Nhật Bản giành thắng lợi trước Trung Quốc ở Mỹ Latinh
Thủ tướng Nhật và Tổng thống Brazil sẽ đưa ra tuyên bố phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rouseff sẽ đưa ra tuyên bố chung vào ngày 1/8, trong đó cả hai sẽ cùng phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Bản tuyên bố chung được cho là sẽ đề cập đến việc Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013, cũng như việc nước này tăng cường đưa ra các tuyên bố chủ quyền ngang ngược tại biển Hoa Đông và biển Đông, hãng tin Kyodo (Nhật) dẫn lời một nguồn tin tháp tùng thủ tướng Nhật đi công du các nước châu Mỹ La tinh tiết lộ.
Nhật và Brazil cũng sẽ cùng kêu gọi nên giải quyết các tranh chấp tại biển Đông một cách hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, theo nội dung tuyên bố chung mà nguồn tin cung cấp cho Kyodo.
Ngoài ra, trong tuyên bố chung, nguyên thủ 2 nước được cho là cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do và an toàn lưu thông trên biển cũng như trong không phận quốc tế.
Cả ông Abe và bà Rousseff dự kiến sẽ tái khẳng định mối quan hệ của 2 nước trong nỗ lực cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) càng sớm càng tốt, nguồn tin từ phái đoàn Nhật nói với Kyodo.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Video đang HOT
Ông Abe và nữ tổng thống Brazil dự kiến cũng sẽ bàn về việc tổ chức các vòng đàm phán giữa lãnh đạo cấp cao và bộ trưởng ngoại giao 2 nước thường xuyên hơn và tăng cường thảo luận song phương về chính sách an ninh và quốc phòng.
Ngoài ra, Brazil có thể sẽ xem xét lại các lệnh cấm nhập thực phẩm Nhật Bản do lo ngại phóng xạ sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi năm 2011.
Đáng chú ý, trước đó, ngày 17/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đến Brazil. Tại đây, ông Tập Cận Bình, đã đưa ra những món quà vô cùng hấp dẫn. Cụ thể, Trung Quốc ký liên tiếp gần 60 văn kiện hợp tác, đặc biệt nhấn mạnh về những vấn đề hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học ứng dụng… là những điểm mạnh của Brazil.
Thậm chí Trung Quốc còn cho Brazil thuê 2 giàn khoan nước sâu với giá hơn 1 tỷ USD. Hai giàn khoan trên do Nhà máy đóng tàu Lai Phúc Sĩ Yên Đài, thuộc tập đoàn Trung Tập của Trung Quốc chế tạo và sẽ được giao cho Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Brazil sử dụng.
Thời gian thuê giàn khoan thứ nhất là 8 năm. Giàn khoan này dài 105m, rộng 73,1m, có độ sâu khoan vuông góc lớn nhất là 7.500m, có sức chứa 148 người. Giàn khoan còn lại có thời hạn thuê là 4 năm.
Được biết, những năm trở lại đây, Trung Quốc đầu tư lớn vào lĩnh vực dầu khí của Brazil với loạt hợp đồng mà các tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc ký với đối tác Brazil. Không dừng ở đó, Trung Quốc còn liên kết với các công ty của Brazil để tham gia các lĩnh vực lọc dầu, sản xuất và phân phối các thiết bị kỹ thuật phục vụ thăm dò và khai thác dầu.
Sự bành trướng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí khiến nhiều chuyên gia của Brazil lo ngại rằng nguồn tài nguyên quan trọng của nước này có thể sẽ dần cạn kiệt và gây khó khăn cho Brazil trong tương lai cho dù lợi nhuận trước mắt là cực kỳ lớn.
So sánh kết quả hai chuyến thăm, dễ thấy, Brazil đang muốn đứng cùng ai?
Theo Đất Việt
Trung Quốc vươn "sức mạnh mềm" để can dự vào Mỹ Latinh
Trong bối cảnh tình hình thế giới liên tục biến động với những thay đổi lớn về địa chính trị, Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ Latinh từ ngày 13-23/7 là một minh chứng cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách mở mặt trận ngoại giao mới ở Tây Bán cầu. Đây là lần thứ hai trong vòng một năm ông Tập Cận Bình có mặt ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của Mỹ.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc gặp ở Brasilia.
Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc khiến nước này trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng khổng lồ. Nhu cầu tăng mạnh khiến Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc xung đột chính trị trên thế giới luôn đe dọa làm gián đoạn nguồn cung, Trung Quốc buộc phải đa dạng hóa nguồn cung dầu mỏ để giảm bớt rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nước này.
