Nhật Bản không muốn chi trả cho tham vọng của Mỹ?
Tuần này, có thông tin Nhật Bản muốn hủy các thỏa thuận với Ukraine về Nghị định thư Kyoto và yêu cầu hoàn lại khoản tiền đã chuyển cho Kiev trong khuôn khổ thỏa thuận.
Thông tin này trở thành một cú giáng bất ngờ vào lòng tự ái chính trị của chính quyền mới ở Kiev, đồng thời đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng tới ngân sách của Ukraine. Hiện ngân khố của Ukraine đang ở trong tình trạng vô cùng thảm hại. Phương Tây mới chỉ hứa hẹn với Kiev về những khoản tín dụng có bảo lãnh và những hứa hẹn đó vẫn rất mơ hồ. Trong khi đó, hợp đồng được Tokyo nhắc tới không đúng lúc có giá trị khá lớn: 800 triệu USD.
Cảnh sát lập rào chắn ngăn người biểu tình ở Ukraine. Ảnh: CNN
Theo các chuyên gia, việc đòi trả lại tiền chứng tỏ Tokyo thiếu tin tưởng vào chính quyền Kiev hiện nay. Giáo sư Dmitry Streltsov của Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) nhận định: “Chính phủ Nhật Bản có thái độ thận trọng với chính quyền Kiev hiện tại và không coi họ như đối tác đủ nghiêm túc, ít ra là đến khi một chính phủ có giá trị toàn diện được thành lập. Theo tôi, những đòi hỏi này nhằm hướng quan chức Kiev hành động có trách nhiệm trước tất cả cam kết mà các chính phủ trước đó đã thực hiện, có nghĩa đảm nhiệm vai trò người kế nhiệm chính quyền hợp pháp. Thực tế khoản tiền được Nhật Bản phân bổ để giảm lượng khí thải CO2 của các doanh nghiệp Ukraine đã biến mất”.
Khả năng Nhật Bản muốn chính phủ mới ở Ukraine nhận thức họ không thể dùng lời hùng biện cách mạng để thoái thác những sai lầm của chính quyền tiền nhiệm. Đáng chú ý là gần đây, Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cho biết Nhật Bản sẵn sàng tham gia thảo luận về hỗ trợ tài chính cho Ukraine trong khuôn khổ G-20, mặc dù chưa có quyết định gì cụ thể liên quan vấn đề này.
Các nhà phân tích chính trị cho rằng, ngoài cảnh báo chính quyền Ukraine hiện nay, đây cũng là một tín hiệu gián tiếp tới Nga và Mỹ. Chuyên gia Nga về Nhật Bản, ông Victor Pavlyatenko lưu ý rằng, quan điểm về thỏa thuận với Ukraine theo Nghị định thư Kyoto có khả năng liên quan những lợi ích của Nhật Bản ở Liên bang Nga.
“Có thể giải thích là Nhật Bản lên tiếng do thực tế Tokyo muốn chứng tỏ với Moskva quan điểm trước tình hình Ukraine, tránh để mất những ưu điểm đã tích lũy trong quan hệ kể từ khi Thủ tướng Nhật Abe lên nắm quyền. Một bầu không khí thuận lợi giữa Nga và Nhật Bản bắt đầu hình thành trong giai đoạn này, và như Tokyo xác định, những điều kiện tiên quyết đang xuất hiện cho vấn đề chính đối với họ là lãnh thổ”, ông Victor Pavlyatenko nói.
Video đang HOT
Như vậy, Moskva có thể hy vọng tiếp tục đối thoại và hợp tác với Tokyo.
Trong con mắt người Mỹ, động thái của Nhật Bản có thể là điều khá bất ngờ, khi Tokyo và Washington vốn có một liên minh chính trị truyền thống. Xu hướng hành động của Nhật Bản hôm nay là độc lập hơn trên trường quốc tế, Giáo sư Dmitry cho biết và nói thêm: “Chính sách cũ phân công trách nhiệm giữa Mỹ và Nhật Bản mất đi tính phù hợp, khi Tokyo vào vai nhà tài trợ bằng cách cung cấp gói viện trợ kinh tế cho các quốc gia mà Mỹ định hướng tham vọng chính trị lớn”.
