Nhật Bản đẩy nhanh thảo luận thực hiện quyền tự vệ tập thể
Chính phủ Nhật Bản hy vọng đạt được đồng thuận trong liên minh cầm quyền để sớm sửa đổi Chỉ nam hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ, thực hiện quyền tự vệ tập thể.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích thực hiện quyền tự vệ tập thể trong một cuộc họp báo ngày 15 tháng 5 năm 2014
Cụ thể hóa tiêu chuẩn “sử dụng vũ lực”
Hãng Kyodo đưa tin, tại Quốc hội Nhật Bản vào các ngày 28, 29 tháng 5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành trả lời vấn đề quyền tự vệ tập thể và cơ chế an ninh tập thể.
Theo bài báo, vào ngày 15 tháng 5, trả lời báo chí, ông Shinzo Abe sẽ nghiên cứu dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, đồng thời đã nhấn mạnh “giới hạn” và “giới hạn tối đa”. Ông đã sử dụng tấm biển vẽ mẹ con người Nhật, chủ trương Lực lượng Phòng vệ cần hộ tống cho tàu quân đội Mỹ mang theo kiều bào Nhật Bản tị nạn.
Nhưng, ở Quốc hội, ông Shinzo Abe cho biết, tàu chiến Mỹ không mang theo kiều bào Nhật Bản cũng là đối tượng bảo vệ của Lực lượng Phòng vệ.
Hiện nay, luật pháp Nhật Bản cấm Lực lượng Phòng vệ cung cấp tiếp tế nhiên liệu hoặc chi viện y tế cho nước khác ở khu vực chiến đấu, lý do là sự chi viện này tương đương với “sử dụng vũ lực”. Ông Shinzo Abe cho biết, sẽ cụ thể hóa tiêu chuẩn đánh giá về sử dụng vũ lực.
Thủ tướng Shinzo Abe giải thích thực hiện quyền tự vệ tập thể
Bài báo dẫn chuyên gia Nhật Bản cho rằng, điều này rõ ràng là muốn mở rộng phạm vi chi viện ở phía sau. Nhưng, điều này sẽ làm gia tăng phản cảm của quốc gia bị thực hiện vũ lực. Theo một giáo sư Đại học Keio Nhật Bản thì rõ ràng là ông Shinzo Abe muốn xây dựng Nhật Bản thành một nước lớn về quân sự như nước Anh.
Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, mặc dù đã dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, thực tế có sử dụng vũ lực hay không “là quyết định chính trị rất cao. Nội các sẽ đưa ra phán đoán tổng hợp và quyết định thận trọng”.
Liên minh cầm quyền tăng cường hiệp thương
Theo bài báo, hiện nay, đảng Tự do Dân chủ và đảng New Komeito tuy đã bắt đầu thảo luận những tình huống xấu mà không đến mức phải tấn công vũ lực, nhưng hai bên ngày càng bất đồng về pháp quy.
Theo báo chí Nhật Bản, để đẩy nhanh thực hiện quyền tự vệ tập thể, đảng Tự do Dân chủ muốn đẩy nhanh tiến trình hiệp thương với đối tác – đảng New Komeito, tăng số lần và thời gian hiệp thương mỗi tuần.
Video đang HOT
Theo Đài truyền hình NHK Nhật Bản, ngày 3 tháng 6, hai đảng này tiến hành thảo luận lần thứ ba về vấn đề quyền tự vệ tập thể. Chính quyền Shinzo Abe có kế hoạch nói rõ 8 ví dụ thực hiện quyền tự vệ tập thể khi bàn thảo.
Chủ tịch đảng New Komeito, ông Natsuo Yamaguchi
Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản hy vọng, trước khi sửa đổi “Chỉ nam (phương hướng) hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ” vào cuối năm nay, làm tốt tất cả công tác chuẩn bị cho thực hiện quyền tự vệ tập thể.
Đối với vấn đề này, đảng Tự do Dân chủ có kế hoạch đẩy nhanh tiến trình bàn thảo mỗi tuần một lần với đảng New Komeito. Trong khi đó, đảng New Komeito cho biết, việc bàn bạc trong đảng cầm quyền không cần đưa ra thời hạn.
Hãng Kyodo ngày 2 tháng 6 dẫn lời chủ tịch đảng New Komeito, ông Natsuo Yamaguchi đã tái khẳng định đảng này sẽ không vì vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể mà rút khỏi liên minh cầm quyền.
