Nhật Bản: Đảng Nhật Bản phục hồi sẽ được thành lập trong tháng 10
Khoảng 10 nhà lập pháp Nhật Bản đương nhiệm đang xem xét khả năng tham gia vào đảng phái này.
Trong bài phát biểu trước báo giới ngày 1/10, đương kim thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto tuyên bố, sẽ thành lập đảng “Nhật Bản phục hồi” vào ngày 24/10 tới, với vai trò là một đảng chính trị mới, có chức năng nhiệm vụ cơ bản là đem lại sức sống mới, sự phát triển mới cho Osaka.
Đương kim thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto phát biểu. (ảnh: Kyodo).
Thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto và ông Ichiro Matsui – người đồng sáng lập đảng, đã rời bỏ khỏi đảng Dân chủ đối lập để thành lập đảng mới với tên gọi “Nhật Bản phục hồi”. Khoảng 10 nhà lập pháp đương nhiệm đang xem xét khả năng tham gia vào đảng phái này.
Theo dự kiến, từ nay cho tới cuộc bầu cử bán phần Thượng viện vào tháng 7 năm tới, đảng “Nhật Bản phục hồi” sẽ tích cực xây dựng Cương lĩnh tranh cử nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri, trong đó mong muốn đưa ra một chính sách mới nhằm sửa đổi Hiến pháp về việc trực tiếp bầu Thủ tướng thông qua số phiếu phổ thông.
Cũng tại cuộc họp báo ông Hashimoto cho biết, sẽ đề cử ông Ichiro Matsui vào vị trí Chủ tịch đảng “Nhật Bản phục hồi” và đây được xem là người phù hợp và đủ khả năng nhất để lãnh đạo đảng. Theo giới phân tích, cả hai nhà sáng lập đảng đều có quan hệ thân thiết với Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe.
Video đang HOT
Ông Hashimoto là một vị thủ lĩnh trẻ tuổi, được dư luận đánh giá có nhiều triển vọng trên chính trường Nhật Bản, người thường xuyên xuất hiện trên các chương trình phát thanh và truyền hình cùng luận điểm muốn thay đổi thực tại, nhằm thổi một luồng gió mới vào đời sống chính trị và kinh tế của đất nước./.
Ngọc Huân
Theo_VOV
Vì sao nhiều cựu thành viên của IS bỏ đi?
Gần 60 người từng tham gia vào Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nêu ra những lý do họ rời bỏ tổ chức này và kêu gọi chính phủ phương Tây hãy nỗ lực khuyến khích những cựu thành viên của tổ chức nói lên ý kiến của mình.
Theo tờ New York Times, đã có khoảng 20.000 người nước ngoài đã gia nhập các tổ chức khủng bố ở Trung Đông trong vòng 2 năm trở lại đây. Khoảng một phần tư trong số này là người châu Âu, và ước tính có khoảng 25 đến 40% trong số này đã quay trở về châu Âu.
Một phiến quân IS (cầm súng) đứng bên cạnh một mảnh vỡ của máy bay tiêm kích Syria bị bắn rơi.
Một báo cáo của trung tâm nghiên cứu ICSR (Anh) cho biết, phần lớn những người rời bỏ IS đều đang lẩn trốn để tránh sự truy bắt của tổ chức khủng bố và tránh bị lĩnh án tù khi họ trở về quê hương của mình. Theo đó, đã có 58 người từng tham gia IS từ châu Âu và Australia đã lên tiếng kể lại trải nghiệm của mình.
Một trong những lý do họ cảm thấy thất vọng đối với tổ chức IS là bởi những hành động bạo lực đối với những người theo đạo Hồi không thuộc tổ chức này. Đã có hai người rời bỏ tổ chức này khi phát hiện họ được chọn để tiến hành các vụ đánh bom cảm tử, và họ trả lời hãng BBC rằng "sự tàn bạo của IS khiến tất cả mọi người khiếp sợ".
Một người đàn ông Syria ban đầu gia nhập một nhóm vũ trang chống lại chế độ Assad đã phải tham gia IS khi toàn bộ bộ lạc của người này tuyên bố là đồng minh của tổ chức khủng bố. Anh nói rằng bước đầu tiên để hiểu rõ IS là một khóa học về luật Sharia.
"Đây không phải là luật lệ của Hồi giáo, mà là của Nhà nước Hồi giáo", người này nói. "Bọn họ chỉ truyền bá luật lệ đạo Hồi mà họ muốn".
Anh nói rằng chiến lược của IS về cơ bản là như sau: "Nếu anh chống lại tôi, anh sẽ bị giết chết. Nếu anh theo tôi, anh sẽ được sống. Anh phải nghe theo và tuân theo lệnh của tôi về tất cả mọi thứ".
Một người đàn ông phương Tây khác là Abu Ibrahim đã đến Syria để gia nhập IS sau khi cải sang đạo Hồi. Người này nói rằng anh đến để hỗ trợ nhân đạo cho người Syria và muốn sống dưới một đạo luật Hồi giáo nghiêm khắc, và đã sống trong lãnh thổ IS trong sáu tháng.
Phiến quân IS tại một cứ điểm không rõ.
Nhiều cựu thành viên IS đơn giản đã tỏ ra chán chường khi họ nhận thấy tình trang thiên vị mà các thủ lĩnh thường dành cho một nhóm phiến quân cụ thể, và cảm thấy rằng cuộc sống ở IS không thú vị như những gì đã thấy trong các đoạn phim tuyên truyền. Nhiều người gia nhập vì lời hứa có được xe hơi hay được xóa bỏ nợ nần đã thất vọng khi nhận ra rằng đó chỉ là lời hứa suông.
Một nguyên nhân khác mà nhiều người gia nhập IS là bởi họ không đồng tình với những gì mà Tổng thống Bashar al-Assad đã làm ở Syria. Báo cáo của ICSR cũng kêu gọi chính phủ các nước phương Tây hãy bảo vệ những cựu thành viên của IS, đồng thời khuyến khích họ kể lại những trải nghiệm của mình bởi đó sẽ là "một công cụ hữu hiệu để chống lại IS. Sự xuất hiện của những người rời bỏ tổ chức này khiến hình ảnh về sự đoàn kết và quyết tâm mà IS đang cố gắng tạo dựng bị phá vỡ".
Đồng thời, báo cáo cũng thừa nhận rằng nhiều cựu thành viên có thể đã có những hành vi tội ác, nhưng chính phủ nên "gỡ bỏ những rào cản pháp lý" khiến những người này nói ra những trải nghiệm của họ, giúp họ ổn định cuộc sống thay vì bắt giam họ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự...
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infonet
Lần đầu tiên "Hầm hạt giống tận thế" phải mở cửa vì nội chiến Syria Cuộc nội chiến Syria đã khiến các nhà chức trách Trung Đông phải gửi lời cầu cứu tới hầm chứa hạt giống toàn cầu Svalbard (SGSV), và khiến nơi này lần đầu tiên mở cửa để cung cấp hạt giống kể từ khi thành lập. Cuộc nội chiến tại Syria đã khiến các quan chức của Trung tâm quốc tế Nghiên cứu nông...