Nhật Bản đặt mục tiêu bắt đầu tiêm chủng đại trà từ cuối tháng 6
Chính phủ Nhật Bản đã xác định quyết tâm mở rộng tiêm chủng vaccine COVID-19 cho tất cả các đối tượng từ cuối tháng 6, sớm hơn 1 tháng so với dự kiến.
Người dân chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 24/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại họp báo sau khi tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp đối với 9 tỉnh ngày 28/5, Thủ tướng Suga Yoshihide nhấn mạnh quyết tâm triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dưới 65 tuổi, bao gồm cả những người có bệnh nền, bắt đầu từ cuối tháng sau.
Về nguồn cung vaccine, Thủ tướng Suga khẳng định chính phủ sẽ đảm bảo đủ lượng vaccine cần thiết cho chiến dịch tiêm chủng với 100 triệu liều dự kiến sẽ đến Nhật Bản vào cuối tháng 6 và thêm 100 triệu liều nữa sẽ được bổ sung vào tháng 9. Thời điểm tiêm chủng cụ thể của từng địa phương sẽ được quyết định trên cơ sở kết quả khả quan của việc tiêm chủng cho đối tượng trên 65 tuổi, đồng thời địa điểm cũng có thể được mở rộng thực hiện tại nơi làm việc hoặc các trường đại học.
Video đang HOT
Thủ tướng Suga cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ làm hết sức để sớm mang lại cuộc sống bình thường cho người dân bằng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19. Hiện nay tốc độ tiêm chủng đang ở khoảng 400.000-500.000 lượt/ngày nhưng từ tháng 6 sẽ được nâng lên 1 triệu lượt/ngày.
Nhật Bản bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 từ tháng 2, về cơ bản đã tiêm đủ mũi cho nhân viên y tế là lực lượng tuyến đầu chống dịch. Với việc đưa vào vận hành hai trung tâm tiêm chủng quy mô lớn tại Tokyo và Osaka từ ngày 24/5, cũng như kết quả tích cực từ đàm phán mua vaccine, chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sẽ có thể tiêm chủng đại trà cho toàn bộ người dân từ cuối tháng 6, sớm hơn 1 tháng so với dự kiến ban đầu.
Bên cạnh đó, đối tượng trẻ em cũng sẽ được đưa vào diện tiêm chủng sau khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã c ấp phép cho vaccine của Pfizer mở rộng độ tuổi tiêm chủng từ 12-15 tuổi. Trong khi đó, hãng dược phẩm Modena cũng đã đệ trình dữ liệu lâm sàng lên MHLW và có thể sẽ được phê duyệt tiêm cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên vào tháng sau.
Ca Covid-19 mới Ấn Độ giảm mạnh
Ca Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ lần đầu tiên xuống dưới 200.000 kể từ giữa tháng 4, song ca tử vong vẫn cao và nguồn cung vaccine hạn chế.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay báo cáo 196.427 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ 14/4, trong khi số ca tử vong mới tăng 3.511. Tổng ca nhiễm của Ấn Độ hiện là 26,95 triệu, trong đó 307.231 người đã chết.
Số người chết ở Ấn Độ cao thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Brazil, chiếm 8,6% trong số gần 3,47 triệu ca tử vong do Covid-19 trên toàn cầu, dù con số thực tế được cho là cao hơn đáng kể.
Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ được hỗ trợ oxy trong một lớp học đã được chuyển đổi thành cơ sở điều trị Covid-19 ở ngoại ô Mumbai, Ấn Độ, hôm 24/5. Ảnh: Reuters .
Ấn Độ đang phải chống chọi với sóng Covid-19 thứ hai, nghiêm trọng hơn bất kỳ quốc gia nào kể từ đầu đại dịch. Nước này liên tiếp ghi nhận 300.000-400.000 ca nhiễm mới trong nhiều tuần qua.
Các ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ đang giảm dần sau khi đạt đỉnh hôm 9/5. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nước này có thể phải đối mặt đợt bùng phát thứ ba trong những tháng tới.
Dù tỷ lệ ca nhiễm hàng ngày giảm, cuộc chiến chống Covid-19 của Ấn Độ vẫn gặp nhiều khó khăn do cung cấp vaccine chậm, khiến nhiều người bỏ lỡ các mũi tiêm, và bệnh nhiễm trùng "nấm đen" hiếm gặp ảnh hưởng đến bệnh nhân Covid-19.
Từ những ngôi làng hẻo lánh trên dãy Himalaya, qua các đồng bằng rộng lớn ở miền trung ẩm ướt, đến những bãi biển đầy cát ở phía nam, đại dịch gây quá tải hệ thống y tế thiếu thốn của Ấn Độ sau khi lan nhanh khắp đất nước.
Trong khi dịch ở các thành phố có dấu hiệu cải thiện những ngày gần đây, virus đang gây thiệt hại lớn cho các vùng nông thôn rộng lớn của đất nước, nơi sinh sống của phần lớn dân số và điều kiện chăm sóc y tế hạn chế.
Chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ gần đây cũng chậm lại và nhiều bang cho biết họ không có đủ vaccine để tiêm. Quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế giới chỉ mới tiêm chủng đầy đủ cho hơn 41,6 triệu người, tương đương 3,8% trong tổng số gần 1,35 tỷ dân.
Nhân viên y tế Osaka kiệt sức trong bệnh viện, muốn hủy Olympic Tokyo Các bệnh viện ở Osaka, thành phố lớn thứ hai Nhật Bản, đang chịu sức ép nặng nề trước làn sóng COVID-19 mới. Người dân chờ tại trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Osaka. Ảnh: Getty Images Theo kênh CNBC, tình trạng hết giường bệnh và máy thở, bác sĩ làm việc tới kiệt sức cho thấy hệ thống y tế Osaka đang...