Nhật Bản hỗ trợ tài chính các phòng khám để đẩy mạnh tiêm vaccine
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 25/5 cho biết chính phủ nước này sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho các phòng khám để họ có thể triển khai việc tiêm vaccine phòng COVID-19.
Người dân chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 24/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy chương trình tiêm chủng và Thủ tướng Suga Yoshihide cân nhắc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và các khu vực khác khi chỉ còn 2 tháng nữa sẽ diễn ra Olympic Tokyo.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Kato cho biết chính phủ sẽ tăng khoản thanh toán mỗi liều vaccine COVID-19 từ 2.070 yen (19 USD) lên 4.070 yen cho các phòng khám tiêm hơn 100 mũi/tuần trong vòng 4 tuần và lên tới 5.070 yen cho những cơ sở tiêm hơn 150 mũi. Các phòng khám và bệnh viện tiêm được hơn 50 mũi mỗi ngày sẽ nhận được 100.000 yen/ngày và được thanh toán thêm 1 khoản tiền nếu phải điều động bác sĩ và y tá đến các cơ sở y tế khác thiếu nhân viên.
Video đang HOT
Nhật Bản đã khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 2 vừa qua, bắt đầu từ các nhân viên y tế và sau đó mở rộng cho đối tượng trên 65 tuổi, song nỗ lực này đã bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu bác sĩ và y tá. Hiện mới chỉ có hơn 5% trong tổng số 126 triệu người dân nước này được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi chỉ khoảng 2% dân số đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Norihisa Tamura cho biết chính phủ đang cân nhắc gia hạn tình trạng khẩn cấp COVID-19, vốn dự kiến hết hạn vào ngày 31/5 tới, tại Tokyo, Osaka và 7 tỉnh, thành khác trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại nước này vẫn chưa giảm mạnh, khiến hệ thống y tế nước này đang bị kéo căng. Theo ông Tamura, về tổng thể, số ca nhiễm tại Nhật Bản đang có chiều hướng giảm song tại một số khu vực, tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp
Cũng trong ngày 25/5, chính quyền tỉnh Osaka đã đề nghị chính quyền trung ương gia hạn tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh tỷ lệ giường bệnh đang được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng vẫn ở mức trên 80%.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Seoul, từ ngày 27/5, người dân Hàn Quốc có thể tra cứu các cơ sở y tế còn dư vaccine phòng COVID-19 và đặt lịch tiêm phòng trên các ứng dụng điện thoại di động như Naver và Kakao.
Nhóm xúc tiến tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho biết đã phát triển tính năng kiểm tra lượng vaccine còn dư và đặt lịch tiêm chủng trên Naver và Kakao, bắt đầu thí điểm trong vòng 2 tuần từ ngày 27/5, sau đó triển khai chính thức từ ngày 9/6.
Khi tra cứu cơ sở y tế còn vaccine, người dân phải nhập danh tính mới có thể đặt lịch tiêm. Những người sinh sau ngày 1/1/1992 thuộc đối tượng không khuyến nghị tiêm vaccine của hãng AstraZeneca (Anh) thì không thể đặt lịch tiêm.
Nhật Bản không tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
Nhật Bản sẽ không tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc.
Phát biểu trong cuộc họp báo vừa diễn ra hôm nay (ngày 26/10), Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato cho biết, trong bối cảnh môi trường an ninh diễn biến ngày một phức tạp, chính phủ nước này mong muốn đạt được những tiến bộ thực tế và ổn định về giải giáp hạt nhân trong khi vẫn duy trì và tăng cường khả năng răn đe để đối phó với các mối đe dọa. Quan chức này cũng nhấn mạnh Nhật Bản chia sẻ mục tiêu của hiệp ước nhưng do tiếp cận vấn đề theo một cách khác nên Nhật Bản sẽ không trở thành một bên ký kết.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato. (Nguồn: Bloomberg).
Là quốc gia duy nhất phải hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân, Nhật Bản luôn tìm cách thể hiện mình là nước đi đầu trong các nỗ lực quốc tế nhằm giải trừ hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Việc từ chối tham gia hiệp ước này sẽ đi ngược với quan điểm chống vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, việc phải phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ là nguyên nhân ngăn cản chính quyền Tokyo thông qua lệnh cấm hoàn toàn đối với sản xuất, sử dụng và dự trữ vũ khí hạt nhân.
Những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945 tại Hiroshima, Nagasaki và các nhà hoạt động chống hạt nhân khác đã thúc giục chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide ký vào hiệp ước lịch sử mang nặng tính biểu tượng này. Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được 84 nước ký kết và sẽ có hiệu lực vào ngày 22/1/2021. Tuy nhiên, các cường quốc hạt nhân đều không tham gia hiệp ước này./.
Đan Mạch tiêm vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson cho những người tình nguyện Đan Mạch là quốc gia châu Âu đầu tiên tạm dừng sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) và Johnson & Johnson (Mỹ) do lo ngại về các phản ứng phụ nghiêm trọng. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN Tuy nhiên, trong thông báo ngày 20/5, giới chức...