Có lẽ rằng Nhật Bản không còn muốn chi trả vô điều kiện cho những tham vọng địa chính trị của Mỹ. Người Nhật cũng sở hữu lợi ích quốc gia của họ trên trường quốc tế.
Theo CT
Baotintuc.vn/VOR
Chủ tịch Quốc hội hội kiến Giáo hoàng Francis I
Chiều 22/3, tại Tòa thánh Vatican, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi hội kiến Giáo hoàng Francis I và Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng gặp Giáo hoàng Francis I tại Tòa thánh Vatican; tin tưởng rằng với lòng quảng đại, bác ái và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Giáo hoàng, Tòa thánh Vatican tiếp tục quan tâm đến sự ổn định, hòa bình và đời sống tinh thần của giáo dân trên toàn thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của người dân; đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ với Tòa thánh Vatican. Thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã có bước tiến triển tích cực trên tinh thần đối thoại thiện chí, xây dựng, tôn trọng các nguyên tắc trong quan hệ hai bên.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Giáo hoàng Francis I. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh ngày càng được tăng cường, thể hiện qua việc tiếp xúc hàng năm của các lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Giáo hoàng và các chức sắc của Tòa thánh, kết quả tích cực của những cuộc họp Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican, cũng như việc Tòa thánh cử Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn, với uy tín, vị thế của mình, Giáo hoàng tiếp tục quan tâm, huấn dụ chỉ dẫn Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục thực hiện đường hướng "Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc," "người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt," phát huy những mặt tích cực của Giáo hội Công giáo, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước Việt Nam.
Nhân dịp thăm Tòa thánh Vatican, chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hội kiến Thủ tướng Vatican, Hồng y Pietro Parolin.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng Ngài Thủ tướng mới được Giáo hoàng Francis I phong tước Hồng y; đánh giá cao vai trò quan trọng của Ngài Thủ tướng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Vatican.
Thông báo với Hồng y Pietro Parolin về kết quả hội kiến với Giáo hoàng Francis I, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam coi trọng và sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Tòa thánh trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, góp phần tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng, với hiểu biết về Việt Nam và với cương vị đầy trọng trách đứng đầu Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, Ngài Thủ tướng sẽ tiếp tục quan tâm và có những huấn dụ chỉ dẫn Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục thực hiện đường hướng "Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc."
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp Tổng Bí thư Đảng những người cộng sản Italy, Cesare Procaccini.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng Tổng Bí thư Cesare Procaccini và các lãnh đạo cấp cao của Đảng những người cộng sản Italy được bầu tại đại hội lần thứ 7 tháng 7/2103.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảm ơn tình đoàn kết và ủng hộ quý báu mà những người cộng sản, lực lượng cánh tả và nhân dân Italy dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Cũng nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc Tổng Bí thư Cesare Procaccini tiếp tục vượt qua khó khăn, lãnh đạo Đảng những người cộng sản Italy ngày càng được củng cố vững chắc, qua đó khẳng định vai trò của Đảng nhằm đoàn kết, thống nhất trong cuộc đấu tranh chung của nhân loại, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển.
Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Cesare Procaccini khẳng định, Đảng những người cộng sản Italy luôn mong muốn duy trì và phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với Đảng Cộng sản Việt Nam, và sẽ làm hết sức mình để mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước ngày càng bền chặt.
Tổng Bí thư Đảng những người cộng sản Italy Cesare Procaccini đồng thời bày tỏ mong muốn được trao đổi, học tập nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đêm 22/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời thủ đô Roma về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Italy.
Theo TTXVN/Vietnam
Phe nổi dậy Syria trút giận lên Trung Quốc? Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Damascus sáng qua đã bị tấn công bằng đạn súng cối. Một quan chức nước này cho rằng, vụ việc có thể do vô tình nhưng không loại trừ khả năng đây là hành động trút giận của phe nổi dậy Syria sau khi lực lượng này lại một lần nữa "vỡ mộng" trước Liên...