Mỹ Latinh - khu vực được đánh giá là dồi dào tài nguyên năng lượng - trở thành một trong những đầu mối quan trọng của Trung Quốc. Đây chính là lý do để Trung Quốc không ngần ngại đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án năng lượng tại khu vực này. Ngoài ra, Mỹ Latinh còn là nguồn nguyên liệu thô cần thiết và giá rẻ mà Trung Quốc đang cần như đồng, nikel...
Không những thế, là một trong những nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề sống còn đối với quốc gia châu Á này. Khu vực Mỹ Latinh rộng lớn, với dân số hơn 600 triệu người, thực sự là một thị trường xuất khẩu tiềm năng. Chính vì vậy, đi kèm với các khoản đầu tư hào phóng của Bắc Kinh là sự xâm nhập ngày càng mạnh của hàng giá rẻ Trung Quốc vào thị trường đông dân này.
Việc Trung Quốc mua hàng hóa với số lượng lớn và xuất khẩu các mặt hàng đã được gia công tới khu vực Mỹ Latinh khiến kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2013 tăng lên 261,6 tỷ USD.
Cùng với những mục tiêu về kinh tế, việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Mỹ Latinh còn nằm trong chiến lược của Bắc Kinh tranh thủ sự ủng hộ của các nước này nhằm mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Việc Chủ tịch Trung Quốc chọn các điểm dừng chân là những nước do lực lượng cánh tả lãnh đạo hoặc đang gặp khó khăn về kinh tế có thể coi là nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp ngoại giao nhằm lôi kéo các quốc gia này.
Tại Brazil, hai bên đã ký tổng cộng 56 văn kiện về hợp tác đầu tư và kinh tế. Tại Argentina, hai bên nhất trí nâng quan hệ song phương từ "đối tác chiến lược" lên thành "đối tác chiến lược toàn diện." Buenos Aires hy vọng sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ góp phần giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ đang rình rập.
Tại Venezuela, hai bên đã thảo luận việc Bắc Kinh tăng cường mua dầu mỏ của Caracas và bán vũ khí cho quốc gia Nam Mỹ này. Trong chặng dừng chân cuối cùng tại Cuba, Trung Quốc sẽ tái khẳng định sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho công cuộc cải cách thị trường và phát triển kinh tế của đảo quốc này.
Dường như những khó khăn mà các quốc gia Nam Mỹ đang phải đối mặt là cơ hội để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Các nhà phân tích cho rằng với chuyến thăm Mỹ Latinh lần này, ông Tập Cận Bình muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc là một lựa chọn thay thế Mỹ ở Mỹ Latinh. Bắc Kinh sẽ tìm kiếm lợi ích lớn hơn ở Tây Bán cầu, ngoại giao Trung Quốc đã phát hiện ra "lục địa mới" và sẽ xây dựng quan hệ toàn cầu kiểu mới cân bằng hơn.
Rubens Figueiredo, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sao Paulo (Brazil), cho rằng: "Trung Quốc là một lựa chọn phù hợp với quan điểm chính trị của cánh tả." Cùng với chuyến thăm Bắc Mỹ và Trung Mỹ vào năm 2013, chuyến thăm Mỹ Latinh lần này của ông Tập Cận Bình sẽ giúp hoàn chỉnh hơn thế bố trí ngoại giao ở Tây Bán cầu của Trung Quốc.
Rõ ràng, "sức mạnh mềm" của Trung Quốc đang được phát huy mạnh mẽ tại Mỹ Latinh, đưa một quốc gia châu Á xa xôi trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở khu vực. Tuy nhiên, việc tận dụng tối đa những cơ hội này để đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực Mỹ Latinh là điều không phải dễ dàng đối với Trung Quốc.
Trên thực tế, nhiều nước Mỹ Latinh coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong cuộc chạy đua vào Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Một số nước cũng lo ngại hàng hóa giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa nên đã và đang xúc tiến thành lập khu vực mậu dịch tự do với Mỹ.
Yun Sun, chuyên gia về khu vực Đông Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định rằng: "Mối quan hệ truyền thống lâu nay giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi sự can dự của Trung Quốc về mặt chính trị và kinh tế bởi những can dự đó chỉ mới diễn ra gần đây và không có tính toàn diện như quan hệ Mỹ-Mỹ Latinh".
Theo Vietnam
Ông Tập đến Mỹ Latinh: Quà Trung Quốc khác quà Nga? Tổng thống Nga vừa công du đến các nước Mỹ Latinh, lập tức Chủ tịch Trung Quốc cũng lên đường. Ông Putin và ông Tập Cận Bình chỉ gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS rồi cấp tập đi thăm các nước khác của châu lục này. Đối với ông Putin, đây là chuyến công du nước ngoài dài ngày nhất (6...