Nhật Bản đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân
Đại sứ quán Nhật Bản vừa đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải đổi tên cầu Nhật Tân (Hà Nội) thành cầu Hữu nghị Việt – Nhật và lùi thời gian khánh thành công trình này đến tháng 1/2015.
Cầu Nhật Tân được phía Nhật Bản đề xuất đổi tên thành cầu Hữu nghị Việt – Nhật
Đề xuất nói trên được ông Hiroshi Fukada – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam – đưa ra trong buổi làm việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chiều qua (25/8) tại Hà Nội.
Lí do mà Đại sứ Nhật Bản đưa ra cho việc đổi tên cầu Nhật Tân là nhằm đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Ông Hiroshi Fukada đề xuất với Bộ trưởng Đinh La Thăng lấy tên cầu Nhật Tân là cầu Hữu nghị Việt – Nhật.
Thống nhất với ý kiến của Đại sứ Nhật Bản, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo Vụ Kế hoạch – Đầu tư chuẩn bị các thủ tục cần thiết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này, đề nghị Thủ tướng cho phép đặt tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt – Nhật theo đề xuất của Đại sứ Nhật Bản.
Cũng tại buổi làm việc, Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada đã đề nghị Bộ GTVT Việt Nam lùi thời gian khánh thành cầu Nhật Tân và Dự án đường nối Nhật Tân – Nội Bài đến tháng 1/2015 thay vì tháng 10/2014 như kế hoạch.
Đại sứ Nhật Bản ghi nhận cầu Nhật Tân là biểu tượng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, bởi vậy lễ thông xe cây cầu này là một sự kiện đặc biệt quan trọng, vì vậy ông mong muốn Bộ GTVT sắp xếp thời điểm khánh thành thích hợp để Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng, GTVT và Du lịch Nhật Bản – Akihiro Ota, có thể tham dự sự kiện này.
Sau khi trao đổi ý kiến, Bộ trưởng Đinh La Thăng và Đại sứ Nhật Bản đã đi đến thống nhất sẽ tiến hành tổ chức lễ thông xe cầu Nhật Tân cùng thời điểm khánh thành Dự án đường nối cầu Nhật Tân – Nội Bài và Dự án nhà ga hành khách T2 – Nội Bài trong tháng 1/2015.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, cả 3 dự án nói trên đều sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, vì thế việc khánh thành các dự án vào một thời điểm cùng sự tham dự của đại diện Chính phủ Nhật Bản sẽ càng có nhiều ý nghĩa hơn.
Video đang HOT
Được biết, tên cầu Nhật Tân sử dụng lâu nay được lấy từ tên của địa danh nơi cây cầu được xây dựng là làng hoa Nhật Tân. Nhiều người cho rằng Nhật Tân là một cái tên đẹp, bởi nó không chỉ gắn liền với một địa danh truyền thống mà khi nhắc đến cầu Nhật Tân thì người ta sẽ nghĩ đến vẻ đẹp của các loài hoa, đặc biệt là hoa đào Nhật Tân nổi tiếng.
Nhật Tân là cầu dây văng dài nhất Việt Nam và là 1 trong 3 cầu trên thế giới có 5 nhịp cầu dây văng liên tục. Cầu Nhật Tân nằm trên tuyến đường vành đai 2 của Hà Nội và được khởi công vào tháng 3/2009, với tổng số vốn đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng từ nguồn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng chiều dài của dự án cầu Nhật Tân là 8,95km với quy mô 8 làn xe chạy, trong đó phần cầu chính theo phương án cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp dài khoảng 3,75km, đường 2 đầu cầu dài khoảng 5,2km, mặt cắt ngang rộng 33,2m.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Kinh hãi gạo thơm nhưng cơm... độc!
Không ít người muốn cả gia đình được ăn ngon đã chọn mua loại gạo thơm ngon về dùng. Vậy nhưng khi nấu thành cơm mới tá hỏa vì mùi thơm đã biến mất, cơm lại bị khô và rời rạc. Tìm hiểu thực tế từ chuyện gạo "mất hương" sau khi nấu, chúng tôi thấy lo cho sự mất an toàn của loại gạo này.
Rất khó nhận biết gạo tẩm hương liệu bằng mắt thường mà phải thông qua sử dụng.Ảnh: Chí cường
Bảo quản gạo bằng thuốc diệt côn trùng
Chị Hà Thị Bình, phố Vũ Thạnh, quận Đống Đa, Hà Nội ấm ức cho biết: "Thường nhà tôi ăn các loại gạo tám nên khi ra cửa hàng cứ thấy loại gạo tám nào mà hạt nõn nà, tròn trịa, nhìn đẹp và thơm là mua.
Mới cách đây 3 ngày tôi cũng chọn gạo cẩn thận như vậy ở một cửa hàng mới mở ở gần nhà nhưng chỉ thơm lúc đang sôi, còn lúc ăn thì chả thấy gì nữa, hạt gạo lại bị khô, rời rạc.
Tôi ra cửa hàng hỏi thì họ nói, vì là gạo tồn nên không được chất lượng như gạo mới và có giá rẻ hơn bình thường".
Trong vai người chuẩn bị mở cửa hàng gạo và được một người quen giới thiệu, chúng tôi tìm đến bà N.T.O, chủ cửa hàng bán gạo trên phố Cầu Giấy, Hà Nội để tìm hiểu. Gặng hỏi mãi, bà N.T.O tiết lộ: "Các cô đi buôn gạo phải mua về cả xe ô tô, không có cách bảo quản thì hỏng hết. Trước khi xếp gạo vào kho phải rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng. Xếp xong một hàng thì xịt luôn thuốc chống côn trùng lên dãy bao đó, làm lần lượt như vậy, nếu không gạo để dăm bữa nửa tháng là mối mọt, mốc xanh hết. Còn gạo muốn đẹp, được giá thì lên Hàng Buồm mua... hương liệu nhé".
