Nhật Bản giới thiệu thị thực mới thu hút lao động tay nghề cao
Ngày 2/2, Cơ quan Dịch vụ Di trú của Nhật Bản cho biết nước này dự kiến cấp một loại thị thực mới nhằm tạo điều kiện cho các kỹ sư công nghệ thông tin và các nhân viên khác của công ty nước ngoài cư trú tại nước này trong thời gian dài hơn.
Đây là một trong những chính sách của Nhật Bản nhằm thu hút nhân tài nước ngoài trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Một thực tập sinh Việt Nam ở Công ty TNHH Công nghiệp Taisei thuộc tỉnh Kanagawa. Ảnh: Đào Thanh Tùng/PV TTXVN tại Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản sẽ cấp một loại thị thực mới có thời hạn lưu trú tối đa là 6 tháng đối với nhóm lao động nói trên. Đây là nhóm lao động có trình độ chuyên môn cao, làm việc tại Nhật Bản theo phương thức từ xa, tức vừa làm việc cho công ty của Nhật Bản vừa kết hợp tham gia các hoạt động du lịch dài ngày cá nhân tại nước này. Mô hình làm việc này còn được gọi là “du mục kỹ thuật số” (digital nomad).
Nhật Bản kỳ vọng hệ thống này sẽ thu hút người lao động “có tay nghề”, chủ sở hữu của các công ty tư vấn ở nước ngoài, cũng như các “YouTuber” tới Nhật Bản. Cơ quan Dịch vụ Di trú sẽ khảo sát ý kiến của người dân từ ngày 3/2 và hy vọng sẽ triển khai chương trình vào cuối tháng 3 tới.
Video đang HOT
Hiện nay, loại thị thực tương tự cho du khách không cho phép họ làm việc và cho phép lưu trú tối đa ở Nhật Bản chỉ 90 ngày.
Để đủ điều kiện nhận tư cách lưu trú mới, người nộp đơn phải có thu nhập hằng năm tương đương 10 triệu yen (68.000 USD) trở lên. Ngoài ra, người nộp đơn cần là công dân của một trong 50 quốc gia và khu vực có thỏa thuận miễn thị thực với Nhật Bản và có bảo hiểm y tế tư nhân.
Những người tự kinh doanh sẽ chỉ đủ điều kiện cấp thị thực mới nếu họ kinh doanh để kiếm doanh thu ở nước ngoài. Họ sẽ được phép mang theo các thành viên gia đình đến Nhật Bản nếu những người này cũng có bảo hiểm y tế tư nhân.
Làm việc từ xa đã trở nên phổ biến trên toàn cầu kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo trang web thông tin du lịch A Brother Abroad, hiện có khoảng 35 triệu “người du mục kỹ thuật số” trên thế giới và con số này đang ngày càng gia tăng.
Kazakhstan tìm cách thu hút các công ty nước ngoài rút khỏi Nga
Chính phủ Kazakhstan đang tìm cách kêu gọi các công ty nước ngoài muốn tránh các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Nga.
Nhiều công ty nước ngoài đang rút khỏi Nga do cuộc xung đột với Ukraine. Ảnh: Inventure.com.ua
Theo trang tin Eurasianet ngày 26/10, khi các công ty nước ngoài tìm cách rời khỏi Nga, quốc gia đang bị áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây do cuộc xung đột với Ukraine, hàng trăm công ty đang chú ý đến Kazakhstan như một điểm đến.
Hôm 19/10, Thủ tướng Kazakhstan Alikhan Smailov cho biết chính phủ của ông đang quảng bá những lợi ích của việc kinh doanh ở nước này cho khoảng 300 công ty nước ngoài lớn đang rời khỏi Nga.
Theo ông Smailov, hàng chục công ty đang có kế hoạch mở cửa hàng tại Kazakhstan. "Tổng cộng 56 công ty đã bày tỏ mong muốn chuyển đến hoạt động ở Kazakhstan và một số công ty đã làm như vậy. Nhiều công ty đã có những quyết định tích cực và có thể nói rằng họ đã sẵn sàng chuyển văn phòng của mình", ông Smailov nói.
Thủ tướng Kazakhstan cũng liệt kê một số công ty quốc tế lớn như InDriver, được thành lập ở Nga nhưng hiện có trụ sở chính tại Mỹ; Fortescue, một nhà sản xuất quặng sắt của Australia và Marubeni, một tập đoàn thương mại và đầu tư của Nhật Bản đã và đang chuyển đến nước này.
Ông Smailov nêu rõ mục tiêu của Chính phủ Kazakhstan là thu hút nhiều năng lực sản xuất nhất có thể.
Một công ty có tên tuổi lớn được cho là đang xem xét chuyển hoạt động sản xuất từ Nga sang Kazakhstan là LG, tờ Kommersant của Nga đưa tin. LG đã đình chỉ tất cả các chuyến hàng đến Nga vào tháng 3 sau cuộc xung đột ở Ukraine, và hiện đang có kế hoạch đóng cửa nhà máy gần Moskva và chuyển sản xuất sang Trung Á. Hiện tập đoàn này đang cân nhắc cả Kazakhstan và Uzbekistan như những lựa chọn.
"Chuyển sản xuất sang Uzbekistan có lợi hơn vì lực lượng lao động rẻ, nhưng ở Kazakhstan có nhiều người tiêu dùng hơn", tờ Kommersant gợi ý.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng đã khiến công ty môi giới lớn Freedom Holding Corp được thành lập tại Nga nhưng hiện có trụ sở tại Kazakhstan bán tháo các công ty con ở Nga.
Timur Turlov, Giám đốc điều hành của Freedom Holding Corp, cho biết: "Chúng tôi lấy làm tiếc rằng hoàn cảnh địa chính trị đầy thách thức đã khiến chúng tôi phải bán các công ty con của mình ở Nga.
Phó Tổng Thư ký LHQ công du châu Á thảo luận về hoạt động gìn giữ hoà bình Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 6/10, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các hoạt động hòa bình Jean-Pierre Lacroix đã bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ, trong khuôn khổ chuyến công du châu Á từ ngày 6 - 15/10 với các điểm đến tiếp theo là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Pakistan và...