ngày 24/10, thông tấn của Pháp đưa tin, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc (LHQ), qua đó hội đủ điều kiện cần thiết để hiệp ước này có hiệu lực sau 90 ngày, dự kiến vào tháng 1/2021.
Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Peter Maurer tuyên bố sự kiện này là "chiến thắng của nhân loại và hứa hẹn một tương lai an toàn hơn".
Còn trên Twitter, tổ chức Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân (ICAN), vốn đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy LHQ thông qua TPNW và được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017, cũng thông báo Honduras trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn TPNW, kích hoạt hiệp ước có hiệu lực và tạo nên "lịch sử".
Video đang HOT
Thế giới vẫn đối mặt nguy cơ hủy diệt từ vũ khí hạt nhân
TPNW được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 7/7/2017 với sự ủng hộ của 122 quốc gia thành viên.
Theo hiệp ước, tất cả các quốc gia đã phê chuẩn "không được phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, hoặc mua, sở hữu hay tích lũy vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác dưới bất cứ hoàn cảnh nào". Hiệp ước cũng cấm mọi hoạt động chuyển giao hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân.
Tính đến ngày 24/10, đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký kết hiệp ước. Theo quy định, TPNW sẽ chính thức có hiệu lực 90 ngày sau khi nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, toàn bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, đều là những cường quốc hạt nhân, không tham gia TPNW. Hãng tin AP mới đây cho biết Mỹ vẫn đang hối thúc các quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước này rút lại sự ủng hộ của họ.
Giám đốc ICAN Beatrice Fihn nhấn mạnh về những tiến triển hướng tới việc kiềm chế các vũ khí hạt nhân như là Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân và các cơ chế giảm thiểu vũ khí hạt nhân khác. Theo bà, "luôn thiếu một khuôn khổ pháp lý, một sự cấm đoán thực sự theo luật pháp quốc tế giống như cách mà chúng ta cấm các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác".
Giới chuyên gia đã đặt nghi vấn về khả năng hiệu quả của hiệp ước cấm hạt nhân này vì toàn bộ 5 cường quốc hạt nhân trong Hội đồng Bảo an đều không tham gia. Ngay cả Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới đã hứng chịu sự tàn phá của các vụ ném bom nguyên tử, đã quyết định không ký vào hiệp ước khi cân nhắc đến các mối quan hệ an ninh của mình với Mỹ.
Trong khi đó, đa số các quốc gia và khu vực đã phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đều là các nhà nước nhỏ ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Đại Dương.
Tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân USS Wyoming của Mỹ
Về phần mình, Mỹ không những không phê chuẩn hiệp ước này mà thậm chí còn lên tiếng kêu gọi các nước đã phê chuẩn từ bỏ nó.
Theo AP, trong bức thư Mỹ gửi đến những nước này, Washington cho biết 5 cường quốc hạt nhân đầu tiên là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp- cung với các đồng minh NATO của Mỹ đều nhất trí phản đối những "tác dụng ngược" của hiệp ước này.
Mỹ nói rằng hiệp ước này đang "đi ngược lại quy trình kiểm tra và giải giáp vũ khí hạt nhân và rất nguy hiểm" với Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân đã có tuổi đời một nửa thế kỷ và được coi là nền tảng của những nỗ lực không phổ biến hạt nhân trên toàn cầu.
Bức thư viết: "Mặc dù chúng tôi công nhận quyền chủ quyền của các bạn khi phê chuẩn hoặc tán thành TPNW, chúng tôi vẫn tin là các bạn đã phạm phải một sai lầm chiến lược và nên rút lại ngay sự phê chuẩn hoặc tán thành này của mình".
Sự vô cảm hay lắt léo của người Mỹ?
Giám đốc ICAN Beatrice Fihn đã bác bỏ lập luận của các cường quốc hạt nhân rằng hiệp ước này sẽ cản trở Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân, gọi đó là những lời "dối trá rõ rệt".
