Nhật Bản đưa trực thăng không người lái MQ-8C lên tàu Izumo
Theo hãng sản xuất máy bay Northrop Grumman, Nhật Bản có thể trở thành khách hàng xuất khẩu đầu tiên của trực thăng không người lái MQ-8C Fire Scout.
Đại diện của hãng Northrop Grumman mới đây đã tiết lộ, chính phủ Nhật Bản đang rất gần với thỏa thuận mua trực thăng không người lái MQ-8C Fire Scout để vận hành nó trên tàu tấn công đổ bộ lớp Izumo.
MQ-8C có hình dáng giống với chiếc Bell 407 với chiều dài 12,6m, phần rộng nhất là 2,4m và chiều 3,3m trong khi đường kính cánh quạt đạt 10,7m.
MQ-8C trang bị một động cơ duy nhất là Rolls-Royce 250-C47B, giúp nó có thể cất cánh với tổng trọng lượng 2.700kg và bay với vận tốc tối đa 220km/h.
Nhật Bản muốn đưa MQ-8C lên tàu tấn công đổ bộ Izumo
Video đang HOT
MQ-8C là mẫu trực thăng có thể thực hiện hoàn hảo các nhiệm vụ trinh sát, giám sát mục tiêu nhằm hỗ trợ bộ binh tấn công. Chiếc trực thăng này có thể triển khai từ bất kì tàu chiến nào có bàn đáp và hoạt động được 14h liên tiếp. Nó còn được trang bị hệ thống vũ khí chính xác bao gồm các rocket Hydra 70mm.
Trên tàu tấn công đổ bộ lớp Izumo, một chiếc trực thăng không người lái có thể được sử dụng như hệ thống cảm biến nhằm chỉ điểm tấn công các mục tiêu ở xa tầm mắt, đồng thời thực hiện các hoạt động tình báo và điều phối tình hình chiến trường.
Đến nay, hải quân Mỹ vẫn là lực lượng duy nhất sử dụng MQ-8C và có kế hoạch mua tới 30 chiếc trực thăng này.
Theo ANTD
Mỹ bí mật gửi tia chớp F-35 tới Thái Bình Dương
Hải quân Mỹ vừa triển khai tàu sân bay USS Essex chở các tiêm kích F-35B tới Thái Bình Dương, động thái được tiến hành một cách bí mật.
Theo trang Business Insider, Mỹ thường thông báo rầm rộ khi triển khai F-35 (mệnh danh "Tia chớp") nhưng lần này là một đợt triển khai bí mật, cho thấy một sự thay đổi lớn.
Mỹ hiện có một số đối thủ lớn ở Tây Thái Bình Dương - cụ thể là Trung Quốc và Triều Tiên. Washington được cho là đang chuyển sang một phương pháp hoạt động hiệu quả hơn để giữ họ trong tầm kiểm soát.
Hải quân Mỹ điều tàu sân bay USS Essex đến Tây Thái Bình Dương vào tuần này, có thể báo hiệu sự thay đổi trong cách Mỹ đối phó với các đối thủ khó nhằn nhất.
Tiêm kích F-35B. Ảnh: Business Insider
Khi tàu sân bay USS Wasp của Hải quân Mỹ cùng F-35B được triển khai hồi đầu năm nay, các phương tiện truyền thông đã có mặt trên con tàu đó. Nhưng với USS Essex, Hải quân Mỹ chỉ thông báo sau khi nó khởi hành, trang USNI News lưu ý.
Washington thường triển khai các tàu sân bay lớn và nhỏ tuần tra trên toàn thế giới nhưng chỉ mới có 2 tàu thực hiện nhiệm vụ chở F-35 như thế này.
Tiêm kích F-35 vào thời điểm ra đời đã trở thành hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử của quân đội Mỹ và hứng chịu không ít chỉ trích bởi chi phí phát sinh và trục trặc kỹ thuật. F-35B của Thuỷ quân lục chiến Mỹ có khả năng hạ cánh theo chiều dọc và cất cánh từ các đường băng ngắn, giống như một tàu tấn công đổ bộ. Nó thay thế cho AV-8B Harrier trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất và không chiến. Còn phiên bản F-35C của Hải quân Mỹ được trang bị móc đuôi để bắt cáp và hạ cánh trên tàu sân bay.
Mỹ sử dụng lực lượng hải quân để thách thức các tuyên bố hàng hải phi pháp của hàng chục quốc gia - nhất là Trung Quốc - về "tự do hàng hải". Nếu một quốc gia tuyên bố những điều vượt quá phạm vi tự do hàng hải quốc tế, Mỹ thường điều tàu khu trục qua đó để thông báo rằng tuyên bố này không được công nhận.
Bằng cách duy trì việc triển khai tàu chiến ở Thái Bình Dương, Mỹ có thể báo hiệu rằng họ đã sẵn sàng đối đầu Trung Quốc với thiết bị quân sự chứ không chỉ là nói miệng qua phương tiện truyền thông.
Theo Phạm Nghĩa
Người Lao Động
Mỹ đầu tư thêm tên lửa dẫn đường bằng laser để chống khủng bố IS Nhà thầu quốc phòng BAE Systems đã được Lầu Năm Góc lựa chọn trao hợp đồng sản xuất 10.000 tên lửa dẫn đường bằng laser Hydra vào ngày 29/6 vừa qua. Mỹ đầu tư mua thêm nhiều tên lửa Hydra nhằm tăng cường tiêu diệt IS ở Trung Đông. Ảnh: Trend AZ Như vậy, 17.000 đơn vị tại Mỹ sẽ được trang bị...