Nhật Bản đề phòng lây lan dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ đón năm mới
Trong bối cảnh sắp diễn ra kỳ nghỉ dài ngày dịp năm mới 2023, giới chức Nhật Bản đang đề cao cảnh giác trước nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19, theo đó thắt chặt một số quy định để giảm thiểu các hoạt động tập trung đông người.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, thông báo mới nhất của chính quyền thủ đô ngày 26/12 nêu rõ sẽ không tổ chức sự kiện đếm ngược vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới ở nhà ga Shibuya. Đây là năm thứ 3 liên tiếp sự kiện này bị hủy do lo ngại có thể khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh hơn khi nhiều người tập trung tại đây.
Cụ thể, các màn hình lớn tại ga Shibuya chỉ phát hình ảnh không khí đón năm mới đến 23h đêm 31/12 mà không kéo dài đến thời khắc giao thừa như trước khi dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra, Chính quyền Tokyo khuyến cáo người dân hạn chế uống rượu bia tại các địa điểm tập trung đông người như nhà ga, trung tâm thương mại từ 21h tối 31/12/2022 đến 3h sáng 1/1/2023.
Các cửa hàng tiện lợi cũng được khuyến cáo hạn chế bán đồ uống có cồn trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, 6 trạm giám sát và hơn 100 nhân viên sẽ được tăng cường để điều tiết tại các khu vực thường tập trung đông người nhằm kịp thời giải tán đám đông và giải tỏa dòng người ùn ứ ở các điểm nút giao thông.
Video đang HOT
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, sau mỗi dịp nghỉ lễ đón năm mới, số ca mắc COVID-19 tại nước này đều tăng vọt, nhất là tại các đô thị lớn, do lượng người di chuyển giữa các địa phương tăng cao và nhiều hoạt động tập trung đông người chào đón năm mới được tổ chức. Đáng chú ý, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Nhật Bản vẫn đang diễn biến phức tạp trong làn sóng lây nhiễm thứ 8.
Ngày 21/12, Nhật Bản ghi nhận 206.943 ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc, lần đầu tiên vượt mốc 200.000 ca/ngày trong vòng 4 tháng qua. Đây cũng là con số cao nhất kể từ khi bước vào làn sóng lây nhiễm mới. Điều đáng quan ngại là từ đầu tháng 12 đến nay, tuy số ca mắc mới COVID-19 chưa bằng mức đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ 7, nhưng số ca tử vong cao bất thường với 399 ca vào ngày 22 và 24/12, gần bằng mức đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ 7.
Theo Giáo sư Kazuhiro Tateda tại Đai học Toho, hiện tại dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron đang gây ra phần lớn số ca mắc mới COVID-19 ở Nhật Bản nhưng không loại trừ khả năng sẽ có một biến thể mới lây lan mạnh hơn và tránh được “hàng rào” miễn dịch từ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 hiện nay.
Theo dự báo của Nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Nagoya thông qua sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Nhật Bản có thể rơi vào giữa tháng 1/2023, sau đó, số ca mắc mới và tử vong ở mức cao có thể kéo dài đến hết tháng 2.
Triều Tiên lại vừa phóng tên lửa?
CHDCND Triều Tiên vừa phóng một vật thể nghi là tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc ngày 24.3 thông báo Triều Tiên vừa phóng một vật thể chưa xác định ra vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Người dân tại ga tàu ở Seoul theo dõi tin tức về Triều Tiên hôm 16.3. Ảnh AFP
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng vật thể có thể là tên lửa đạn đạo và dự kiến rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, theo đài NHK.
Lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp hội đồng an ninh khẩn cấp ngay sau vụ phóng của Triều Tiên.
Đây được cho là lần phóng tên lửa thứ 13 của Triều Tiên từ đầu năm nay, theo Reuters.
Triều Tiên chưa có thông báo hay phản hồi chính thức nào về thông tin trên.
Hôm 20.3, Triều Tiên phóng 4 vật thể từ các bệ phóng rốc két đa nòng ở tỉnh Nam Pyongan và hướng về phía Hoàng Hải. Ngày 16.3, Triều Tiên cũng được cho là phóng một tên lửa tầm xa nhưng vụ thử nghiệm có vẻ đã thất bại.
Một số nhà phân tích cho rằng quả tên lửa đã phát nổ trên không sau khi được phóng và đó có thể là tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Hwasong-17.
Triều Tiên ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa từ cuối năm 2017 để tham gia đối thoại ngoại giao với Mỹ và Hàn Quốc. Các cuộc đàm phán sau đó trở nên bế tắc và hồi tháng 1, Bình Nhưỡng bắn tín hiệu có thể khôi phục việc thử nghiệm vũ khí và bắt đầu thực hiện nhiều đợt phóng tên lửa, gồm tên lửa bội siêu thanh và tên lửa đạn đạo tầm trung.
Vụ phóng mới nhất diễn ra giữa lúc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc dự báo Triều Tiên có thể tăng cường hoạt động thử tên lửa trước dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) vào ngày 15.4.
Rào cản đối với kế hoạch 'từ bỏ' Nhà Xanh của Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang đẩy nhanh kế hoạch dời phủ tổng thống khỏi khu tổ hợp Nhà Xanh. Nhà Xanh là nơi làm việc của các đời Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap Đội chuyển giao quyền lực của ông Yoon Suk-yeol cho biết phủ tổng thống cần được di chuyển đến địa điểm thuận lợi hơn trong...