Nhật Bản: Hạ cấp dịch COVID-19 xuống mức cúm mùa
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 27/1, Hội đồng chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã nhất trí hạ cấp dịch COVID-19 xuống ngang với dịch cúm mùa.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 4/1/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo dự kiến, Nội các Nhật Bản sẽ chính thức phê chuẩn việc hạ cấp dịch COVID-19 tại cuộc họp của Ban chỉ đạo ứng phó với dịch COVID-19 vào chiều 27/1. Quyết định này có thể sẽ có hiệu lực từ ngày 8/5, tức là ngay sau kỳ nghỉ “Tuần lễ Vàng” ở nước này.
Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội ngày 23/1, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để khống chế đợt bùng phát hiện nay, đồng thời bày tỏ ý định sẽ hạ cấp dịch COVID-19 xuống ngang với dịch cúm mùa vào mùa xuân năm nay.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, các bệnh truyền nhiễm được phân thành 5 nhóm, trong đó các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất như dịch hạch và Ebola được xếp vào nhóm 1. Các nhóm sau đó có mức độ nguy hiểm giảm dần, chẳng hạn nhóm 2 có bệnh lao, nhóm 3 có dịch tả, nhóm 4 có sốt vàng da và nhóm 5 có bệnh cúm mùa. Riêng dịch COVID-19 thuộc danh mục “cúm mới và các bệnh khác” nằm ngoài 5 nhóm trên. Đây là danh mục các dịch bệnh có mức độ nguy hiểm tương đương với các bệnh truyền nhiễm ở nhóm 2, nhưng lại áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tương đương với các bệnh truyền nhiễm trong nhóm 1.
Nếu dịch COVID-19 được đưa vào nhóm 5, tương đương với cúm mùa, đây sẽ là một thay đổi mang tính bước ngoặt hướng tới việc bình thường hóa các hoạt động kinh tế – xã hội ở Nhật Bản. Quyết định này sẽ giúp giảm kinh phí dành cho y tế của Chính phủ Nhật Bản vì khi đó, nhà nước sẽ không phải chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho các bệnh nhân COVID-19. Bên cạnh đó, những người nhiễm bệnh hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh sẽ không cần phải cách ly.
Mặc dù vậy, hiện nay, đa số người dân Nhật Bản vẫn lo ngại về dịch COVID-19. Kết quả thăm dò dư luận mới nhất do đài truyền hình NHK thực hiện từ ngày 1/11 – 6/12/2022, với sự tham gia của 2.266 người ở độ tuổi từ 18 trở lên, cho thấy có 84% số người tham gia thăm dò bày tỏ lo ngại về dịch COVID-19 trong khi chỉ có 16% có câu trả lời ngược lại.
Trong số những người tham gia thăm dò, 98% số người cho biết vẫn đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên để phòng, chống dịch COVID-19; 67% tránh các địa điểm đông người hoặc không gian kín và 61% vẫn duy trì giãn cách xã hội.
Nhật Bản ghi nhận trên 190.000 ca mắc COVID-19 trong ngày 22/7
Số liệu thống kê vừa được cơ quan y tế Nhật Bản công bố cho thấy nước này tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục trong ngày thứ 3 liên tiếp, với trên 190.000 ca mắc trong ngày 22/7.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 21/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây đã là làn sóng lây nhiễm thứ 7 do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron gây ra. Hiện số ca nhiễm BA.5 chiếm tới 96% số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản. Trong ngày 22/7, thủ đô Tokyo ghi nhận 34.995 ca mắc mới COVID-19 - mức cao kỷ lục trong ngày thứ 2 liên tiếp. Trong đó, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi cho kết quả xét nghiệm dương tính với nguy cơ lây nhiễm cao.
Tình hình trên đang gây sức ép đáng kể đối với hệ thống y tế của Nhật Bản, song Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ "không dự định đưa ra các biện pháp hạn chế mới đối với di chuyển của người dân".
Thay vào đó, để giúp duy trì hoạt động của xã hội và nền kinh tế, chính phủ nước này đã quyết định cắt giảm thời gian cách ly đối với những người từng có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 xuống chỉ còn 5 ngày so với mức trước đó là 7 ngày. Theo quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/7, những người cho kết quả xét nghiệm âm tính trong 2 lần xét nghiệm kháng nguyên liên tiếp cũng sẽ chỉ phải cách ly trong 2 ngày.
Cũng trong ngày 22/7, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã đề xuất triển khai chương trình tiêm mũi thứ 5 vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng có nguy biến chứng cao như người cao tuổi. Loại vaccine được bộ này tính đến là vaccine đang được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược Pfizer/BioNTech, được xác định có hiệu quả đối với các biến thể phụ của Omicron và nhiều khả năng sẽ được thương mại hóa vào mùa Thu năm nay.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết việc thúc đẩy tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 5 mang lại kỳ vọng về hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nặng. Bộ này sẽ tiếp tục thảo luận về mở rộng đối tượng tiêm chủng và khoảng cách mũi tiêm trên cơ sở những thông tin khoa học có được trong thời gian tới và động thái của các quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, bộ trên cũng đề xuất mở rộng đối tượng tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 đối với nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng, đồng thời, xem xét chấp nhận tiêm chủng đồng thời vaccine COVID-19 và vaccine phòng ngừa cúm mùa.
Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 và chỉ giới hạn đối tượng là những người cao tuổi, người có bệnh nền, hoặc những người được bác sĩ chẩn đoán có nguy cơ biến chứng cao. Hai loại vaccine được sử dụng là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna.
Lo ngại bùng phát dịch cúm mùa nghiêm trọng sau COVID-19 Các chuyên gia y tế cảnh báo đỉnh dịch cúm mùa có thể đã được dập tắt một cách nhân tạo thông qua các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19, làm tăng khả năng xảy ra một đợt bùng phát dịch hiếm gặp vào mùa Xuân hoặc mùa Hè năm nay. Tiêm phòng cúm cho người dân tại Hiệp hội phát triển y...