Ông Natsuo Yamaguchi nói: “Các chính đảng khác nhau có chính sách khác nhau. Nếu cứ có bất đồng thì lập tức xuất hiện vấn đề có muốn rút hay không, thì không thể liên minh cầm quyền. Điều quan trọng là tranh thủ đạt được đồng thuận”.
Mỹ muốn nội bộ Nhật Bản thống nhất về quyền tự vệ tập thể
Hãng Kyodo ngày 28 tháng 5 cho biết, chính phủ Mỹ vừa cho biết, để viết nội dung thực hiện quyền tự vệ tập thể vào “Chỉ nam hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ” (đang sửa đổi), trước khi sửa đổi thì hội nghị nội các Nhật Bản cần phải thông qua nghị quyết liên quan sửa đổi giải thích Hiến pháp.
Quân đội Mỹ-Nhật trong một cuộc tập trận năm 2010 (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, hành động này của Mỹ có ý là muốn Nhật Bản tiến hành phối hợp nội bộ một cách thận trọng, đạt được ý kiến thống nhất. Mặc dù chính phủ hai nước Nhật-Mỹ tranh thủ sửa đổi “Chỉ nam hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ” trong năm nay, nhưng nếu công tác phối hợp giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền bị kéo dài thì có thể công tác sửa đổi phải trì hoãn đến năm 2015.
Ngoài ra, ông Shinzo Abe trả lời phỏng vấn tờ “Nhật báo phố Wall” cũng thừa nhận, những vấn đề như dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể và sử dụng vũ khí trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (PKO) “không dễ được người dân hiểu, có tiếng nói phản đối mạnh”.
Trung Quốc mơ giong dị nghị thương thây
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 2 tháng 6 có bài viết nói xấu Nhật Bản cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang “gióng trống khua chiêng” thúc đẩy bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, hành động này đã bị cộng đồng quốc tế (?-PV) “lên án”. Nhưng, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida vẫn đang “cổ vũ” cho dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể.
Bài báo dẫn hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 30 tháng 5 cho biết, ông Fumio Kishida cùng ngày khẳng định, sẽ không xuất hiện tình hình không thể từ chối yêu cầu viện trợ của nước khác, bởi vì Nhật Bản sẽ tự đánh giá, đoán định.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014
Theo báo Trung Quốc, về quyền tự vệ tập thể, có quan điểm cho rằng, một khi dỡ bỏ lệnh cấm, Nhật Bản sẽ không từ chối yêu cầu viện trợ hành động quân sự từ Mỹ. Ông Fumio Kishida phản bác cho rằng: “Nước ta sẽ tiến hành tự phán đoán, khi nên nói không sẽ dứt khoát nói không”.
Ông Fumio Kishida đồng thời cho biết: “Cần phải lấy sự cần thiết bảo vệ tính mạng và cuộc sống của người dân làm tiêu chuẩn để cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không phải bị nước khác cưỡng chế”, nhấn mạnh sẽ không mở rộng vô nguyên tăc.
Ngoài ra, tại Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Fumio Kishida đã thể hiện thai đô tích cực đối với việc hoàn thiện pháp chế để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản – lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (PKO) có thể tiến hành tiếp viện hỗ trợ trong những thời điểm các quan chức Liên hợp quốc bị tấn công vũ lực.
Ông cho biết: “Để bảo vệ quan chức Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong các trường hợp khẩn cấp, phải đi sâu nghiên cứu để đề phòng tất cả các tinh huông. Ngoài nước ta, các nước khác đều đang thực hiện”.
Theo báo Trung Quốc, việc Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể “chịu đủ phê phán”. Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho rằng, điều này có nghĩa là Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia có thể “phát động chiến tranh”, có nguy cơ gây ra chạy đua vũ trang Đông Bắc Á.
Nhật đang bàn bạc hợp tác công nghệ tàu ngầm với Australia
Theo bài báo thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng đòi Nhật Bản tôn trọng và chú ý đến “quan tâm an ninh hợp lý, chính đáng” của các nước láng giềng châu Á, kiên trì đi con đường phát triển hòa bình, bằng hành động thiết thực, xóa bỏ “nghi ngờ của các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế” đối với các động thái có liên quan của họ, thiết thực phát huy vai trò mang tính xây dựng đối với hòa bình, ổn định của khu vực châu Á.
