Nhật Bản dỡ bỏ trước thời hạn tình trạng khẩn cấp tại 6 tỉnh
Ngày 26/2, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ trước thời hạn tình trạng khẩn cấp vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở 6 trong số 10 tỉnh, thành.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo quyết định này, tình trạng khẩn cấp sẽ được dỡ bỏ ở các tỉnh Aichi, Gifu, Kyoto, Osaka, Hyogo và Fukuoka từ ngày 28/2 do tình hình dịch bệnh ở các địa phương này đã cải thiện rõ rệt. Như vậy, tình trạng khẩn cấp sẽ được duy trì ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận gồm Saitama, Chiba và
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản đã cải thiện đáng kể nhờ việc áp dụng tình trạng khẩn cấp. Ngày 25/2, nước này chỉ ghi nhận 1.076 ca nhiễm mới, giảm mạnh so với mức đỉnh 7.863 ca vào ngày 8/1, và 74 ca tử vong, giảm 63% so với mức đỉnh 121 ca vào đầu tháng này. Đáng chú ý, với 340 ca ở Tokyo, đây là ngày thứ 19 liên tiếp số lượng ca nhiễm mới ở thủ đô của Nhật Bản dưới ngưỡng 500.
Trong bối cảnh đó, hôm 22/2, chính quyền tỉnh Aichi ở miền Trung đã đề nghị Chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại đây, viện dẫn tốc độ lây lan đang chậm lại và sự cải thiện về hệ thống y tế. Các tỉnh Kyoto, Osaka, Hyogo, Gifu và Fukuoka sau đó đã lần lượt đưa ra các đề nghị tương tự.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế vẫn tỏ ra thận trọng về những diễn biến của dịch COVID-19 ở nước này. Trong cuộc họp gần đây, các chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) nhận định số lượng ca nhiễm mới đã giảm sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, nhưng tốc độ giảm đã chậm dần kể từ giữa tháng 2. Các bệnh viện vẫn đang chịu áp lực cho dù không lớn như trước đây. Vì vậy, họ khuyến nghị cần tiếp tục nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh.
Trong khi đó, ngày 25/2, Chủ tịch Hội Y học Nhật Bản Toshio Nakagawa tỏ ra lo ngại về khả năng người dân mất cảnh giác sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ. Theo ông, việc sớm dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp có thể “phát đi thông điệp sai rằng mọi thứ đã ổn”.
Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận trong vòng 1 tháng vào ngày 7/1. Sau đó, phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp đã được mở rộng ra 11 tỉnh. Tuy nhiên, ngày 2/2, Thủ tướng Suga đã quyết định chỉ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Tochigi, trong khi kéo dài thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 9 tỉnh, thành khác tới ngày 7/3.
Đảng cầm quyền Nhật sắp bỏ phiếu chọn người thay Abe
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền lên kế hoạch bầu chủ tịch đảng vào ngày 14/9, sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố từ chức.
Các đại biểu LDP họp đảng hôm nay và dự kiến thông báo chính thức về ngày bầu lãnh đạo vào 14/9. Truyền thông Nhật Bản cho hay cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức tại một khách sạn ở thủ đô Tokyo, thay vì trụ sở LDP, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Chủ tịch LDP được bầu trong cuộc bỏ phiếu sắp tới gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo kế nhiệm ông Abe, do đảng này chiếm đa số trong nghị viện Nhật Bản.
Người kế nhiệm ông Abe được cho là sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và an ninh, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và căng thẳng Mỹ - Trung.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), tại họp báo ở Tokyo, hôm 28/8. Ảnh: Reuters.
Thăm dò dư luận cho thấy trong cuộc chạy đua kế nhiệm Abe, cựu bộ trưởng quốc phòng Shigeru Ishiba đang dành được sự ủng hộ cao của công chúng. Nhưng Ishiba, một nhà phê bình mạnh mẽ Abe, có thể phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn nếu tuyên bố ứng cử, bởi báo chí địa phương cho hay Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nhận được sự ủng hộ lớn trong nội bộ đảng LDP.
Khảo sát cuối tuần qua của Kyodo News cho thấy tỷ lệ ủng hộ của công chúng với ông Ishiba là 34%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 14% dành cho ông Suga. Trong khi đó, một cuộc thăm dò của Nikkei/TV Tokyo cho thấy Ishiba dành 28% tỷ lệ ủng hộ, theo sau là Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Taro Kono với 15%. Chánh văn phòng Nội các Suga đứng ở vị trí thứ tư với 11%.
Thủ tướng Abe (phải) bắt tay ông Shigeru Ishiba tại một sự kiện của đảng ở Tokyo, tháng 10/2018. Ảnh: Reuters.
Ông Suga, một trong những trợ lý lâu năm của Abe, đang có nhiều lợi thế với sự ủng hộ từ Tổng thư ký LDP Toshihiro Nikai và các phe phái lớn khác trong đảng này. Suga từ chối bình luận thông tin khi được hỏi về cuộc chạy đua vào ghế lãnh đạo LDP tại họp báo thường kỳ hôm nay. Ông Ishiba chưa tuyên bố liệu ông có tham gia tranh cử hay không.
Phụ trách chính sách của LDP Fumio Kishida tuyên bố sẽ tham gia ứng cử lãnh đạo đảng, nhưng ông này đang đứng ở vị trí cuối cùng trong cả hai cuộc thăm dò dư luận của Kyodo News và Nikkei Tokyo.
Brad Glosserman, chuyên gia tại Đại học Tama, Tokyo, cho ông Suga được xem là một "sự đặt cược an toàn" của LDP, nhưng có thể không phải là lựa chọn lý tưởng khi cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10/2021.
Thủ tướng Nhật Bản Abe tuần trước thông báo từ chức vì lý do sức khỏe, sẽ kết thúc thời gian tại vị thủ tướng lâu nhất Nhật Bản của ông. Nhật Bản không bầu thủ tướng bằng phổ thông đầu phiếu mà do các nghị sĩ quốc hội bầu ra. Chủ tịch của đảng nắm đa số ghế tại quốc hội thường sẽ được bầu làm thủ tướng.
Trump nói Abe là thủ tướng Nhật vĩ đại nhất Trump gọi Abe là thủ tướng vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản khi hai lãnh đạo điện đàm, vài ngày sau khi ông Abe thông báo từ chức. Phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere hôm 30/8 cho biết Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc trò chuyện rất lâu. Trump nói Abe đã...