Nhật Bản hơn 800 lần điều tiêm kích chặn máy bay Trung Quốc
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, Nhật Bản đã 810 lần điều các chiến đấu cơ ngăn máy bay lạ tiến vào không phận quốc gia. Trong đó, hơn một nửa số lần, Nhật Bản điều tiêm kích nhằm vào các máy bay của Trung Quốc.
Hãng tin AFP dẫn nguồn dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay số lần Tokyo điều động chiến đấu cơ ngăn máy bay lạ trong 3 tháng đầu năm nay đã vượt xa so với 12 tháng qua và nhiều nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh.
Theo đó, phần lớn các tiêm kích của Nhật Bản làm nhiệm vụ chặn đường tiến của máy bay Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ Nhật Bản cũng đã 9 lần được điều động để ngăn chặn máy bay từ Triều Tiên.
Thậm chí, tổng số lần điều động máy bay của Nhật Bản đã đạt con số cao kỷ lục kể từ năm 1989 – thời điểm Tokyo đã 812 lần cử chiến đấu cơ ngăn máy bay lạ mà chủ yếu là máy bay của Liên Xô cũ.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễu hành trước chiến đấu cơ F-15 J/DJ
Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã 415 lần cử chiến đấu cơ ngăn chặn máy bay Trung Quốc. Con số này vào năm 2012 là 306 lần và 156 lần trong năm 2011. Số liệu này đã phản ánh phần nào mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh cuộc chiến giành chủ quyền quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Thậm chí, ngoài máy bay, lực lượng tàu thuyền của Trung Quốc cũng nhiều lần xuất hiện gần hải phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa 3/5 hòn đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9/2012. Động thái này đã đẩy mối quan hệ Tokyo – Bắc Kinh xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Video đang HOT
Trong khi đó, các chiến đấu cơ Nhật Bản cũng đã 248 lần được điều động ngăn chặn máy bay Nga trong 3 tháng đầu năm. Con số này trong toàn năm 2013 là 359 lần.
Theo Infonet
Sau Mỹ, tới lượt Seoul nắn gân Bắc Kinh
Bằng chứng là việc Hàn Quốc đã điều động máy bay và tàu chiến tới khu vực bãi đá tên Ieodo vừa được Trung Quốc "biên chế" vào vùng ADIZ...
Theo đó, vào ngày 2/12 vừa qua Hàn Quốc đã điều động tàu khu trục Aegis và số máy bay tuần tra P-3CK đến khu vực này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường xuyên của mình. Sự kiện này đồng thời cũng là một phép thử liều cao đối với việc Bắc Kinh tuyên bố thành lập ADIZ.
Vậy là sau Mỹ đến lượt Hàn Quốc có động thái cứng rắn với chiến lược "lấn biển" của Bắc Kinh.
Dù được đánh giá là có mối quan hệ hữu hảo tại khu vực Đông Bắc Á, nhưng xem ra không vì thế mà Seoul chịu nhún nhường, hành động này cũng thêm một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán trong vấn đề lãnh hải của Hàn Quốc.
Hiện Hàn Quốc đang tuyên bố có chủ quyền tại bãi đá ngầm Ieodo tuy nhiên Bắc Kinh cũng lên tiếng khẳng định khu vực này thuộc phạm vi lãnh hải của Trung Quốc, nhưng hiện nay Hàn Quốc đang được cho là có quyền cai quản bãi đá ngầm này khi họ đã cho xây dựng một trạm nghiên cứu biển trên đảo này.
Dải đá ngầm Ieodo còn Trung Quốc gọi là Suyan Rock, nằm cách phần gần nhất của lãnh thổ Hàn Quốc là 149 km (phía Tây Nam đảo Marado) và 247 km với phần gần nhất của Trung Quốc (đảo Yushundao).
Sự cứng rắn này của Hàn Quốc được xem là thuốc thử liều cao đối với chiến lược của Trung Quốc tại khu vực Đông Bắc Á, bởi nếu việc làm này được Bắc Kinh bỏ qua đồng nghĩa với việc Trung Quốc đuối lý, nhưng nếu vẫn giữ thái độ cứng rắn thì điều này sẽ trở thành cơ sở để Bắc Kinh đẩy Tokyo tiến gần hơn tới Seoul trong quan hệ đối ngoại với nước này.
Đối với việc làm này báo chí Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo Hàn Quốc cần thận trọng hơn đối với quyết định của mình, trong khi đó Seoul khẳng định Trung Quốc cần xem xét lại việc thiết lập khu vực ADIZ.
Cùng với đó hai công ty hàng không dân sự lớn nhất của Hàn Quốc mới đây cũng tuyên bố bất chấp lệnh nói trên của Trung Quốc.
Dù được xem là vẫn giữ thái độ hòa nhã với Trung Quốc và được coi là chiếc chìa khóa giải quyết vấn đề tại khu vực, nhưng xem ra nếu bị o ép quá thì Seoul cũng sẽ phải học theo sự cứng rắn của Tokyo trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Ảnh cận cảnh tàu khu trục của Hàn Quốc tuần tiễu tại khu vực bãi đá ngầm Ieodo bất chấp việc Trung Quốc thành lập vùng ADIZ, mặc dù Bắc Kinh thừa nhận biết hết mọi động thái này, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc theo dõi mà không dám mạnh tay.
Theo Báo Đất Việt
Ẩn ý điều B52 của Mỹ tới Hoa Đông Với việc điều động hai máy bay B52 tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Tổng thống Obama dường như gửi lời nhắc nhở rằng, Mỹ vẫn muốn hướng Đông chứ không chỉ là vũng lầy Trung Đông. Ảnh: Getty Images Sự thay đổi của ông Obama, được gọi là xoay trục, luôn bị đánh giá nặng về lý thuyết hơn thực tế. Nhưng khi...