Nhật Bản, EU quan ngại về hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông
Nhật Bản và Liên minh châu Âu kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trên biển.
Tại hội nghị cấp cao Nhật Bản – Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ở Tokyo ngày 29/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng hoạt động nhằm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị nêu rõ Nhật Bản và Liên minh châu Âu “sẽ tiếp tục theo dõi tình hình tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và quan ngại trước bất kỳ hành động đơn phương nào làm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, Nhật Bản và Liên minh châu Âu kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trên biển. Mặc dù không trực tiếp đưa ra các tuyên bố về lãnh hải, song EU đã chia sẻ với Nhật Bản những giá trị cơ bản trong đó có tự do, dân chủ và kinh tế thị trường.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk kêu gọi nỗ lực hòa giải giữa các nước, đặc biệt trong bối cảnh thế giới năm nay kỷ niệm tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2: “Nhật Bản và Liên minh châu Âu nhất trí rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã thảo luận sự cần thiết phải xây dựng hòa bình, an ninh để thúc đẩy hợp tác khu vực Đông Á… Nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến thứ 2 ở cả châu Âu và châu Á, qua những bài học xương máu từ lịch sử, chúng ta càng hiểu rằng hòa giải dân tộc, hợp tác giữa các quốc gia là yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng”.
Nhật Bản và Liên minh châu Âu đưa ra tuyên bố vừa nêu trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng khu vực./
Mai Liên Theo Reuters, TTXVN
Video đang HOT
G7 "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng Biển Đông
Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 hôm nay (5/6) đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi các nước không sử dụng vũ lực mà giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay trong ngày nhóm họp đầu tiên của G7 tại Brussels, Bỉ, sau khi Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh về thái độ ngày càng quyết liệt trong tranh chấp chủ quyền của nước này.
Các lãnh đạo G7 quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng tại biển Đông và Hoa Đông", các nhà lãnh đạo khẳng định trong một tuyên bố chung. "Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa, ép buộc".
Thông báo cũng kêu gọi tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp.
Năm 2012, Nhật đã quốc hữu hóa quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông mà nước này kiểm soát nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Vụ việc đã châm ngòi cho những đối đầu căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp lãnh hải với nhiều quốc gia trong khu vực về biển Đông, mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ.
Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều khẳng định có chủ quyền với một phần vùng biển này, trong đó Philippines và Việt Nam là lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối tuyên bố của Trung Quốc.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hồi tháng trước đã cáo buộc Trung Quốc "có hành động gây bất ổn" tại Biển Đông.
Sẵn sàng gia tăng trừng phạt Nga
Các nhà lãnh đạo G7 cũng ra tuyên bố chung lên án Nga về "việc tiếp tục vi phạm" chủ quyền của Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Mátxcơva về cái ông gọi là "chiến thuật đen tối" tại Ukraine.
Mặc dù Tổng thống Nga Putin không dự hội nghị thượng đỉnh này, ông vẫn sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với một số lãnh đạo G7, không bao gồm ông Obama, tại Paris khi tới đây dự lễ kỷ niệm 70 năm quân đồng minh đổ bộ lên Normandy trong Thế chiến II vào ngày mai.
Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko hội đàm cùng ông Obama
"Chúng tôi đều đồng lòng lên án việc Liên bang Nga tiếp tục xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", thông báo khẳng định. "Chúng tôi sẵn sàng tăng cường các lệnh cấm vận, và cân nhắc các biện pháp hạn chế bổ sung để khiến Nga chịu thêm tổn thất nếu cần".
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định với các phóng viên: "Chúng ta không thể để bất ổn tiếp diễn tại Ukraine".
"Chúng tôi đã khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận 3 bước trong việc hỗ trợ Ukraine về các vấn đề kinh tế, đối thoại với Nga, và nếu không có tiến triển nào trong các vấn đề này...khả năng trừng phạt, tăng cường trừng phạt, vẫn còn trên bàn nghị sự".
Mỹ công bố hỗ trợ tài chính cho Ukraine
Trước khi đến dự hội nghị trên, trong chặng dừng chân tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, Tổng thống Mỹ Obama đã gặp Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko, và cam kết hỗ trợ quân sự 5 triệu USD cho chính quyền Kiev, bao gồm áo giáp và kính nhìn trong đêm.
Ông Obama thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cho Ukraine với tuyên bố: "Giờ chúng ta đang sát cánh cùng nhau và sẽ là mãi mãi, vì sự tự do của các bạn cũng là của chúng tôi".
Theo Dân Trí
Shangri-La: Anh, New Zealand quan ngại sâu sắc về căng thẳng Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho rằng không nên đẩy căng thẳng đi quá xa mà cần giải quyết thông qua đối thoại. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Diễn đàn Shangri-la) đang diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Anh và New Zealand đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước một loạt hoạt động...