Báo Trung Quốc tuyên truyền, ngay cả trong nội bộ Nhật Bản, việc dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể cũng không được ủng hộ hoàn toàn, người dân Nhật Bản đã nhiều lần tổ chức tuần hành phản đối dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể.
Được biết, gần đây, do các mối đe dọa môi trường an ninh xung quanh tăng lên, nhất là việc Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, gia tăng hoạt động quân sự trên biển và gia tăng đòi hỏi chủ quyền (bất hợp pháp), Nhật Bản đang tích cực thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, thúc đẩy xóa bỏ những “trói buộc” tàn dư sau Chiến tranh thế giới thứ hai, muốn trở thành một quốc gia bình thường như các nước khác.
Mục đích của Nhật Bản là bảo vệ chủ quyền, an ninh nhất là các hòn đảo ở hướng tây nam; ngoài ra Nhật Bản cũng quan tâm đến an ninh hàng hải ở Biển Đông và các vùng biển khác. Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm mọi cách độc chiếm Biển Đông.
Nhật Bản có thể cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam vào năm 2015
Đứng trước mối đe dọa mà Trung Quốc đang gây ra trên Biển Đông hiện nay, Nhật Bản đã không thể khoanh tay đứng nhìn. Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực, ủng hộ tối đa cho các nước Đông Nam Á ven Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc đang đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn hàng hải ở khu vực.
Theo Giáo Dục
Mỹ ủng hộ Nhật Bản tăng vai trò an ninh đối phó Trung Quốc
Mỹ hôm qua đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với Nhật Bản, một đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á, trong việc tăng cường vai trò quân đội để đáp ứng các thách thức nổi lên từ Trung Quốc.
Mỹ cần Nhật Bản xây dựng quân đội để cùng đối phó với các thách thức an ninh nổi lên trong khu vực.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã công khai ủng hộ kế hoạch của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc tái định hình vai trò của quân đội.
"Mỹ ủng hộ nỗ lực của Thủ tướng Abe trong việc tái định hướng vị thế hoạt động phòng vệ tập thể, hướng đến hỗ trợ tích cực cho xây dựng trật tự khu vực hòa bình và ổn định", người đứng đầu ngành quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Đây là động thái ủng hộ mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với đồng minh châu Á chủ chốt của mình trong việc nâng cao vai trò quân đội nhằm duy trì an ninh khu vực.
Đáng lưu ý, sự ủng hộ này được công khai đưa ra tại hội nghị an ninh châu Á lớn nhất trong năm, trước sự chứng kiến của đông đảo bộ trưởng quốc phòng, quan chức quân sự cấp cao, nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh của các nước.
Ông Hagel nêu rõ, để góp sức cho nỗ lực của Nhật Bản, Washington và Tokyo "đã lần đầu tiên trong gần 2 thập kỷ qua bắt đầu sửa đổi các quy tắc quốc phòng chung".
Tuyên bố của ông Hagel đã tiếp thêm lửa cho bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Nhật Bản tại diễn đàn Shangri-La năm nay. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm 30/5, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ trở thành đối tác chủ động hơn trong duy trì an ninh khu vực và hiện nước này đang xem xét sửa đổi các quy định về hoạt động của Lực lượng phòng vệ.
Nhật Bản đang đẩy mạnh tăng cường vai trò quân đội để đối phó hiệu quả và chủ động hơn với các mối lo ngại từ Trung Quốc và Triều Tiên. Hiện tại, Nhật Bản chỉ có lực lượng phòng vệ, chứ không có quân đội theo đúng nghĩa do những quy định ràng buộc đề ra trong Hiến pháp hòa bình năm 1946.
Trong cuộc tiếp xúc song phương bên lề Đối thoại Shangri-la 13, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và người đồng cấp Mỹ Hagel nhất trí cho rằng bên cạnh việc tăng cường vai trò của quân đội Nhật Bản, thỉ củng cố liên minh an ninh song phương mạnh mẽ hơn sẽ có tác dụng như một sự răn đe ở châu Á trước những căng thẳng đang nổi lên và hai nước sẽ không chấp nhận mọi nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực.
Theo Dantri
Học giả TQ nóng mặt công kích TT Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Trước bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La chỉ trích Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế, một số học giả quân sự Trung Quốc phản pháo ông Abe rằng không xứng đáng để phát biểu về luật pháp quốc tế và cáo buộc ngược rằng chính Nhật bản mới gây đe dọa an ninh khu...