Nhật Bản đóng 10 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Philippines
Tập đoàn Thống nhất Hàng hải Nhật Bản (JMU) sẽ đóng, chuyển 10 tàu tuần tra phản ứng nhanh (MRRVs) dài 40 mét cho Cảnh sát biển Philippines (PCG).
Tập đoàn Thống nhất Hàng hải Nhật Bản (JMU) sẽ đóng, chuyển 10 tàu tuần tra phản ứng nhanh (MRRVs) dài 40 mét cho Cảnh sát biển Philippines (PCG).
Bộ Giao thông Vận tải và Truyền thông (DOTC) Philippines cho biết trên hãng thông tấn PNA hôm 19/4, cơ quan này đã nhận được một “Dự án Cải thiện Năng lực An toàn Hàng hải” nhằm nâng cao khả năng cho Cảnh sát biển Philippines (PCG) trong việc bảo vệ vùng biển của đất nước. Đặc biệt là việc đóng 10 tàu tuần tra phản ứng nhanh đa năng (MRRVs) loại 40 mét. Dự kiến những chiếc tàu này sẽ được hoàn thành và giao vào khoảng thời gian từ quý III năm 2016 đến quý III năm 2018.
Tàu tuần tra Ilocos Norte của Cảnh sát biển Philippines.
“Dự án này là một phần trong chương trình của chính phủ nhằm trang bị cho các lực lượng quân sự những thiết bị cần thiết để bảo vệ lợi ích biển của quốc gia. 10 tàu phản ứng nhanh mới sẽ giúp cho Cảnh sát biển trong việc thực thi luật biển, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, cũng như giữ gìn an ninh hàng hải trong những vùng biển của Philippines”, Bộ trưởng DOTC Jun Abaya nói.
Đáng chú ý, đơn vị trúng thầu dự án này trong tuần trước là Tập đoàn Thống nhất Hàng hải Nhật Bản (JMU). Chương trình sẽ được thực hiện như một dự án Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA), thông qua một khoản vay được mở rộng bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Video đang HOT
Tổng số tiền thực hiện dự án ước tính 8.807.700.000 PhP (199,25 triệu USD), trong đó vốn vay lên tới 7.373.700.000 PhP (166,9 triệu USD), còn vốn đối ứng của Philippines là 1.434.000.000 PhP (32,6 triệu USD).
Theo các điều khoản của dự án, các tàu tuần tra MRRVs sẽ được PCG sử dụng cho các mục đích:
- Cứu hộ trong vùng biển mà PCG chịu trách nhiệm (AOR) khi có thảm họa xảy ra vượt quá khả năng mà các thiết bị đang có đã được triển khai trong khu vực đó
- Hỗ trợ kiểm soát ô nhiễm dầu và bảo vệ môi trường biển
- Thực thi pháp luật hàng hải được áp dụng trong khu vực AOR, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến việc đánh bắt cá trái phép và tuần tra biển
- Thực hiện phản ứng anh trong các hoạt động cứu trợ tại khu vực
- Cuối cùng là vận tải nhân sự và hỗ trợ hậu cần.
Dự kiến, các tàu tuần tra MRRVs sẽ được triển khai tới rất nhiều khu vực khác nhau trên cả nước, bao gồm Manila, La Union và Puerto Prinsesa. Bên cạnh việc đóng tàu, JMU sẽ cung cấp các bộ phận phụ tùng theo tiêu chuẩn, đào tạo thủy thủ đoàn, vận tải giao hàng và bảo hiểm hàng hải. Các con tàu đạt tốc độ hành trình tiêu chuẩn 16 knots (29,6 km/h) và có phạm vi hoạt động 1.500 hải lý.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Singapore muốn bán tàu chiến Piranha ASD cho Việt Nam
Hãng đóng tàu quốc tế Suncraft của Singapore và tập đoàn Radimax của Malaysia đều mong muốn bán tàu tấn công nhanh Piranha ASD cho Việt Nam và Philippines.
Hãng đóng tàu quốc tế Suncraft của Singapore và tập đoàn Radimax của Malaysia đều mong muốn bán tàu tấn công nhanh Piranha ASD cho Việt Nam và Philippines.
Tạp chí Jane's đưa tin, hãng đóng tàu quốc tế Suncraft của Singapore và tập đoàn Radimax của Malaysia mới đây đã chính thức giới thiệu tàu tuần tra tấn công nhanh Piranha ASD (Arrow System Design) với chiều dài 15m và được thiết kế dành riêng cho thị trường Đông Nam Á.
Piranha ASD được cho ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm quốc phòng LIMA 2015 ở Langkawi, Malaysia, với thiết kế ban đầu là một tàu tuần tra tấn công nhanh. Nhưng sau đó Piranha lại được sửa đổi để có thể hoạt động như một tàu tuần tra đa nhiệm với nhiều vai trò khác nhau như tuần tra biên giới, tàu tấn công nhanh và tìm kiếm cứu nạn. Trước đó, hãng Suncraft cũng từng cung cấp cho Hải quân Nigeria một biến thể tương tự Piranha ASD nhưng loại tàu tuần tra này có chiều hơn tới 17m và được gọi là lớp tàu tuần tra Manta.
Tàu tuần tra tấn công nhanh Piranha ASD.
Theo Idris Othman - quản lý cao cấp của Radimax phụ trách các dự án phát triển tàu hải quân cho biết, sự hợp tác giữa Suncraft và Radimax là nhằm đáp ứng khả năng cung cấp các tàu tuần tra Piranha ASD cho Cảnh sát biển Malaysia.
Tàu tuần tra tấn công nhanh Piranha có tốc độ di chuyển tối đa là 40 hải lý/giờ với tầm hoạt động gần 290km, nó có thể mang theo một thủy thủ đoàn từ 4-6 người.
Về hệ thống vũ khí, tàu Piranha ASD có thể được trang bị 2 súng máy 7,62mm ở phía sau đuôi tàu. Trong khi đó phía trước thân tàu được trang bị một tháp pháo điều khiển từ xa với một súng máy 12,7mm do Suncraft phát triển.
Bên cạnh việc trang bị cho Cảnh sát biển Malaysia nhiều khả năng Piranha ASD cũng sẽ được một số cơ quan hành pháp trên biển khác của Malaysia đưa vào sử dụng. Ngoài ra, cả Suncraft và Radimax đều kỳ vọng có thể đưa mẫu tàu tuần tra tấn công nhanh này tiếp cận thị trường Việt Nam và Philippines.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nhật Bản gấp rút đóng mới đội tàu bảo vệ quần đảo Senkaku Cục Bảo an biển Nhật Bản - đơn vị chủ lực trong hoạt động bảo vệ quần đảo Senkaku - cho biết đang gấp rút đóng mới các tàu tuần tra để xây dựng một đội tàu chuyên hoạt động tại khu vực quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản (phải) phun nước...