Bà nhấn mạnh: "Họ chẳng có cơ sở thực tế nào để biện minh cho điều đó. Hiệp ước Không phổ biến hat nhân là nhằm ngăn ngừa sự tràn lan của vũ khí hạt nhân và loại trừ vũ khí hạt nhân, và hiệp ước này thực thi những điều đó. Không lý nào Hiệp ước Không phổ biến hat nhân lại bị suy yếu bởi việc cấm vũ khí hạt nhân. Đó là mục đích cuối cùng của Hiệp ước Không phổ biến".
Theo bà, việc chính quyền Tổng thống Trump gây sức ép lên các quốc gia để họ phải rút khỏi một hiệp ước được LHQ ủng hộ là một hành động chưa từng thấy trong các mối quan hệ quốc tế.
Một chứng tích vụ ném bom hạt nhân ngày 6/8/1945 do Mỹ gây ra tại Hiroshima, Nhật Bản
Cách đây 75 năm, vào ngày 6/8/1945, Mỹ đã thực hiện một vụ tấn công bất ngờ bằng bom nguyên tử nhằm vào Hiroshima.
Ba ngày sau, trong khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản đang tranh luận về việc đầu hàng và quân Liên Xô bắt đầu tham gia vào cuộc chiến tranh chống Nhật, quả bom nguyên tử thứ hai đã phá hủy Nagasaki.
Cuối năm đó, ít nhất 225.00 người, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, đã chết vì chính vụ nổ, các đám lửa lớn, bụi phóng xa, và bị nhiễm độc phóng xạ. Những người còn sống sót - được gọi là hibakusha - tiếp tục phải chịu đựng và sau đó qua đời vì những ảnh hưởng lâu dài của việc bị phơi nhiễm phóng xạ.
Tờ The Hill của Mỹ cho biết, nhiều thập kỷ chế tạo vũ khí hạt nhân với 2.056 vụ nổ thử nghiệm, trong đó có 528 vụ thử nghiệm ở ngoài khí quyển, đã để lại hàng đống chất độc và phóng xạ trên khắp nước Mỹ và trên toàn cầu.
Ước tính hiện vẫn còn khoảng 13.400 vũ khí hạt nhân, hơn 90% trong số đó là của Mỹ và Nga. Bảy quốc gia có vũ trang hạt nhân khác có kho vũ khí nhỏ hơn nhưng vẫn có khả năng gây ra thương vong lớn.
Nga cũng nằm trong số các cường quốc hạt nhân không tham gia TPNW
Một nghiên cứu giả định của các nhà nghiên cứu Đại học Princeton đã cho thấy cách một cuộc xung đột Mỹ-Nga thông thường có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh nhiệt hạch và ngay lập tức khiến hơn 91 triệu người bị thương vong. Những đám lửa, bụi phóng xạ, và những ảnh hưởng lâu dài khác có thể sẽ khiến số người chết tăng hơn nữa.
Trong bối cảnh như vậy, có không ít ý kiến bất bình khi Mỹ không chấp nhận đề nghị của Nga về việc gia hạn START Mới thêm 5 năm, hiệp ước giúp hạn chế mỗi nước không được triển khai quá 1.550 đầu đạn.
Thay vào đó, Washington lại đe dọa sẽ "chiến thắng" một cuộc chạy đua vũ trang mới. Mỹ cũng đã có kế hoạch kéo dài 30 năm trị giá 1,5 nghìn tỷ USD nhằm thay thế và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình.
Một quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương như Tuvalu, mới phê chuẩn TPNW hôm 12/10, ngày 20/10 đã cùng các nước lân cận nhấn mạnh về những hệ quả mà khu vực phải hứng chịu từ các vụ thử nghiệm hạt nhân của Anh, Pháp và Mỹ.
Mỏ uranium Mỹ xóa khỏi bản đồ trong Thế chiến II Mỏ uranium Shinkolobwe tại Congo cung cấp gần như toàn bộ nguyên liệu cho Dự án Manhattan, bao gồm hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản năm 1945. "Cái tên Shinkolobwe khiến tôi đau đớn và buồn bã", nhà sử học Susan Williams tại Viện Nghiên cứu Thịnh vượng chung ở Anh cho hay. Có lẽ ít người biết Shinkolobwe là...