"Vậy ở cửa hàng chị cũng làm như vậy ạ?", tôi nhỏ nhẹ hỏi lại. Bà N.T.O trừng mắt: "Bí quyết đấy, loa lên là chết". Tôi lo lắng: "Vậy khách ăn có bị ngộ độc không? Em sợ lắm!". Bà N.T.O thản nhiên: "Chẳng thấy ai kêu than gì hết vì họ còn vo trước khi nấu...".
Gạo thơm nhờ...hương liệu trôi nổi
Chúng tôi đến phố Hàng Buồm, nơi được bà N.T.O giới thiệu là "xứ sở" cung cấp hương liệu cho Thủ đô và các địa phương lân cận. Chúng tôi được một bà chủ bán hương liệu gần giữa phố Hàng Buồn mang ra một lọ nhựa có màu xanh, nhãn hiệu Robertet nói: "Nếu để giữ gạo thơm ngon thì chỉ cần một lọ này là đủ".
Chúng tôi mở nắp lọ ra ngửi thấy có mùi thơm như mùi gạo nếp, thắc mắc: "Giống mùi gạo nếp quá, cho em mùi gạo thường đi". Bà chủ lại mang ra một lọ cũng màu xanh khác nói: "Hương dứa, dễ pha nhất đấy".
"Pha thế nào chị?". "Tỷ lệ 1/1.000, một lít pha được 1 tấn, pha xong là gạo thường sẽ thành gạo đặc sản, bán tăng được mấy giá, mà mua hương liệu thì rẻ bèo có 400.000 đồng/lít".
Đến một cửa hàng bán hương liệu khác, chúng tôi cũng được bà chủ đưa ra một can nước hương liệu nặng 5kg với giá 2 triệu đồng. Vừa xách can, bà chủ vừa đon đả: "Mua một can dùng cả năm nhé". Tất nhiên là loại can nước hương liệu này 100% là tiếng nước ngoài, không có dấu kiểm định của các cơ quan chức năng. Chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về độ an toàn vì không có tiếng Việt để từ chối mua hàng.
Khó nhận biết bằng mắt thường
Các chuyên gia được hỏi đều cho rằng, gạo tẩm hương liệu và gạo an toàn rất khó phân biệt bằng mắt thường. Theo ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, tình trạng ướp hương liệu vào gạo tạo hương thơm để hút khách mua hàng hiện nay rất phổ biến.
Cũng theo ông Trực thì gạo bị tẩm ướp rất khó nhận biết bằng mắt thường mà phải qua sử dụng mới biết được. Đó là gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm, hoặc gạo chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về sau đó không còn hương nữa. Nếu đúng là gạo có mùi hương thì thường phải hít sâu mới thấy mùi và lúc nấu lên, mùi thơm sẽ lan tỏa đậm hơn rất hấp dẫn, hạt cơm ngọt, mềm và dẻo.
Ông Bùi Sỹ Doanh, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cảnh báo rằng, hoạt chất gây độc của các loại thuốc diệt côn trùng là rất mạnh. Việc sử dụng loại thuốc này để diệt côn trùng trong kho gạo rất nguy hiểm. Chất độc hại sẽ ngấm, thẩm thấu vào gạo. Nếu người bán gạo sử dụng chế phẩm diệt côn trùng thường xuyên thì có tác dụng phòng chống các dịch bệnh côn trùng lan truyền, nhưng nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng các chế phẩm trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, sẽ rất có hại cho sức khỏe người dùng gạo.
Một số chuyên gia cũng khẳng định rằng, các chế phẩm diệt côn trùng dạng bình xịt của Trung Quốc dùng để phun ngoài bao gạo đều nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng trong gia dụng, thực phẩm và y tế. Các chế phẩm này được xác định có chứa hoạt chất thuộc nhóm phốt-pho, tồn lâu trong môi trường, gây nhiễm độc đường hô hấp, tiếp xúc nhiều lần có thể gây ung thư. Điều này không chỉ gây hại cho người dùng gạo mà chính người bán gạo cũng gặp nguy hiểm vì phải tiếp xúc nhiều.
Cách chọn gạo thông minh
Gạo ngon không ở hạt to hay nhỏ, mà quan trọng phải đều hạt, căng, bóng, gạo không bị gẫy, không có nhiều hạt màu vàng.
Một phương pháp để nhận biết gạo ngon là ngửi, hãy bốc một ít gạo lên bàn tay và ngửi thử, gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Sau đó, cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, gạo ngon sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi vị gì lạ.
Hoặc có thể mua số lượng nhỏ nấu thử nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ "tẩy chay" cửa hàng đó. Hay nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê vừa rẻ lại đảm bảo an toàn.
Chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận và được bán ở địa chỉ uy tín.
Theo Mai Hạnh
Gia đình
"Cổ phần hóa không phải là đẩy người lao động ra đường!" Bộ GTVT hiện có 10 Tổng Công ty trực thuộc đã hoàn thành cổ phần hóa (CPH) và chuyển thành công ty cổ phần trong 7 tháng vừa qua. Những vướng mắc về việc làm, tiền lương, nhân sự sau CPH đang khiến các doanh nghiệp đau đầu. Những vấn đề trên là nội dung chính trong cuộc họp bàn với các doanh...