Nhật Bản dọa cắt viện trợ cho Myanmar
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo có thể cắt các khoản viện trợ phát triển chính thức nếu tình hình Myanmar không cải thiện.
Đường sắt là một trong những lĩnh vực đầu tư ở Myanmar có nguồn vốn ODA Nhật Bản . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TTR
Tờ Nikkei Asia ngày 21.5 dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết nước này sẽ cân nhắc cắt tất cả các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Myanmar nếu tình hình ở Myanmar vẫn chưa cải thiện.
Video đang HOT
“Chúng tôi không hề muốn làm thế, nhưng chúng tôi phải nói chắc chắn rằng điều đó khó có thể tiếp tục dưới những tình huống này. Là một nước ủng hộ dân chủ hóa Myanmar theo nhiều hướng, và là bạn, chúng tôi phải đại diện cộng đồng quốc tế và thể hiện rõ điều đó”, ông Motegi phát biểu.
Nhật Bản viện trợ phát triển cho Myanmar 189,3 tỉ yen (1,74 tỉ USD) trong tài khóa 2019, nhiều hơn bất cứ nước nào theo số liệu công khai. Hiện Trung Quốc chưa công khai số liệu này.
Tokyo đã hoãn đàm phán về các dự án mới nhằm đáp trả việc quân đội Myanmar tiến hành chính biến và đối phó người biểu tình. Nếu Nhật ngưng hoàn toàn viện trợ thì sẽ là lần đầu tiên Nhật ra quyết định như thế, kể từ khi bắt đầu cung cấp ODA cho Myanmar vào năm 1954.
Các dự án của Myanmar từ ODA của Nhật có tuyến đường sắt giữa Yangon và Mandalay, 2 thành phố lớn nhất nước. Tuy nhiên, một số hạng mục đã tạm ngưng do tình hình trong nước, trong khi một số khác vẫn đang thi công.
Theo ông Motegi, Nhật đã thông qua nhiều kênh để kêu gọi quân đội Myanamr lập tức chấm dứt bạo lực, thả những người bị bắt và khôi phục nền dân chủ. Nhật vẫn duy trì mối quan hệ với Myanmar từ thời chính quyền quân sự trước đó, trong khi vẫn ủng hộ dân chủ.
“Chúng tôi có nhiều kênh khác nhau ở Myanmar, kể cả với quân đội, hơn là châu Âu và Mỹ. Ngoại trưởng các nước G7 hiểu rõ điều đó”, theo Ngoại trưởng Motegi.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên kế hoạch họp về tình hình Myanmar
Các nguồn tin ngoại giao ngày 29/3 cho biết Anh đã kêu gọi triệu tập Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp khẩn cấp về tình hình tại Myanmar.
Theo nguồn tin trên, 15 thành viên HĐBA sẽ bắt đầu phiên họp kín vào ngày 31/3 và lắng nghe báo cáo tình hình của đặc phái viên LHQ về Myanmar, ông Christine Schraner Burgener.
Người biểu tình tập trung tại thành phố Yangon, Myanmar ngày 8/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hoan nghênh các nỗ lực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tại Myanmar. Tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi đang ở thăm Nhật Bản, hai ngoại trưởng đã nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm cải thiện tình hình.
Nhật Bản là nước không cùng với Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt trừng phạt Myanmar. Chánh Văn phòng nội các Katsunobu Kato ngày 29/3 cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ nghiên cứu "các biện pháp có thể giúp bình ổn tình hình".
Trong một diễn biến mới nhất, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 29/3 thông báo ngừng mọi cam kết thương mại của Mỹ với Myanmar, có hiệu lực ngay lập tức.
Về phần mình, phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cùng ngày cho biết Nga "rất lo ngại" về tình hình tại Myanmar. Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho rằng cần thời gian để Myanmar giải quyết vấn đề hiện nay và hối thúc ASEAN đóng một vai trò trong việc tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị từ ngày 1/2 sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng, bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội Myanmar cáo buộc đã có nhiều gian lận xảy ra trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra tháng 11/2020, điều mà Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar đã bác bỏ. Sau khi nắm tạm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực. Quân đội cũng phủ nhận đã tiến hành đảo chính.
Tokyo muốn các nền kinh tế dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Fukushima Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để các biện pháp hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Fukushima được dỡ bỏ trên cơ sở khoa học càng sớm, càng tốt để tăng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản. Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo ngày 17/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo phóng...