Nhật Bản không muốn gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á
Nhật Bản vẫn đang cân nhắc có nên tham gia vào Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu á (AIIB) hay không.
Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, trong cuộc điện đàm với Thủ tưởng Đức Merkel vào đầu tháng 4/2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nêu lập trường của mình và yêu cầu giải thích rõ hơn về mục đích của Ngân hàng Đầu tư phát triển hạ tầng châu Á. Bà Markel cho rằng, Nhật Bản nên tham gia vào Ngân hàng này với tư cách là thành viên G7, giống như các nước Châu Âu.
Trong khi đó, Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ tính minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng, phương thức cho vay cụ thể đối với hoạt động cho vay. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã trao đổi ý kiến với lãnh đạo các nước, đặc biệt là sẽ thảo luận sâu với Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm Mỹ vào ngày 28/4 và các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị cấp cao G7 dự định sẽ diễn ra tại Đức vào thượng tuần tháng 6/2015. Trong trường hợp tham gia, Nhật Bản sẽ phải chi khoảng 360 tỷ Yên (tương đương với 3 tỷ USD) cho quĩ ban đầu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã trao đổi ý kiến với lãnh đạo các nước về vấn đề này. Ảnh (AP) Cuối tháng 3/2015, với tư cách sẽ là thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu á , các nước Anh, Đức, Nga, Brazil, Hàn Quốc đã đồng ý tham gia. Tuy nhiên, Nhật Bản và Mỹ lại đang nghi ngờ tính minh bạch của Ngân hàng này.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết nước này sẽ không tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu với tư cách thành viên sáng lập.
Video đang HOT
Ông Aso cho hay, Nhật Bản vẫn rất thận trọng khi cân nhắc việc gia nhập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á. Mặc dù hạn chót do Trung Quốc đặt ra cho các nước muốn trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á là ngày 31/3./.
P.V
Theo_VOV
Nga chính thức gia nhập ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng
Nga sẽ chính thức là một trong 52 thành viên đồng sáng lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB), trong khi Canada đang "cân nhắc" gia nhập bất chấp phản ứng từ Mỹ.
AIIB đang thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều nước - Ảnh: Reuters
Nga là một trong những nước đầu tiên được công nhận chính thức là thành viên sáng lập AIIB. Điều này có nghĩa các công ty Nga giờ đây đã có thể tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như thu hút đầu tư nước ngoài, Russia Today cho biết ngày 14.4.
Sau khi tạm chốt các yêu cầu gia nhập AIIB hôm 31.3, Trung Quốc sẽ công bố danh sách thành viên sáng lập chính thức trong hôm nay 15.4.
Nhóm đồng sáng lập như Nga sẽ có quyền tham gia đóng góp xây dựng các quy tắc hướng dẫn hoạt động của AIIB. Trong khi đó nếu tham gia dưới tư cách thành viên quan sát, các nước sẽ chịu một vài giới hạn về tiếng nói trong ngân hàng này.
"Nga là một quốc gia gắn liền với mục tiêu hoạt động của ngân hàng, qua đó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư. Đồng thời cũng thu hút vốn đầu tư từ ngân hàng vì lợi ích của việc cải thiện cơ sở hạ tầng vùng Siberia và Viễn Đông (Nga)...", RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr Lukashevich.
AIIB hoạt động tương tự các ngân hàng do Mỹ dẫn đầu như World Bank (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Việc AIIB, do Trung Quốc khởi xướng, thu hút nhiều nước tham gia trong đó có các đồng minh của Mỹ được xem là cách Bắc Kinh chứng tỏ quyền lực mềm trên trường quốc tế.
Russia Today cho biết Mỹ và Nhật Bản đã quyết định không gia nhập AIIB dẫu trước đó xuất hiện nhiều thông tin nói hai nước này cũng cân nhắc "ngồi chung thuyền" với Trung Quốc.
Cũng trong hôm 14.4, Canada đang cân nhắc việc gia nhập AIIB, một động thái có thể khiến Mỹ tiếp tục không hài lòng.
Theo đó Reuters dẫn tin từ một quan chức tài chính cao cấp của Canada tiết lộ lập trường của Ottawa với các phóng viên, ngay trước cuộc họp nhóm các nền kinh tế lớn G20 tổ chức ở Washington, Mỹ.
Quan chức này cho biết "rất ngạc nhiên" về việc nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Ý muốn gia nhập AIIB. Canada đang xem xét khả năng quản trị, các điều khoản của ngân hàng này và sẽ quyết định khi thấy nó thực sự cần thiết cho Ottawa.
Trong nhóm 7 cường quốc công nghiệp thế giới (G7), chỉ Mỹ, Nhật và Canada chưa gia nhập AIIB, theo Reuters.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nhật Bản, Bolivia tăng cường quan hệ kinh tế Ngày 13/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc tiếp đón Phó Tổng thống Bolivia Alvaro Garcia Linera tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Trong buổi làm việc tại Văn phòng Thủ tướng, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư. Theo thỏa...