Nhật Bản: Hiệu phó một trường Đại học biển thủ 1,6 tỷ đồng để nạp game mobile, mua đồ chơi mô hình
Trong thời gian tại vị, ông quản lý quỹ hỗ trợ giáo dục. Tuy nhiên, thay vì quản lý chặt chẽ số tiền do phụ huynh đóng góp để chi dùng ngoại khóa cho sinh viên, người đàn ông này đã liên tục bòn rút tiền vào việc riêng.
Khuấy đảo thế giới game qua màn hình điện thoại rất dễ gây nghiện, chưa kể cơ chế quay thưởng tỷ lệ thấp để có được những món đồ quý hiếm, tăng sức mạnh cho nhân vật dễ khiến người ta đổ tiền vào game mobile.
Và có vẻ như, game thủ Nhật Bản chi rất mạnh tay, khiến Xứ sở hoa Anh đào trở thành một trong những thị trường game mobile tiềm năng nhất thế giới.
Mới đây, một viên chức 40 tuổi ở Nhật Bản đã bị phát hiện biển thủ số tiền lớn từ công quỹ giáo dục trong hơn 3 năm liền để… nạp vào game mobile.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cụ thể, người đàn ông này giữ chức vụ hiệu phó tại Đại học Giáo dục Kyoto từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2018.
Trong thời gian tại vị, ông quản lý quỹ hỗ trợ giáo dục. Tuy nhiên, thay vì quản lý chặt chẽ số tiền do phụ huynh đóng góp để chi dùng ngoại khóa cho sinh viên, người đàn ông này đã liên tục bòn rút tiền vào việc riêng.
Thủ phạm được thuyên chuyển sang Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ vào tháng 4/2018 nhưng không thể đưa ra chứng từ sử dụng công quỹ cho người kế nhiệm. Vì vậy, ông ta đã bị điều tra.
Sau đó, vị hiệu phó thú nhận mình đã tham ô tổng cộng 7,7 triệu yên (khoảng 1,6 tỷ đồng) để tiêu xài vào game mobile, mua đồ chơi mô hình loại xịn. Lương tâm cắn rứt, ông đã hoàn trả toàn bộ số tiền mà mình đánh cắp.
Điều kỳ lạ chính là, Đại học Giáo dục Kyoto quyết định không tố cáo người đàn ông này. Đây quả là trường hợp hiếm có với những viên chức biển thủ công quỹ ở Nhật Bản. Đến thời điểm hiện tại, chưa rõ vị cựu hiệu phó có bị chuyển lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn không.
Theo: Sora News
2019 sẽ có smartphone được trang bị màn hình kim cương
Kính siêu cứng hiện đang được kiểm tra để nứt màn hình không còn là cơn ác mộng tồi tệ cho điện thoại của bạn nữa.
Các nhà sản xuất điện thoại hiện nay đã sử dụng kính Gorilla Glass được gia cường hoá học, các lớp sơn phủ pha loãng và đôi khi là những viên pha lê sapphire để tránh những vết nứt cho bề mặt kính của điện thoại. Tuy nhiên mọi thứ sẽ tốt hơn nữa nhờ màn hình làm bằng kim cương mà một công ty đang tiến hành thử nghiệm. Nó có thể được áp dụng vào điện thoại đến năm 2019.
Kính kim cương sẽ khiến nỗi sợ màn hình vỡ trên điện thoại trở thành dĩ vãng.
Màn hình vỡ là một mối quan tâm chung. Kính bằng kim cương của Akhan Semiconductor sử dụng một mẫu tinh thể nano sắp xếp tinh thể một cách ngẫu nhiên, thay vì lót chúng dọc theo các mặt phẳng tinh thể, điều này nhằm giảm sự cố các vết nứt màn hình làm phá hủy các vật liệu bên trong nó.
Akhan Semiconductor cho biết đang thử nghiệm kính kim cương của mình trong phòng thí nghiệm và hứa hẹn sẽ tạo ra một vật liệu mạnh mẽ hơn so với các kính cường lực hiện nay để trang bị cho màn hình mỏng manh trên điện thoại. Nó có thể được kết hợp với các vật liệu khác, như Gorilla Glass để tăng cường khả năng chống va đập.
Tin tức về kính kim cương xuất hiện hồi cuối năm ngoái sau khi CEO Akhan Semiconductor, Adam Khan, hứa hẹn rằng người dùng sẽ thấy thiết bị trang bị kính kim cương vào cuối năm 2017. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.
Bây giờ, Khan nói rằng công nghệ mới đầy hứa hẹn này đang được tích cực kiểm tra tại bộ phận sản xuất, tuy nhiên Khan từ chối tiết lộ các tin tức cụ thể. Chỉ biết rằng các đối tác của Akhan đang kiểm tra mức va đập của kính và đảm bảo rằng bề mặt của nó truyền tín hiệu điện tốt để ngón tay có thể điều hướng màn hình cảm ứng mà không có trục trặc.
Trước khi kính kim cương có thể đến với điện thoại, các đối tác cần phải nghiên cứu chi tiết về sản xuất và chế tạo bằng vật liệu mới như kim cương. Họ cần phải chắc chắn rằng lớp phủ kính kim cương được áp dụng đều trên lớp phủ vật liệu, có thể là Glass Gorilla hoặc sản phẩm độc quyền.
Công nghệ kính mới có thể sẽ được áp dụng vào smartphone kể từ năm 2019 tới đây.
Họ cũng đang làm việc để giảm thiểu phản xạ kính kim cương, có nghĩa là ánh sáng có thể phản hồi lại người dùng. Màn hình điện thoại có tỷ lệ phản xạ cao hơn khó đọc hơn vì bị chói, điều này vốn là đặc điểm mà kim cương phải đối diện.
Trong khi kính kim cương có thể truyền đến bất kỳ thiết bị nào có màn hình nhưng Khan nói rằng công ty của ông chỉ làm việc với một nhà cung cấp trong mỗi loại, bao gồm một điện thoại và màn hình. Nếu mọi việc suôn sẻ, nó có thể mở rộng thành các nhóm cụ thể.
Theo Danviet.vn
Motorola nghiên cứu màn hình 'tự chữa lành vết thương' Công nghệ màn hình mới của Motorola cho phép smartphone tự khôi phục vết nứt vỡ bằng nhiệt độ. Màn hình điện thoại là một trong những bộ phận dễ bị tác động nhất trên smartphone, tablet... Nếu chẳng may làm rơi hoặc bị va chạm mạnh, việc nứt vỡ rất dễ xảy ra và chi phí thay thế cũng không hề nhỏ....