Nhật Bản gây sức ép với Triều Tiên về vấn đề công dân bị bắt cóc
Nhật Bản cho rằng, việc Triều Tiên tuyên bố ngừng điều tra về số phận các công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại nước này là “ không thể chấp nhận được”.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vừa lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ quyết định mới đây của Triều Tiên về việc ngừng điều tra về số phận các công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại nước này cách đây nhiều thập kỷ.
Một cuộc họp của đại diện Triều Tiên (trái) và Nhật Bản về số phận các công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại Triều Tiên. Ảnh AP
Lời chỉ trích đã được ông Suga đưa ra trước báo giới ngày 15/2, chỉ 3 ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố ngừng điều tra về vấn đề này. Ông Suga cho rằng quyết định của Triều Tiên là “vô cùng đáng tiếc” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Video đang HOT
Theo ông Suga, Nhật Bản đã đệ đơn phản đối mạnh mẽ động thái mới này của Triều Tiên và yêu cầu nước này trả lại tất cả các công dân bị bắt cóc cho Nhật Bản trong thời gian sớm nhất có thể dựa theo một thỏa thuận song phương đã đạt được tại Stockholm năm 2014. Thỏa thuận kêu gọi Triều Tiên bắt đầu một cuộc điều tra mới từ nơi ở của các công dân Nhật Bản đang mất tích.
Ông Suga khẳng định, vấn đề các công dân bị bắt cóc là cực kỳ quan trọng đối với chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản sẽ gây sức ép đối với phía Triều Tiên nhằm giải quyết vấn đề này./.
Phương Anh Theo NHK
Theo_VOV
Phó Thủ tướng Iraq từ chức
Phó Thủ tướng Iraq về vấn đề năng lượng Baha al-Araji hôm 10-8 đã từ chức và đang bị điều tra về cáo buộc tham nhũng.
Đây là kết quả thực tế đầu tiên trong chiến dịch chống tham nhũng của Thủ tướng Haider al-Abadi trước những cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng, kêu gọi chính phủ cần có hành động cứng rắn hơn từ giáo sĩ Hồi giáo hàng đầu dòng Shiite Moqtada al-Sadr.
Hồi cuối tuần qua, ông Abadi đã công bố các biện pháp cải cách khi các nhà phê bình cho rằng hệ thống điều hành hiện tại đưa ra các ứng viên không đủ điều kiện cho các chức vụ cao trong văn phòng chính phủ và khuyến khích tham nhũng.
Ông Baha al-Araji hôm 10-8 đã từ chức. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Abadi đã đề xuất sa thải phó thủ tướng Iraq cũng như các vị trí thứ trưởng, đồng thời kêu gọi chấm dứt bè phái và quy định số lượng đảng phái trong các vị trí của chính phủ, mở lại cuộc điều tra tham nhũng.
Trong khi quốc hội xem xét các đề xuất vào ngày 11-8, thì sự ra đi của Phó Thủ tướng về vấn đề năng lượng Baha al-Araji cho thấy ông Abadi nhận được sự ủng hộ của giáo sĩ quyền lực Moqtada al-Sadr.
Giáo sĩ Sadr, người có ảnh hưởng đến hàng chục ngàn tín đồ và dân quân chiến đấu tại Iraq, đứng đầu phong trào mà ông Araji là thành viên. Trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của mình, giáo sĩ Sadr đã yêu cầu ông Araji từ chức và cấm ông rời khỏi đất nước trong khi chờ quá trình điều tra.
Ông Dhiya al-Asadi, một thành viên cấp cao của phong trào giáo sĩ Sadr, khẳng định Phó Thủ tướng Araji đã nộp đơn từ chức.
Abdul-Sattar al-Birqdar, phát ngôn viên của Hội đồng Tư pháp Tối cao Iraq, cho hay các công tố viên đã yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào ông Araji.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Mỹ gây sức ép với Trung Quốc, quyết thống nhất ASEAN Cac quan chưc My đang tim kiêm sư đông thuân trong ASEAN đôi vơi viêc giư gin trât tư an ninh trên Biển Đông Thông tin trên được Bloomberg ngay 12/2 đưa tin. Theo tờ báo này, phản ứng của Mỹ đặt ra trong bối cảnh Trung Quốc đang cố tìm cách chia rẽ các nước ASEAN, tăng cường ảnh hưởng trên Biển...