Nhật Bản đóng tàu tuần tra cho Philippines
Philippines sẽ sớm nhận 12 tàu tuần tra do Nhật Bản đóng mới hoàn toàn để viện trợ cho Manila.
Thông tin trên vừa được tiết lộ bởi ông Shinsuke Shimizu, người đứng đầu Văn phòng Đại sứ quán Nhật tại Manila, theo báo The Philippine Daily Inquirer ngày 30.7. Trả lời phỏng vấn với báo này hồi tuần rồi, ông Shimizu cho hay Tokyo và Manila đã bắt đầu bàn về dự án đóng tàu tuần tra cho Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG). Theo đó, 12 tàu tuần tra trên sẽ có nhiều trang thiết bị hiện đại khi được chuyển giao cho Philippines. Tuy nhiên, ông Shimizu nói rõ: “Tokyo chưa quyết định sẽ đóng loại tàu như thế nào và sẽ chuyển giao các tàu này cho Manila theo diện cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hay tài trợ”.
Tàu BRP Corregidor của Philippines được Nhật Bản tặng cách đây 15 năm – Ảnh: Timawa.net
Trước đó, tờ The Philippine Daily Inquirer cũng dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tiết lộ Tokyo có thể sẽ sớm cung cấp 12 tàu tuần tra cho PCG. Số tàu này gồm 10 tàu dài 40 mét được chuyển giao dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Đồng thời, Tokyo sẽ viện trợ không hoàn lại 2 tàu lớn hơn cho Manila.
Ngoài ra, ông Shimizu còn nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ PCG xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn và thực thi luật pháp trên biển. Theo The Philippine Daily Inquirer, Tokyo bắt đầu hỗ trợ Manila hiện đại hóa PCG từ năm 1990. Cách đây 15 năm, Tokyo tặng PCG một tàu tìm kiếm, cứu hộ và chiếc tàu này được Manila đổi tên thành BRP Corregidor. Đây là một trong 2 tàu Philippines hiện diện tại bãi cạn Scarborough từ ngày 8 đến ngày 15.6.2012 để đối phó với tàu của Trung Quốc. Liên quan đến căng thẳng xung quanh tranh chấp giữa Bắc Kinh với Manila đối với bãi cạn
Scarborough, hải quân Philippines ngày 27.7 thông báo phát hiện 3 tàu tuần tra Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại đây, theo GMA News.
Trung Quốc có động thái mới ở “TP.Tam Sa”
Sau khi tổ chức lễ thành lập trái phép cái gọi là TP.Tam Sa hồi tuần trước, Trung Quốc liên tục có những động thái khác xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam. Ngày 30.7, Nhân dân nhật báo đưa tin “giới chức TP.Tam Sa” quyết định xây dựng 83 căn hộ cho thuê giá thấp tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo này còn đưa tin một bệnh viện cũng đang được xây tại đây. Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã ngày 29.7 dẫn tin từ chính quyền tỉnh Hải Nam cho hay giới khảo cổ Trung Quốc vừa phát hiện 12 vị trí có nhiều di sản văn hóa dưới biển gần Hoàng Sa. Những vị trí này được tìm thấy trong một đợt tuần tra mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố là nhằm bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước và thực thi luật pháp trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Thanh Niên
Video đang HOT
Bản đồ không Hoàng Sa-Trường Sa, báo Trung Quốc nói gì?
Báo chí Trung Quốc đột ngột im tiếng về thông tin bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định nước này không có chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa.
Việc TS Mai Ngọc Hồng trao tặng bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" ghi rõ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam cũng đang được hàng loạt tờ báo, mạng xã hội của Trung Quốc đưa tin dưới dạng video clip.
Theo tìm hiểu của PV VTC News, video clip nói trên đã dịch khá sát thông tin về bản đồ và lời nói của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904) không có Hoàng Sa, Trường Sa
Có tới 5.130.000 kết quả trên trang mạng tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là baidu.com, với từ khóa: Việt Nam trưng bày bản đồ nhà Thanh cho biết, Trung Quốc không có chủ quyền ở Nam Hải.
Đến hết ngày 27/8, các trang báo của Trung Quốc đều im lặng trước thông tin này. Toàn bộ video clip đều được dẫn lại từ một nguồn duy nhất ở trang Sina.
Cũng trong ngày 27/8, Hoàn Cầu thời báo đăng bài phỏng vấn ông Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Các câu hỏi của Hoàn Cầu thời báo không hề nhắc tới tranh chấp Biển Đông, mà chủ yếu xoáy vào vấn đề: Liệu Việt Nam có trở thành đồng minh thân cận của Mỹ?
Cựu đại sứ của Trung Quốc khẳng định, Việt Nam là quốc gia độc lập, tự chủ trong mối quan hệ ngoại giao với các nước khác và coi trọng sự phát triển, hòa bình.
