Nhật Bản đưa ra biện pháp khẩn cấp nhằm chống lại COVID-19
Theo nhà lãnh đạo Nhật Bản, khoản tiền này bao gồm 10,3 tỷ yen từ các quỹ dự trữ trong ngân sách quốc gia cũng như Nội các sẽ thông qua việc sử dụng vào ngày 14/2.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm virus corona tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Kyodo đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 13/2 cho biết nước này sẽ đưa ra các biện pháp khẩn cấp để chống lại sự lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona – COVID-19 (nCoV) có giá trị 15,4 tỷ yen (tương đương 140 triệu USD).
Theo nhà lãnh đạo Nhật Bản, khoản tiền này bao gồm 10,3 tỷ yen từ các quỹ dự trữ trong ngân sách quốc gia cũng như Nội các sẽ thông qua việc sử dụng vào ngày 14/2.
Video đang HOT
Trong bối nguồn cung cấp mặt nạ bị thiếu hụt trên khắp cả nước, ông Abe cho hay chính phủ sẽ đảm bảo hơn 600 triệu chiếc/tháng bằng cách khuyến khích các công ty tăng sản lượng.
Tính đến ngày 12/2, Nhật Bản đã phát hiện 203 trường hợp nhiễm COVID-19 (nCoV), trong đó có 174 hành khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền Diamond Princess đang neo đậu ngoài khơi thành phố Yokohama./.
Theo Vietnamplus
Australia kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với khách đến từ Trung Quốc
Chiều 13/2, chính phủ Australia thông báo cho biết tiếp tục kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với những người từ Trung Quốc hoặc quá cảnh tại Trung Quốc.
Trong bối sự hiểu biết cúa các nhà khoa học về virus covid-19 là không nhiều, quyết định của chính phủ Australia là sự cẩn trọng cần thiết trong bối cảnh hiện tại.
Sau cuộc họp với Hội đồng an ninh quốc gia vào chiều nay, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, nước này tiếp tục kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Trung Quốc và quá cảnh tại Trung Quốc thêm 1 tuần, tức là đến ngày 22/2 tới.
Australia kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với khách đến từ Trung Quốc. Ảnh: Reuters
"Tôi chỉ muốn đảm bảo với người dân Australia rằng chính phủ làm mọi việc có thể để giữ cho Australia an toàn. Và quyết định lần này thể hiện rằng chúng tôi làm mọi cách để làm giảm nhẹ mối đe dọa đối với người dân".
Lệnh cấm được gia hạn trong bối cảnh số người nhiễm virus Covid-19 và số người chết do nhiễm virus này tiếp tục gia tăng tại Trung Quốc. Mặc dù trong 5 ngày qua, Australia không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm mới ngoài 15 trường hợp đã thông báo, song nước này vẫn lo ngại khi có nhiều vấn đề về virus covid-19 mà các nhà khoa học vẫn chưa biết.
Chính vì vậy, giáo sư Adam Scott, chuyên gia an toàn sức khỏe thuộc trường Đại học Sydney nhận định, những biện pháp mà chính phủ Australia đưa ra là cần thiết trong bối cảnh hiện nay:
"Tôi cho rằng một trong những vấn đề lớn nhất là chúng ta chưa biết đó là chế độ và mức độ lây truyền virus. Mặc dù biết rằng đây là virus gây nên các bệnh về đường hô hấp song chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ về việc nó bị lây nhiễm như thế nào".
Trong một diễn biến liên quan, chuyến bay thẳng duy nhất giữa Trung Quốc với thành phố Adelaide thuộc bang Nam Australia cũng đã bị tạm dừng khai thác cho đến tháng 6 năm nay. Trong khi đó, cảnh sát bang Queensland cho biết sẽ tới tận nhà để kiểm tra những người đăng ký tự cách ly tại nhà để đảm bảo việc cách ly được tuân thủ nghiêm ngặt.
Với các trường hợp nhiễm virus covid-19 trên du thuyền Diamond Princess tại Nhật Bản, Australia sẽ cử người sang tận nơi để tìm hiểu về nguy cơ virus có thể gia sự tăng lây lan khi các công dân của nước này bị cách ly trên du thuyền trong 14 ngày./.
Theo Việt Nga/VOV-Australia
nCoV - cơn ác mộng của ngành du thuyền Những khủng hoảng vì virus, thậm chí chìm tàu trước đây chưa là gì với "ác mộng" nCoV mà ngành du thuyền trị giá hơn 45 tỷ USD đang đối mặt. Trước đây, ngành công nghiệp du thuyền đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng như norovirus đe dọa toàn bộ khách trên tàu thiệt mạng vì các vấn đề đường...