Nhật Bản hỗ trợ cộng đồng người Việt phòng chống dịch
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh, thành ở Nhật Bản đã thiết lập các đường dây nóng đa ngôn ngữ để tư vấn miễn phí cho người nước ngoài hoặc du khách nước ngoài về dịch bệnh nguy hiểm này.
Người dân Tokyo đeo khẩu trang phòng ngừa dịch bệnh
Đáng chú ý, các tỉnh, thành có đông người Việt sinh sống hoặc có nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 như Okinawa, Fukuoka, Osaka, Aichi, Nagano hay Hokkaido đã có dịch vụ tư vấn bằng tiếng Việt.
Cùng với việc thiết lập đường dây nóng, Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả toàn bộ viện phí và chi phí điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, bao gồm cả người nước ngoài đang sống ở Nhật Bản hoặc du khách nước ngoài đến nước này.
Video đang HOT
Với sự hỗ trợ đó của các cơ quan chức năng Nhật Bản, đa số người Việt Nam hiện đang sinh sống, làm việc và học tập ở Nhật Bản đều rất an tâm, đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Hiện tại, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) khuyến khích những người có thân nhiệt từ 37,5 độ C trở lên liên tục trong vòng 4 ngày, cảm thấy mệt mỏi, phờ phạc hoặc thở gấp cần liên lạc với các trung tâm chăm sóc sức khỏe được chỉ định để chữa trị Covid-19 trên khắp đất nước. Sau đó, các trung tâm này sẽ hướng dẫn họ tới các cơ sở y tế phù hợp. Riêng đối với người cao tuổi và những người có các bệnh mãn tính như tiểu đường, họ cần phải liên lạc với các trung tâm chăm sóc sức khỏe nếu có các triệu chứng trên trong vòng 2 ngày bởi vì, đây được coi là những đối tượng dễ bị nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 nhất.
Theo thống kê của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản, đến cuối tháng 6-2019, tổng số người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản là 371.755 người. Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, số lượng thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản đã tăng mạnh lên gần 190.000 người, chiếm 51,67% trong tổng số người nước ngoài đang cư trú ở nước này với tư cách “thực tập sinh kỹ năng”.
Theo anninhthudo
TP.HCM tạm giữ 60.000 khẩu trang trong một ngày
Qua kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường của TP.HCM nhận thấy khẩu trang tại một công ty ở quận Bình Tân không có lớp giữa là vải lọc kháng khuẩn chất lượng cao như quy định.
Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM Nguyễn Văn Bách vừa có văn bản gửi Tổng cục Quản lý thị trường ngày 17/2 về việc tăng cường phối hợp phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp.
Theo đó, ngày 15/2, Đội Quản lý thị trường số 1 và số 16 đã phối hợp cơ quan công an kiểm tra một xưởng sản xuất khẩu trang y tế tại phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Công ty này đang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp, loại 50 cái/hộp căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam về khẩu trang y tế - khẩu trang y tế thông thường - khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, cơ quan chức năng nhận thấy khẩu trang tại đây chỉ có 2 lớp không dệt màu và 2 lớp vải không dệt màu trắng, không có lớp giữa là vải lọc kháng khuẩn chất lượng cao như quy định cũng như tiêu chuẩn do chính cơ sở này tự công bố.
Do đó, đội quản lý thị trường đã tạm giữ tang vật là 20.000 khẩu trang (400 hộp). Đồng thời, đội cũng thu giữ tại xưởng 10.000 khẩu trang 3D không hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ cùng 8 cuộn vải không dệt do Trung Quốc sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ.
Cùng ngày, Đội Quản lý thị tường số 1 còn kiểm tra thêm một kho trung chuyển - nhà xe vận chuyển trên quận 12 và phát hiện 30.000 khẩu trang kháng khuẩn không có hóa đơn chứng từ. Trên hộp có ghi khẩu trang kháng khuẩn, 4 lớp, siêu mềm mượt, mặt nạ lọc bụi 4 lớp cao cấp, lọc khuẩn - mùi, bụi với nơi sản xuất là một địa chỉ trên quận Tân Phú. Số hàng trên cũng đã bị tạm giữ toàn bộ.
Người dân tranh nhau mua khẩu trang tại quận 10. Ảnh: Chí Hùng.
Theo Cục Quản lý thị trường TP.HCM, từ ngày 31/1 đến 17/2, Cục đã xử lý hành chính 26 vụ với hơn 151 triệu đồng tiền phạt. Đồng thời, các đội quản lý thị trường đã tiêu hủy gần 6.000 khẩu trang y tế và tịch thu gần 20.000 khẩu trang các loại.
Trong thời gian trên, Cục cũng liên tục nhận được các tin báo qua đường dây nóng. Cụ thể, đơn vị này tiếp nhận 54 vụ qua đường dây nóng của Cục Quản lý thị trường TP.HCM và 103 vụ qua đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường. Trong đó, Cục đã thẩm tra, xác minh 145 vụ và đang kiểm tra 10 vụ.
Theo báo cáo của Cục về tình hình khẩu trang tại TP.HCM tính đến ngày 17/2, thị trường vẫn khan hiếm do doanh nghiệp sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu. Một số đối tượng lợi dụng tình hình này để sản xuất khẩu trang y tế kém chất lượng dưới nhiều hình thức như thu gom khẩu trang đã sử dụng để tái chế hay thay lớp lọc kháng khuẩn bằng giấy vệ sinh.
Lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý hành vi găm hàng, bán quá giá hoặc bán hàng kém chất lượng tại các cơ sở y tế trên thành phố.
Theo news.zing.vn
Giữa rừng 'tin vịt' về dịch corona, nên theo dõi các nguồn tin nào? Kênh thông tin của chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Tổ chức Y tế thế giới là những nguồn đáng tin cậy để theo dõi tình hình dịch cúm corona. Kênh thông tin của chính phủ: Tình hình bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra đang diễn biến phức tạp, các thông tin về dịch bệnh này...