Nhật Bản kéo dài vô thời hạn lệnh đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực phóng một vệ tinh quân sự “càng sớm càng tốt” gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Người dân Hàn Quốc theo dõi thông tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 31/5. Ảnh: AFP
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 12/6 đã ra thông báo về việc kéo dài vô thời hạn lệnh giám sát và phá hủy bất kỳ tên lửa, tên lửa đạn đạo hoặc mảnh vỡ nào có thể gây ra mối đe dọa cho lãnh thổ nước này sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực tiến hành một vụ phóng vệ tinh quân sự mới.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh: “Liên quan đến lệnh về việc áp dụng các biện pháp phá hủy tên lửa đạn đạo, được ban hành vào ngày 29/5/2023, chúng tôi sẽ tạm thời gia hạn thêm thời gian sau ngày 11/6/2023″.
Tokyo đã ban hành lệnh bắn hạ tên lửa của Triều Tiên lần đầu vào cuối tháng 5 sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản về ý định phóng một vệ tinh quân sự lên quỹ đạo. Quân đội Nhật Bản tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất đến các đảo phía tây nam, trong khi các tàu khu trục lớp Aegis của Nhật Bản có trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 cũng được gửi đến tuần tra ở vùng Biển Hoa Đông.
Hôm 31/5, Triều Tiên xác nhận một tên lửa mang vệ tinh quân sự Malligyong-1 của nước này đã rơi xuống biển Hoàng Hải sau khi động cơ gặp “trục trặc”.
Video đang HOT
Sau vụ phóng bất thành này, bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khẳng định “chắc chắn vệ tinh trinh sát quân sự của CHDCND Triều Tiên sẽ được đưa chính xác vào quỹ đạo không gian trong tương lai gần và bắt đầu sứ mệnh của mình”.
Hàn Quốc cũng gia tăng cảnh báo trước khả năng diễn ra một một vụ phóng thứ hai có thể xảy ra. Một quan chức cấp cao tại Seoul nhấn mạnh: “Mặc dù thời gian thông báo đã kết thúc, Triều Tiên có thể phóng tên lửa đạn đạo tầm xa bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước”. Sau vụ phóng thất bại, quân đội Hàn Quốc được cho là đã xác định vị trí và trục vớt một số mảnh vỡ, đồng thời công bố hình ảnh cho thấy một bộ phận dường như là thùng nhiên liệu lỏng.
Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cấm Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cho bất kỳ mục đích nào, kể cả phóng vệ tinh. Trong một cuộc họp của HĐBA LHQ hồi đầu tháng này, Mỹ đã kêu gọi các thành viên khác tham gia lên án “hành vi bất hợp pháp” của Triều Tiên. Washington cũng kêu gọi HĐBA LHQ đảm bảo rằng Triều Tiên không thực hiện thêm nỗ lực phóng vệ tinh lên quỹ đạo.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã từ chối tuyên bố này, cho rằng có những lo ngại an ninh chính đáng đằng sau hành động của Bình Nhưỡng.
Nhật, Hàn hành động đối phó máy bay quân sự Nga, Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói rằng tổng cộng 4 máy bay ném bom của Trung Quốc và Nga đã thực hiện chuyến bay chung trên vùng biển gần Nhật trong ngày 6.6.
Kyodo News hôm nay 7.6 dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật cho hay hai chiếc máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã cùng với hai chiếc máy bay ném bom Tu-95 của Nga ở trên vùng biển nằm giữa Nhật và bán đảo Triều Tiên và cùng nhau bay đến biển Hoa Đông.
Ảnh chụp ngày 6.6 cho thấy máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc trong chuyến bay chung với máy bay quân sự Nga. Ảnh Chụp màn hình Kyodo News
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nhật, các máy bay ném bom của Trung Quốc và Nga đã tham gia cùng với hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc trên vùng biển nói trên.
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết thêm Lực lượng Phòng vệ trên không của nước này đã điều động máy bay chiến đấu để đối phó 4 máy bay ném bom của Trung Quốc và Nga.
Dù không phận của Nhật không bị xâm phạm, Bộ Quốc phòng Nhật đã chuyển những quan ngại sâu sắc của mình tới Trung Quốc và Nga thông qua các kênh ngoại giao, coi động thái này là một hành động phô trương vũ lực rõ ràng.
Ảnh chụp ngày 6.6 cho thấy máy bay ném bom Tu-95 của Nga trong chuyến bay chung với máy bay quân sự Trung Quốc. Ảnh Chụp màn hình Kyodo News
Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc ngày 6.6 khẳng định 4 máy bay quân sự của Trung Quốc và 4 máy bay của Nga cùng ngày đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc (KADIZ) mà không được thông báo trước, buộc Không quân Hàn Quốc điều máy bay chiến đấu để đối phó, theo Hãng tin Yonhap.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc và Nga đối với các tuyên bố của Nhật và Hàn Quốc.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo nước này đã tiến hành một cuộc tuần tra chung trên không với Nga vào ngày 6.6 trên biển Hoa Đông và vùng biển nằm giữa Nhật và bán đảo Triều Tiên, theo Reuters. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng cuộc tuần tra mới nằm trong kế hoạch hợp tác thường niên của quân đội hai nước.
Đây là cuộc tuần tra chung lần thứ 6 giữa quân đội Nga và Trung Quốc ở khu vực kể từ năm 2019. Trong cuộc tuần tra vào tháng 5.2022, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga đã đến gần không phận của Nhật khi Tokyo tổ chức hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Úc, khiến Nhật báo động, dù Trung Quốc khẳng định các chuyến bay không nhắm vào bên thứ ba, theo Reuters.
Nóng trong tuần: Leo thang mới trong xung đột Nga-Ukraine; tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng lên' Tuần qua, thế giới nổi nên nhiều sự kiện đáng chú ý, đặc biệt là việc Nga, Ukraine sử dụng UAV tấn công vào sâu trong lãnh thổ của nhau, việc Triều Tiên phóng vệ tinh quân sự. Ngoài ra, Đối thoại Shangri-La 2023 và thảm họa đường sắt tại Ấn Độ cũng là những vấn đề được dư luận quan tâm. Một...