Nhật Bản hợp tác với ASEAN, ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông
Đây là tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước Quốc hội Nhật Bản hôm nay (28/5).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: AP)
Trước Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Abe một lần nữa bày tỏ quan ngại về những hành động mang tính khiêu khích gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh, Tokyo sẽ có những hành động trước những bước đi phi pháp của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: “Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông thông qua việc sử dụng vũ lực. Chúng tôi sẽ làm việc với các nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để khẳng định rằng các quy định của pháp luật cần phải được tôn trọng”.
Thủ tướng Nhật Bản Abe dự kiến sẽ tham dự tham dự Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương thường niên quan trọng diễn ra từ ngày 30/5 – 1/6. Thủ tướng Nhật Bản Abe dự kiến sẽ là nguyên thủ nước ngoài thứ 6 có bài phát biểu trước lễ khai mạc với tư cách là diễn giả chính tại Shangri-La.
Trước đó, vào ngày 27/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại của Tokyo trước việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam, khẳng định hành động của Trung Quốc là rất đáng báo động.
Video đang HOT
Theo VTV
Xét xử 'đại án' bầu Kiên và đồng phạm: Đề nghị khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm
Hồ sơ vụ án cho thấy: NH ACB đã thực hiện ủy thác từ năm 2005 và có thể hiểu, quan điểm của NHNN đã cho phép NH ACB được phép ủy thác.
Luật sư Hoàng Đôn Hùng đề nghị Tòa khởi tố vụ án 'Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại NHNN
Trong ngày xét xử thứ 8 (ngày 28/5), luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã đề nghị Tòa tuyên bầu Kiên vô tội đồng thời đề nghị Tòa xem xét khởi tố vụ án "Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Luật sư đề nghị khởi tố vụ án "Thiếu trách nhiệm..."
Bào chữa cho bầu Kiên về hành vi "Kinh doanh trái phép", luật sư Hoàng Đôn Hùng đã xuất trình nhiều văn bản là các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một số doanh nghiệp (DN) lớn có đầu tư góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu vào các DN khác. Theo luật sư Hùng, các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này không thể hiện nội dung các DN này có hoạt động góp vốn nhưng thực tế có hoạt động góp vốn bán cổ phần.
Bào chữa về hành vi "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", luật sư Hùng cho biết: Việc uỷ thác gửi tiền của Ngân hàng ACB không vi phạm Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Trên thực tế, chưa có văn bản của NHNN hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng. Không thể tư duy khi chưa có văn bản hướng dẫn là phạm luật được.
Cũng theo luật sư Hùng, đại diện NHNN cho rằng NH ACB không được ủy thác khi chưa có hướng dẫn. Nhưng, quan điểm này lại mâu thuẫn với chính văn bản (Công văn 350) của NHNN khi đồng ý cho NH ACB ủy thác. Hồ sơ vụ án cho thấy: NH ACB đã thực hiện ủy thác từ năm 2005 và có thể hiểu, quan điểm của NHNN đã cho phép NH ACB được phép ủy thác.
Nói về chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu tại ACB, luật sư Hùng cho rằng: Quyết định của Thường trực HĐQT NH ACB là một quyết định bình thường, không nêu về chủ trương mua cổ phiếu của ACB. Mối quan hệ hợp tác giữa ACBS và ACI, ACI-HN phù hợp với pháp luật, ACBS không thực sự mua cổ phiếu của NH ACB. Cơ quan kiểm toán PwC cũng cho rằng: Không có dấu hiệu bất hợp pháp trong các hợp đồng hợp tác này.
Về khoản tiền hơn 718 tỉ đồng của NH ACB bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, luật sư Hùng cho rằng: Do Vietinbank có nhiều vi phạm để Huyền Như chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB. Số tiền do các cá nhân gửi tại Vietinbank chứ không phải Huyền Như chiếm đoạt của NH ACB. Sai phạm của Vietinbank là nguyên nhân trực tiếp để Huyền Như phạm tội. "Đúng ra, phải đợi vụ án Huyền Như xét xử phúc thẩm thì mới xử được Nguyễn Đức Kiên, bởi còn liên quan đến những quy kết trách nhiệm của các NH trong vụ việc" - luật sư Hùng trình bày.
Cũng trong phần tranh luận, luật sư Hùng cho biết: Việc cơ quan tố tụng xác định vụ án này là "đại án tham nhũng" là không đúng bản chất vụ việc. Trong vụ án không hề có hành vi tham nhũng. Bởi tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân. Trong vụ án này, bầu Kiên và các đồng phạm không hề trục lợi cá nhân.
