Nhật Bản không phát hiện phóng xạ sau vụ thử của Triều Tiên
Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản thông báo không phát hiện thấy chất phóng xạ trong các mẫu bụi mà không quân Nhật Bản thu thập chiều 6/1 trong không phận nước này.
Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản thông báo không phát hiện thấy chất phóng xạ trong các mẫu bụi mà không quân Nhật Bản thu thập chiều 6/1 ở độ cao 3-10 km trong không phận nước này.
Nhật Bản cũng không phát hiện mức độ phóng xạ bất thường tại khoảng 300 trạm quan sát trên khắp cả nước trong thời gian từ chiều 6/1 đến sáng 7/1.
Cho tới thời điểm này, giới phân tích nghiêng về khả năng những chấn động thu được trong sáng 6/1 là một vụ thử hạt nhân tương tự những vụ mà Triều Tiên đã thực hiện trước đây.
Tuy nhiên, các nước vẫn chưa loại trừ khả năng Triều Tiên đã tiến hành thành công vụ thử bom nhiệt hạch vì các hình ảnh vệ tinh trước đó cho thấy Triều Tiên có xây dựng một cơ sở mới tại khu tổ hợp hạt nhân lớn nhất của Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Giới phân tích cũng đánh giá động thái của Bình Nhưỡng đã dập tắt các nỗ lực nhằm nối lại tiến trình đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên./.
Người dân Nhật Bản theo dõi thông tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên qua báo chí. (Nguồn: japantimes.co.jp)
TheoVietnam
Nga triển khai lô chiến đấu cơ đánh chặn "khủng"
Sau khi được đại tu đầy đủ, một lô chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 MiG-29 sẽ được triển khai tới căn cứ không quân của Nga ở Erebuni để bảo vệ vùng không phận Armenia.
Theo văn phòng báo chí của Quân khu miền Nam, một phi đội chiến đấu cơ đa dụng MiG-29 sẽ được triển khai tới căn cứ không quân Nga tại Erebuni ở Armenia vào nửa cuối năm 2016.
"Vào nửa cuối năm 2016, một đơn vị chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 MiG-29 mới cùng với một trực thăng vận tải Mi-8 sẽ được triển khai tới căn cứ Erebuni ở Armenia", văn phòng báo chí trên cho biết thêm.
Được biết, công tác chuẩn bị tiếp nhận lô chiến đấu cơ mới này đã được khởi động tại căn cứ trên ngày sau dịp lễ Năm mới, trong đó có việc xây các kho chứa chiến đấu cơ mới.
Chiến đấu cơ MiG-29 đã từng được sử dụng để bảo vệ không phận của Armenia theo hệ thống phòng không chung của Cộng đồng Các Quốc gia Độc Lập. Nga lần đầu tiên đưa chiến đấu cơ MiG-29 tới căn cứ Erebuni là vào tháng 11/1998. Đến tháng 7/2001, một đơn vị không quân đã được thành lập từ phi đội chiến đấu cơ MiG-29 triển khai tới căn cứ trên.
Được đánh giá là dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ, thế hệ thứ 4, MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 2.200km/giờ, tầm hoạt động 2.000km, nhưng khi được tiếp dầu trên không tầm hoạt động của máy bay có thể lên đến 6.000km. MiG-29 có thể sử dụng được 10 loại tên lửa, 4 loại bom, cùng nhiều thiết bị gây nhiễu...
Tuy được thiết kế với định hướng chủ yếu là đánh chặn nhưng MiG-29 cũng có khả năng tấn công mặt đất khá mạnh. Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 giá treo vũ khí 2 bên cánh, cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ.
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga triển khai tiêm kích MiG-29 đến trấn thủ tại Armenia Sau khi được sửa chữa, các máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga sẽ được triển khai đến căn cứ quân sự Erebuni để bảo vệ không phận của Armenia. Vào hôm 5-1, Văn phòng báo chí của quân khu phía Nam (Nga) cho biết, một nhóm các máy bay MiG-29 của Nga sẽ đến với căn cứ không quân Erebuni tại Armenia...