Nhật Bản dùng 13 tỷ USD quỹ dự phòng để mua vaccine và thuốc điều trị
Nội các Nhật Bản ngày 27/8 đã quyết định sử dụng 1.400 tỷ yen (13 tỷ USD) trong quỹ dự trữ của tài khóa 2021 để mua thêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như đảm bảo nguồn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong số tiền trên, chính phủ phân bổ khoảng 841,5 tỷ yen để mua thêm vaccine và tăng cường tiêm phòng trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực kiềm chế đà tăng số ca nhiễm mới do biến thể Delta hoành hành mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cho biết khoảng 235,2 tỷ yen trong số đó sẽ được dành để mua thuốc casirivimab và imdevimab để điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nước, các loại thuốc trên có thể giúp giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong.
Video đang HOT
Biện pháp ngân sách trên được đưa ra hai ngày sau khi Thủ tướng Suga Yoshihide thông báo chính phủ sẽ ứng phó với “các nhiệm vụ khẩn cấp” như đảm bảo đủ nguồn vaccine và thuốc điều trị bằng cách tối ưu hóa các quỹ dự trữ. Nhật Bản đang kém xa so với các nền kinh tế phát triển về tỷ lệ tiêm phòng COVID-19. Nước này đặt mục tiêu tiêm phòng cho tất cả người có đủ điều kiện tiêm và muốn tiêm “sớm” trong khoảng tháng 10 -11 tới.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng dành 154,9 tỷ yen cho một chương trình cho vay không lãi, lên tới 200.000 yen/hộ gia đình, áp dụng với những người bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, sau khi đã gia hạn 3 tháng biện pháp này đến cuối tháng 11. Khoảng 84,1 tỷ yen cũng được phân bổ để hỗ trợ doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên nghỉ làm do dịch bệnh. Biện pháp này sẽ hết hạn vào cuối tháng 9, nhưng đã được gia hạn 2 tháng.
Các động thái trên được đưa ra sau khi chính phủ hồi đầu tháng này quyết định kéo dài thời gian và mở rộng các khu vực áp dụng tình trạng khẩn cấp do dịch. Biện pháp này, liên quan đến 21 trong tổng số 47 tỉnh, thành trên cả nước, sẽ được gia hạn đến ngày 12/9.
Chính phủ Nhật Bản đã để riêng ra tổng cộng 5.000 tỷ yen cho quỹ dự trữ để ứng phó với đại dịch, trong khuôn khổ ngân sách ban đầu 106.600 tỷ yen của tài khóa 2021 bắt đầu từ tháng 4/2021. Sau quyết định mới nhất nói trên, hiện trong ngân quỹ dư phòng còn khoảng 2.600 tỷ yen.
Theo kế hoạch, các bộ, ngành sẽ trình đề xuất ngân sách cho tài khóa 2022 trước ngày 31/8 tới và dự kiến ngân sách sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 4 năm liên tiếp vừa qua. Nhiều nguồn tin chính phủ cho biết đề xuất ngân sách cho tài khóa 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022) dự kiến lên tới hơn 110.000 tỷ yen (1.000 tỷ USD).
Thái Lan cân nhắc nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19
Thái Lan đã ghi nhận 18.501 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 26/8. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm mới dưới ngưỡng 20.000 ca.
Nước này đang cân nhắc nới lỏng một số biện pháp phòng dịch tại thủ đô Bangkok và một số tỉnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại tỉnh Samutprakran, Thái Lan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Ứng phó với dịch COVID-19 (CCSA), tổng số ca nhiễm trên cả nước hiện là 1.120.869 ca, trong đó có 10.314 ca tử vong. Phát biểu với báo giới, Trợ lý phát ngôn viên của CCSA Apisamai Srirangsan cho biết số ca nhiễm mới giảm dần trong khi số ca phục hồi cao hơn số ca nhiễm mới mỗi ngày là cơ sở để chính phủ cân nhắc nới lỏng một số biện pháp phong tỏa.
Nhằm ngăn chặn tốt hơn đà lây lan của các biến thể mới, Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tiêm khoảng 15 triệu liều vaccine/tháng, tăng 10 triệu liều so với mục tiêu trước đó. Tính đến ngày 25/8, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm được 28,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Gần 10% trong số 69 triệu dân nước này đã được tiêm đầy đủ. Mục tiêu của Thái Lan là 70% dân số được tiêm chủng vào cuối năm nay để đạt miễn dịch cộng đồng.
Tại Philippines, Bộ Y tế đã ghi nhận 16.313 ca nhiễm mới trong ngày 26/8, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.899.200 ca. Bộ trên cũng thông báo 236 ca tử vong, nâng tổng số lên 32.728 ca.
Vụ trưởng Vụ Dịch tễ thuộc bộ trên, bà Alethea De Guzman cho biết số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Philippines đang tiếp tục tăng. Riêng tại Vùng đô thị Manila, số ca nhiễm mới tăng 16% so với tuần trước. Bà xếp Vùng đô thị Manila, gồm thủ đô và 16 thành phố với hơn 13 triệu dân, vào khu vực nguy cơ cao. Quan chức này cảnh báo Manila "sẽ có thể chứng kiến đỉnh dịch mới trong vài ngày hoặc trong tuần tới".
Theo bà Alethea De Guzman, biến thể Delta đã được phát hiện tại 16/17 khu vực. Các biến thể Alpha và Beta cũng xuất hiện tại 7 nơi trên cả nước. Bà cho biết thêm, tuần đầu tháng 8, số ca nhiễm tăng cao bất thường tại Manila.
Châu Á nỗ lực tự cường vaccine Trong bối cảnh thế giới vẫn thiếu nguồn cung vaccine Covid-19, phương án tự phát triển vaccine nội địa trở thành xu hướng tại châu Á. Kể từ tháng 4, Thái Lan chứng kiến làn sóng lây nhiễm nCoV nghiêm trọng, chủ yếu do biến chủng Delta, khiến hệ thống y tế bị đẩy đến bờ vực quá tải. Việc số ca nhiễm...