Nhật Bản đặt mục tiêu loại bỏ xe chạy bằng xăng trong 15 năm tới
Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đặt mục tiêu loại bỏ các xe chạy bằng xăng trong 15 năm tới trong khuôn khổ kế hoạch quốc gia đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon.
Ngày 25/12, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đặt mục tiêu loại bỏ các xe chạy bằng xăng trong 15 năm tới trong khuôn khổ kế hoạch quốc gia đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon và thúc đẩy “tăng trưởng Xanh” trị giá gần 2.000 tỷ USD/năm đến năm 2050.
“Chiến lược tăng trưởng xanh” của Nhật Bản tập trung vào phát triển nhiên liệu hydro và ô tô điện nhằm hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Suga Yoshihide về trung hòa khí carbon vào năm 2050. Thủ tướng Suga lấy đầu tư thân thiện với môi trường làm ưu tiên hàng đầu để vực dậy nền kinh tế Nhật Bản, vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời đưa nước này nằm trong nhóm những nước có mục tiêu tham vọng về trung hòa khí carbon, trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và một số nền kinh tế khác.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra các ưu đãi về thuế cũng như hỗ trợ tài chính cho các công ty nhằm đạt tăng trưởng kinh tế hàng năm 90.000 tỷ yen (870 tỷ USD) đến năm 2030 và 190.000 tỷ yen (1.800 tỷ USD) đến năm 2050 thông qua hoạt động đầu tư và tiêu thụ thân thiện với môi trường. Ngoài ra, quỹ vì môi trường của nước này trị giá 2.000 tỷ yen sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh. Kế hoạch này cũng tìm cách thay thế việc tiêu thụ xe chạy xăng bằng xe điện, trong đó có xe hybrid (chạy cả xăng và điện) và xe điện chạy nhiên liệu khí hydro hóa lỏng vào năm 2035.
Để khuyến khích người dân sử dụng xe điện, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu giảm hơn 50% giá pin xe điện xuống 10.000 yen hoặc ít hơn đối với một kWh vào năm 2030, đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu hydro từ 200 tấn hiện nay lên 3 triệu tấn vào năm 2030 và khoảng 20 triệu tấn vào năm 2050, trong các lĩnh vực như sản xuất điện và giao thông vận tải./.
Nhật-Australia hợp tác chôn vùi khí thải carbon xuống dưới biển sâu
Các công ty Australia và Nhật Bản đang nghiên cứu kế hoạch chôn carbon dioxide từ các nhà phát thải công nghiệp ở châu Á dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Australia.
Cựu Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko thị sát một cơ sở thí nghiệm lưu trữ và thu giữ carbon trên bờ ở Tomakomai, Hokkaido, vào tháng 8/2019. Ảnh: Kyodo
Theo Japan Times, công ty năng lượng Transborders Energy Pty có trụ sở tại Perth (Australia) đang trao đổi và hợp tác với các đối tác bao gồm công ty Khí đốt Tokyo và công ty Điện lực Kyushu về các đề xuất đưa khí thải trong ngành công nghiệp nặng ở Australia và mở rộng ra toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương qua ống dẫn nổi - công nghệ hiện được triển khai trong lĩnh vực khí đốt - xuống dưới đáy biển.
Các nhà sản xuất năng lượng lớn đều ủng hộ phương án thu giữ carbon (CCS) dưới đáy biển như một cách để hạn chế lượng khí thải song các dự án này vẫn gặp phải nhiều thách thức như các vấn đề kỹ thuật và chi phí vượt mức.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm nay, khoảng 40 triệu tấn carbon dioxide thuộc 21 cơ sở sản xuất sẽ được thu giữ. Con số này chỉ đóng một phần nhỏ trong tổng lượng khí thải toàn cầu khoảng 51 tỷ tấn. Dự án của Australia và Nhật Bản có kế hoạch thu giữ 1,5 triệu tấn/năm.
Australia là một trong những quốc gia có lượng khí thải bình quân đầu người lớn nhất thế giới do ngành xuất khẩu năng lượng bùng nổ. Chính phủ nước này đang thúc đẩy công nghệ thu giữ carbon CCS nhằm giảm thiểu lượng khí thải. Tuy nhiên, công nghệ này cho đến nay mới chỉ được sử dụng trên đất liền.
Chính vì vậy, các nhà khoa học toàn cầu đang tìm cách triển khai công nghệ CCS ở ngoài đại dương. Sáng kiến Northern Lights, do chính phủ Na Uy hỗ trợ, có kế hoạch lưu trữ 1,5 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm dưới Biển Bắc từ năm 2024, với mục tiêu dài hạn mở rộng quy mô hoạt động đến 5 triệu tấn.
Alex Zapantis, Tổng Giám đốc phụ trách thương mại Viện CCS Toàn cầu - một tổ chức tư vấn thúc đẩy việc triển khai công nghệ, cho biết: "Với sáng kiến này, bạn không phải đối phó với sự cạnh tranh trên đất liền. Vốn dĩ chúng ta đã có sẵn dữ liệu địa chất trước đó được thu thập phục vụ mục đích thăm dò dầu khí. Những dữ liệu này có thể giúp chúng ta có nền tảng cơ bản để xác định khu vực tiềm năng có thể chôn vùi khí thải carbon".
Tuy nhiên, theo ông Zapantis, để triển khai các dự án trên, chi phí thực hiện sẽ đội lên rất nhiều khi phải khoan xuống sâu dưới đáy biển và thiết lập các đường ống dẫn mới.
Khả năng tiết kiệm tiền của các nhóm máu A, B, AB và O Các nhóm máu A, B, AB và O có coi trọng việc tiết kiệm tiền hay không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và tâm lý học Nhật Bản, nhóm máu có thể quyết định tính cách và xu hướng, hành vi của một người, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến cách hành động của người đó. Vậy với từng...