Nhật Bản đẹp mơ màng thời khắc chớm thu
Rẻ quạt chưa chuyển vàng, lá phong chưa sang đỏ, nhưng mùa thu Nhật Bản vẫn đẹp theo một cách rất riêng.
Mùa thu, mùa gặt
Mùa thu Nhật Bản từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng sắc đẹp của thế giới. Khi lá thu chuyển màu, xứ sở Phù Tang như khoác lên mình một tấm áo mới. Thời khắc chuyển từ mùa hè sang mùa thu ở Nhật Bản cũng có biết bao câu chuyện để kể. Chớm thu còn được gọi là mùa shinmai, tức là mùa ăn lúa mới ở Nhật. Theo Japantimes, “shinmai” là từ chính thức của Bộ nông nghiệp Nhật, có nghĩa là mùa gặt.
Người nông dân sẽ gặt lúa, chế biến và đóng gói thành gạo mới bán trong năm. Shinmai là gạo mới. Còn gạo năm trước gọi là komai, năm trước nữa là kokomai (cứ thêm một chữ “ko” tức là cũ đi một năm). Người Nhật có một lễ mừng shinmai. Họ sẽ ăn gạo mới, uống trà mới thu hoạch và rượu sake mới. Lang thang trên những cánh đồng lúa vàng rực vào thời điểm lúa chín là một trải nghiệm tuyệt vời du khách nên thử.
Nắng thu mềm như dải lụa
Video đang HOT
Theo số liệu của một cuộc thống kê kéo dài từ năm 1981 đến năm 2010, trung bình mỗi năm Nhật Bản có khoảng 176,8 ngày nắng. Tuy nhiên, chất liệu nắng mỗi mùa lại khác nhau. Mùa hè có nắng dữ dội nhất. Nắng hè chiếu như hàng nghìn mũi kim đâm vào cơ thể, bỏng rát. Nắng mùa đông buổi sáng thì khá mềm nhưng càng về chiều thì càng ảm đạm, nhạt nhòa. Nắng xuân nhẹ nhàng. Nắng mùa thu thì mềm mại tựa dải lụa. Từ 16-17h, trời bắt đầu ngả sang màu vàng óng, đến mức có thể nhuộm luôn màu của lá xanh.
Thưởng ngoạn lễ hội Halloween
Diễn ra vào ngày 31/10, lễ hội hóa trang Halloween cũng là một điểm nhấn rất thu hút của mùa thu Nhật Bản. Người Nhật đón Halloween rất hoành tráng và công phu. Họ sẽ tập trung ở các công viên lớn, với vô vàn phong cách hóa trang đặc sắc. Du khách sẽ được nhìn thấy những nhân vật truyện tranh huyền thoại, những biểu tượng của quá khứ như Rocky, Kẻ hủy diệt, vịt Donald, chuột Mickey… cho tới những hình ảnh kinh dị, hài hước thậm chí là hơi lố. Người Nhật sẽ trở nên đặc biệt thân thiện vào lễ Halloween. Họ sẵn lòng chụp ảnh với bạn nếu được đề nghị thay vì từ chối như ngày thường.
Mùa gặt 'hạt vàng' ở ruộng bậc thang Y Tý
Trong thời gian này tại các vùng núi phía Bắc, đi đây cũng thấy cảnh tay liềm gặt lúa trên các thửa ruộng bậc thang.
Đây là mùa thu hoạch lúa chủ đạo trong năm của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất khan hiếm nguồn nước này.
Thóc được phơi dọc vệ đường - Ảnh: NGUYỄN DUY
Trên những rẻo cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, cả năm người dân chỉ trồng được một vụ lúa, vì là vùng không chủ động nguồn nước. Họ đợi mùa mưa đến để tích nước rồi gieo mạ từ tháng 5, tháng 6. Gần một tháng sau thì nhổ mạ mang đi cấy, sau đó chăm sóc đến khi thu hoạch vào tháng 10 - 11. Cây lúa ở xã vùng cao Y Tý ( huyện Bát Xát, Lào Cai) là một hành trình gian nan từ cây lúa ra đến hạt gạo.
Người thiểu số Hà Nhì Đen chiếm đến hơn 80% dân số toàn xã, và là chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang. Ông Phà Mừ Có ở thôn Choẳn Thèn cho biết: "Dân bản tận dụng nước mưa và dẫn thêm nước từ các con suối ở hèm núi ra ruộng. Sau đó họ vạt cỏ, đắp bờ giữ nước". Vào mùa nước đổ, toàn bộ trâu từ bản được chủ hộ dẫn theo bờ ruộng lên để cày bừa, làm mềm đất...
Khi ruộng đã bằng phẳng, bà con đồng loạt lên nương đi cấy lúa. Trong suốt vụ lúa, mọi người trong nhà phải thường xuyên lên nương thăm ruộng, nhổ cỏ dại, chăm bón, thậm chí dựng nhà giữa ruộng làm lễ cầu mùa...
Khi lúa chín rộ, già trẻ, trai gái bắt đầu lên nương thu hoạch. Gặt xong, những bó lúa được cho vào bao, gùi hoặc để nguyên. Người dân dùng tấm lưng trần, bờ vai khỏe khoắn để đưa lúa xuống bản. Họ cõng lúa trên lưng đi men theo bờ ruộng nhấp nhô giữa trời nắng chang chang.
Những hạt gạo có được sau bao tháng ngày vun trồng, chăm sóc, cõng chở, gặt, đập với bà con vùng cao Y Tý quý giá như hạt vàng.
Con trai bản đảm đang tham gia công việc gặt lúa - Ảnh: NGUYỄN DUY
Những gùi lúa cao quá đầu thành thứ che nắng cho người dân - Ảnh: NGUYỄN DUY
Anh Ly Seo May cặm cụi đập từng bó lúa vào tấm gỗ để hạt thóc bung ra - Ảnh: NGUYỄN DUY
Bà Sào Thó Sơ cõng 2 bó lúa khủng trên lưng về nhà - Ảnh: LY XÁ XUY
Ngồi nghỉ bên đống lúa vừa được cõng xuống - Ảnh: NGUYỄN DUY
Trước đó 5 tháng là việc gieo mạ, cấy, chăm cây lúa trên vùng đất núi đồi Tây Bắc này.
Bà con bớt lại một số ô ruông bậc thang để gieo mạ, sau 2-3 tuần mạ được nhổ để đem đi cấy - Ảnh: VĂN HẢI
Anh Phà Ha Dê ở thôn Mò Phú Chải dắt trâu đi cày ruộng - Ảnh: LY XÁ XUY
Sau khoảng 2 -3 tuần, mạ được nhổ để đem đi cấy - Ảnh: VĂN HẢI
Bà con thôn Choẳn Thèn dựng nhà giữa đồng để trông coi và làm lễ cầu mùa - Ảnh: NGUYỄN DUY
Chị em phụ nữ đi thăm ruộng khi lúa chuẩn bị chín - Ảnh: NGUYỄN DUY
Những mùa vàng trên núi Thời gian này, khi Hoàng Su Phì hay Mù Cang Chải đều chỉ còn trơ gốc rạ, thì Bắc Hà lại vào vụ gặt. Những thửa ruộng bậc thang vàng óng trĩu nặng lúa ở Bắc Hà đang trở thành điểm đến mới vào mùa gặt đối với nhiều du khách. Thời gian này, khi Hoàng Su Phì hay Mù Cang Chải đều...