Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới
Tính đến sáng 6/1, thế giới ghi nhận 666.941.607 ca nhiễm COVID-19 và 6.705.053 ca tử vong do dịch bệnh này. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 226.904 trường hợp.
Sinh viên tham dự một buổi định hướng nghề nghiệp tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 403.401 ca nhiễm và 990 ca tử vong do COVID-19.
Ngoài ra, hiện toàn thế giới có 638.683.991 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 21.552.563 ca bệnh đang điều trị, có 21.509.254 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 43.309 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 228 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 243.279.505 ca, trong đó có 1.984.502 ca tử vong và 237.857.072 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận thêm 23.395 ca nhiễm mới và là khu vực có số ca mắc COVID-19 mới cao đứng thứ hai thế giới.
Video đang HOT
Trong khi đó, châu Á ghi nhận tổng số ca nhiễm COVID-19 là 208.298.025 ca. 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 335.018 ca nhiễm mới (đứng đầu thế giới) và 559 ca mới tử vong do dịch bệnh này.
Trong 24 giờ qua, các số liệu thống kê cho thấy, Nhật Bản tiếp tục đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 226.904 trường hợp. Hiện quốc gia châu Á này đang đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ 8.
Hiện Bắc Mỹ có 121.879.576 ca mắc bệnh, trong đó có 1.581.326 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực với tổng số 102.980.350 ca nhiễm và 1.120.183 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 6/1, Nam Mỹ có 67.078.151 ca nhiễm COVID-19, với 1.342.795 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 36.428.107 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 6/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 12.744.547 trường hợp, trong đó có 258.368 ca tử vong và 12.041.436 ca bình phục. Hiện Nam Phi đang đứng đầu khu vực về tổng số ca nhiễm COVID-19 với 4.049.836 ca.
Hiện châu Đại Dương có 13.661.082 ca nhiễm COVID-19, với 23.504 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực với 11.136.734 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 2.117.094 ca./.
Ca mắc COVID-19 tăng cao kỷ lục, Nhật Bản nới lỏng tiếp cận kit xét nghiệm, thuốc chữa
Một nhóm chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa "bật đèn xanh" cho việc dỡ bỏ lệnh cấm bán các bộ xét nghiệm COVID-19 ở trên mạng Internet trong bối cảnh số ca mắc mới ở nước này tiếp tục tăng cao kỷ lục.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR nhằm phát hiện người nhiễm COVID-19 tại Fujisawa, quận Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sớm đưa ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm này.
Nếu lệnh cấm trên được dỡ bỏ, các bộ xét nghiệm COVID-19 đã được Chính phủ Nhật Bản cấp phép có thể được bán ở các địa điểm khác ngoài các cơ sở y tế, nơi dược sỹ giải thích trực tiếp cho người mua về các bộ xét nghiệm này.
Theo MHLW, để bán các bộ xét nghiệm này trên mạng Internet, các nhà sản xuất cần phải có giấy phép bổ sung. Mặc dù vậy, hiện nay, nhiều bộ xét nghiệm COVID-19 chưa được cấp phép vẫn đang được bán tràn lan trên mạng Internet. Giới chức Nhật Bản khá lo ngại về độ chính xác của các bộ xét nghiệm này.
Trong một diễn biến liên quan khác, hãng dược phẩm MSD - một công ty con của hãng dược phẩm Merck của Mỹ ở Nhật Bản - đang lên kế hoạch phân phối thuốc chữa COVID-19 dạng uống Lagevrio (hay còn gọi là molnupiravir) ở Nhật Bản thông qua các kênh phân phối thông thường.
Điều này có nghĩa các cơ sở y tế và nhà thuốc ở Nhật Bản sẽ dễ dàng tiếp cận thuốc Lagevrio hơn. Trước đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn phụ trách việc phân phối loại thuốc này tới các cơ sở y tế đã đăng ký do nguồn cung có giới hạn.
Hiện nay, giá thành của thuốc Lagevrio cho 5 ngày chữa trị với liều lượng 2 viên/ngày lên tới 94.000 yen. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đang tạm gánh các khoản chi phí này. Cho tới nay, có khoảng 380.000 bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc các triệu chứng nặng ở Nhật Bản đã sử dụng loại thuốc này.
Số ca nhiễm mới ở Nhật Bản đã bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 6/2022. Ngày 18/8, Nhật Bản ghi nhận 255.534 ca nhiễm mới, cao nhất từ trước tới nay. Con số kỷ lục trước đó là 250.343 ca được ghi nhận vào ngày 10/8. Đáng chú ý, có tới 21 trong tổng số 47 tỉnh, thành ở nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục, trong đó Hokkaido có 8.315 ca, Fukushima có 3.297 ca, Mie có 4.642 ca, Hiroshima có 6.761 ca và Kumamoto có 5.684 ca.
Trong bối cảnh số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng cao, ngày 18/8, một nhóm chuyên gia cố vấn của MHLW đã lên tiếng cảnh báo về khả năng số ca tử vong vì dịch COVID-19 ở nước này có thể sẽ tiếp tục tăng khi hệ thống y tế ở nhiều địa phương đang chịu nhiều áp lực hơn.
Riêng ở thủ đô Tokyo, số ca nhập viện vì COVID-19 đã tăng cao kỷ lục trong tuần này. Theo chính quyền Tokyo, tính tới ngày 17/8, số ca nhập viện ở thành phố này là 4.424 ca, cao hơn so với con số kỷ lục 4.351 ca được ghi nhận vào mùa Hè năm ngoái, thời điểm xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 5.
Nhật Bản và Indonesia đang bước vào làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản đang có xu hướng tăng nhanh trở lại, nhất là ở khu vực miền Đông. Nhiều chuyên gia y tế cảnh báo đây là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản có thể đang bước vào làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19. Tiêm vaccine phòng...