Trước đó, tờ New York Times của Mỹ đăng bài phân tích chi tiết về Biển Đông, nội dung khẳng định Trung Quốc đang làm xấu thêm tình hình ở vùng biển này với những đòi hỏi chủ quyền phi lý.
New York Times trích nguồn bài viết của Tổ chức khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group - ICG) cho biết, căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang bị "tích tụ" quá nhiều đến mức nó có nguy cơ bùng nổ một cuộc hải chiến quy mô nhỏ.
"Mọi chuyện đang diễn ra một cách sai lầm, và khả năng tìm ra giải pháp cho các bên có tranh chấp ở Biển Đông ngày càng ít đi", báo cáo của ICG viết.
Luận cứ Biển Đông của Trung Quốc rất mơ hồ
Cũng trong bản báo cáo của mình, ICG cho rằng, "việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền theo &'đường lưỡi bò' rộng tới 80% diện tích Biển Đông rõ ràng không thể khiến các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở đây hài lòng. Hơn nữa, Trung Quốc không thể đưa ra được căn cứ lịch sử và pháp lý chứng minh cho sự đòi hỏi này".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn tuyên bố nước này có chủ quyền không thể chối cãi với Biển Đông vì "đây là vùng biển mà người Trung Quốc đã phát hiện và thường xuyên đi lại từ thời cổ đại".
Tuy nhiên, ICG khẳng định chuỗi hành động gây hấn của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Những chuyên gia của ICG ở Bắc Kinh cho biết, họ đã bỏ ra hai năm nghiên cứu lịch sử, phỏng vấn chuyên gia ở Trung Quốc và thấy rằng "những luận cứ về &'đường lưỡi bò' của Trung Quốc là không hề có cơ sở".
Philippines mời lính Liên Hiệp Quốc tới Biển Đông?
Tờ PhilStar của Philippines cho biết, nước này đã tính tới chuyện mời lính gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tới Biển Đông trước những động thái gây hấn của Trung Quốc.
Thông tin trên được ông Muntinlupa, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines đưa ra hôm 26/7. Theo đó, ông Muntinlupa đề nghị chính phủ Philippines mời lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tới những vùng tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.
"Chúng tôi cũng đã nghĩ tới việc mời đồng minh truyền thống là Mỹ tới Biển Đông, trước những động thái leo thang đòi chủ quyền của Trung Quốc", ông Muntinlupa nói.
Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc sau đó lên tiếng phản đối ý tưởng trên, đồng thời đăng bài viết của một số tướng tá thuộc phe &'diều hâu' của nước này nói, Mỹ sẽ không can thiệp, và cũng không thể làm gì trước "chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông)".
Trong bài viết đăng tải tối 27/7, Hoàn Cầu thời báo trích lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines, ông Abigail Valte nói: "Philippines không hề muốn có xung đột với Trung Quốc. Hai nước vẫn đang thỏa thuận biện pháp cho những tranh chấp ở Biển Đông".
Theo đó, Manila và Bắc Kinh duy trì cả ba kênh liên lạc: Ngoại giao, Luật pháp, Chính trị để &'hạ nhiệt' căng thẳng quanh bãi đá Scarborough/ Hoàng Nham từ hồi tháng 4 đến nay.
Ông Abigail Valte nói, giới chức nước này vẫn đang "quan sát kỹ và cảm thấy lo ngại" về sự xuất hiện của hàng chục tàu cá Trung Quốc ở khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền.
Theo tờ Philippines Inquirer, hàng chục tàu cá của Trung Quốc và hai tàu khu trục hải quân của nước này đã &'quần thảo' quanh khu vực đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) do quân đội Philippines đồn trú từ hôm 26/7.
Tuy nhiên, hải quân Philippines được nói là chưa có động thái phản ứng, trong khi báo chí chính thống Trung Quốc không nhắc tới thông tin về hai tàu khu trục tên lửa đi kèm tàu cá.
Đoàn tàu cá của Trung Quốc được cho là nằm trong đội tàu cá của nước này đang đánh bắt trái phép ở Trường Sa.
Mấy ngày nay, báo chí Trung Quốc đột ngột &'im tiếng' về hành trình của đội tàu cá mà họ tự xưng "đi đánh bắt ở ngư trường truyền thống".
Toàn bộ thông tin chỉ dừng ở mức, đội tàu cá gặp nhiều khó khăn do ngư trường lạ, lượng cá đánh bắt quá ít.
Theo VTC
Iran chế tạo tàu chở dầu đầu tiên cho Venezuela Iran đã hoàn thành việc đóng chiếc tàu đầu tiên trong số 4 tàu chở dầu được bán cho Venezuela với tổng số tiền lên tới 278 triệu USD, truyền thông chính thức của Iran hôm nay đưa tin. Tàu chở dầu Aframax do Iran đóng. Con tàu loại Aframax - có khả năng chở 113.000 tấn dầu, tương đương 75.000 thùng -...