Luật sư Hùng nhận định: Từ khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, NHNN chưa có ý định ban hành hướng dẫn. Với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các NH, NHNN đã chậm ban hành hướng dẫn luật dẫn đến việc Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm bị truy tố về hành vi "Cố ý làm trái...". Từ những căn cứ nêu trên, luật sư kiến nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại NHNN. Mặt khác, luật sư Hùng cũng cho rằng: Kiên không phạm tội nên kiến nghị Tòa xem xét tuyên Kiên không phạm tội.
Các cựu lãnh đạo NH ACB không "Cố ý làm trái.."?
Trong phần bào chữa của mình, các luật sư khác cũng cho rằng các cựu lãnh đạo cao cấp của NH ACB không phạm tội. Luật sư Nguyễn Đình Hưng (bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải) cho rằng: Cuộc họp thường trực HĐQT ngày 22/3/2010 ra Nghị quyết về việc ủy thác tiền gửi thì Luật Các tổ chức tín dụng 2010 còn chưa có. Do vậy là sao quy kết các bị cáo vi phạm Điều 106 của Luật Các tổ chức tín dụng?
Đối với hành vi đầu tư cổ phiếu NH ACB của Lý Xuân Hải, luật sư Lưu Văn Tám nêu quan điểm: Tại NH ACB, ông Trần Xuân Giá (Chủ tịch HĐQT) có quy định tất cả chủ trương của HĐQT thông qua đều phải bằng văn bản. Tại văn bản họp HĐQT không hề có văn bản nào nói về chủ trương mua cổ phiếu của ACB. Đối với hành vi mua cổ phiếu của ACB thông qua Công ty Chứng khoán ACBS, bị cáo Hải không biết và khi biết sự việc này Lý Xuân Hải đã rất tức giận. Cho nên xét hành vi thực hiện chủ trương mua cổ phiếu, Hải hoàn toàn không hay biết.
Bào chữa cho bị cáo Trịnh Kim Quang, luật sư Nguyễn Minh Tâm cho rằng: Việc định tội bị cáo Quang của VKS là không có căn cứ. NHNN không quy định cụ thể với hoạt động uỷ thác. Theo luật sư, để xác định hành vi của thường trực HĐQT có vi phạm hay không thì phải chứng minh hậu quả thiệt hại của ACB. Theo luật sư Tâm, với số tiền 718 tỷ đồng, NH ACB đã gửi tiền hợp pháp vào Vietinbank. Việc mất tiền là do Huyền Như lừa nhân viên, lãnh đạo của mình. Tiền Huyền Như chiếm đoạt là từ túi Vietinbank chứ không phải từ túi NH ACB. Nếu quy kết bị cáo Quang tội "Cố ý làm trái" thì phải theo điều khoản nào trong luật, bị cáo có gây hậu quả thiệt hại không?... Nếu không chứng minh được thì lấy đâu ra căn cứ để quy kết bị cáo làm trái?
Còn luật sư Kiều Vũ Thị Uyên (bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn) cho biết: Tuấn không có quyền hạn, hay quyết định gì. Việc Tuấn có được tham gia cuộc họp ngày 22/3/2010 thì đây cũng là cuộc họp định kỳ. Tại cuộc họp này, Tuấn không có ý kiến, tác động gì đến việc uỷ thác. Điều này đã được NH ACB xác nhận bằng công văn, ông Trần Xuân Giá cũng đã xác nhận bằng văn bản với luật sư về trường hợp của Tuấn. Bị cáo Tuấn không được phân công việc uỷ thác gửi tiền nên không có quyền hạn ngăn cản việc uỷ thác. Trong trường hợp Tuấn đồng tình với việc uỷ thác cũng là uỷ thác đúng luật chứ không trái luật.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ cũng dẫn chứng một số tài liệu để nêu quan điểm Kỳ vô tội.
Ngày 29/5, phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm tiếp tục làm việc.
Theo Xahoi
TRỰC TIẾP ngày thứ 9 xét xử bầu Kiên: Luật sư: 'Không có cơ sở quy kết bị cáo Cang là đồng phạm' Hôm nay (29/5) phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm bước sang ngày thứ 9, tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư. Bị cáo Phạm Trung Cang 10h15: Theo luật sư Đức, việc Huyền Như nhận tiền là đưa về cho Vietinbank. Tiền gửi chỉ mất khi rút khỏi Vietinbank. Tại Công văn số 2642 của Vietinbank...