Nhật Bản đối mặt với mùa Hè ‘cực nóng’
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản tiếp tục hứng chịu thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiều nơi trên cả nước có nhiệt độ trên 38 độ C.
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, có tới 57 địa điểm ở Nhật Bản trải qua “ngày cực nóng”, nghĩa là nhiệt độ cao nhất vượt 35 độ C. Đáng lưu ý, thủ đô Tokyo và một số khu vực có nhiệt độ cao kỷ lục, trên 35 độ C, trong 2 ngày liên tiếp.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết nhiệt độ cao nhất được ghi nhận vào 16h (giờ địa phương) ngày 11/7 là 38 độ C tại tỉnh Yamanashi. Nhiệt độ của thủ đô Tokyo là 35,8 độ C. Tỉnh Saitama lân cận Tokyo ghi nhận nền nhiệt ở mức 37 độ C và nhiệt độ ở tỉnh Chiba là 36,4 độ C. Đây là tuần nóng nhất tại Nhật Bản từ đầu năm đến nay với nền nhiệt tại Yamanashi có lúc lên tới 38,7 độ C.
Nắng nóng khiến số bệnh nhân bị sốc nhiệt gia tăng. Thống kê cho thấy, riêng ngày 10/7, tại Tokyo có tới 167 người nhập viện do sốc nhiệt – mức cao nhất từ đầu năm. Tính theo tuần (đến ngày 3/7), thành phố này ghi nhận 3.964 trường hợp phải nhập viện cấp cứu do sốc nhiệt.
Sở Cứu hỏa Tokyo đang chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống số lượng cuộc gọi cấp cứu tăng vọt do nguy cơ nhiệt độ cũng như số bệnh nhân sốc nhiệt tiếp tục tăng trong thời tiết nắng nóng. Cơ quan này đã lập hệ thống “Báo động trong trường hợp thiếu xe cấp cứu” trong bối cảnh trên 80% các cuộc gọi cấp cứu được chuyển sang đơn vị cứu hỏa và con số này có thể tiếp tục tăng. Đơn vị cũng đã triển khai 30 xe cấp cứu bổ sung vào đội xe thường trực gồm 280 chiếc.
Video đang HOT
Để phòng ngừa nguy cơ sốc nhiệt và các bệnh liên quan về thời tiết nắng nóng, Bộ Môi trường Nhật Bản kêu gọi người dân uống nước thường xuyên, ở trong bóng râm, đội mũ, che ô và mặc quần áo thoáng mát.
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng cao là do tình trạng biến đổi khí hậu. Bộ này dự báo số ngày “cực nóng” trong mùa Hè năm nay sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh thế giới đang ấm dần và hiện tượng mà các chuyên gia dự đoán là “siêu El Nino”. Trước đó, ngày 10/7, Tổ chức Khí tượng thế giới cho biết thế giới đã trải qua tuần nóng nhất kể từ đầu năm, với nhiệt độ trung bình toàn cầu trong ngày 7/7 là 17,24 độ C, cao hơn 0,3 độ C so với mức kỷ lục của năm 2016.
Cách người dân châu Á hạ nhiệt trong các đợt nắng nóng thiêu đốt
Khoảng thời gian từ 2023 đến 2027 có thể phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ cao do khí nhà kính giữ nhiệt kết hợp với hiện tượng El Nino.
Trong đợt sóng nhiệt những tháng gần đây, người dân châu Á đã tìm đến nhiều biện pháp khác nhau để tạm thời làm mát.
Các tình nguyện viên tại New Delhi (Ấn Độ) phát nước miễn phí trong một chiều nóng nực. Ảnh: AFP
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cảnh báo rằng có 66% khả năng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất một năm. Trong khi đó, thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các chuyên gia khí hậu cho biết hiện tượng El Nino sẽ mạnh lên trong những tháng tới và nếu kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra thì có thể đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức cao chưa từng có.
Tuy không có mưa nhưng người dân Tokyo (Nhật Bản) vẫn sử dụng ô vì mục đích che nắng. Ảnh: AFP
Một người dân tại Bangkok (Thái Lan) cũng sử dụng ô che nắng. Ảnh: AP
Nữ sinh sử dụng quạt cầm tay làm mát tại Banda Aceh ở Indonesia. Ảnh: AFP
Thời tiết oi nóng khiến người lao động tại bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) khó tiếp tục làm việc. Họ tạm nghỉ dưới bóng râm. Trong tuần này, các bác sĩ tại đây đã khuyên người trên 60 tuổi ở nhà trong các đợt nắng nóng gay gắt. Ảnh: AFP
Trẻ em "giải nhiệt" trên sông Buriganga tại Bangladesh. Bangladesh là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. 1/5 diện tích quốc gia này có nguy cơ bị ngập vĩnh viễn do nước biển dâng. Ảnh: AFP
Một người đàn ông tại Lalitpur, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) vẩy nước lên mặt để làm mát. Ảnh: AP
Trong bức ảnh chụp ngày 30/5 là một người phụ nữ phun nước lên mái nhà để giảm nóng bức tại Hà Nội. Ảnh: AFP
Các cổ động viên môn cricket dùng khăn dài che đầu tráng nắng nóng khi theo dõi một trận đấu ở Lucknow, India. Ảnh: AP
Trẻ em thích thú chơi tại đài phun nước ở Quảng trường Gwanghwamun, Seoul khi cảnh báo sóng nhiệt được ban hành khắp thủ đô Hàn Quốc hôm 18/6. Ảnh: Yonhap
Vài ngày qua, đã có 96 người thiệt mạng ở hai bang đông dân nhất của Ấn Độ trong bối cảnh nhiều khu vực tại nước này đang "quay cuồng" vì đợt nắng nóng oi ả. Những trường hợp tử vong xảy ra ở bang miền Bắc Uttar Pradesh và miền Đông Bihar, nơi chính quyền cảnh báo cư dân trên 60 tuổi và người mắc nhiều bệnh khác nhau nên ở trong nhà vào ban ngày.
Ngày 18/6, quận Ballia tại bang Uttar Pradesh ghi nhận mức nhiệt 43 độ C, vượt mức trung bình đến 5 độ C. Thêm vào đó, độ ẩm 25% còn tăng thêm hiệu ứng của sự nóng bức.
Độ ẩm, cùng với nhiệt độ khắc nghiệt, khiến cơ thể gặp khó khăn trong tự hạ nhiệt. Các bệnh liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như say nắng và kiệt sức vì nóng, có các triệu chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim và các vấn đề về thận, tiểu đường hoặc thai phụ.
Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm tấn công bằng dao tại trường trung học ở Saitama Ngày 2/3, các nguồn tin điều tra cho biết nhà chức trách Nhật Bản đã bắt giữ một thiếu niên bị tình nghi xông vào một trường trung học ở khu vực Todo, của tỉnh Saitama, gần thủ đô Tokyo và đâm bị thương một giáo viên. Đối tượng là học sinh 17 tuổi sinh sống tại Saitama và bị tình nghi tìm...