Nhật Bản cử thêm tàu hộ vệ tập trận cùng Mỹ trên Biển Đông
Nhật báo Mainichi số ra ngày 30/10 dẫn nguồn tin từ Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) ngày 29/10 cho biết sẽ triển khai thêm các tàu hộ vệ tham gia cuộc diễn tập chung với Hải quân Mỹ ở phía nam Biển Đông.
Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản tham gia tập trận chung. (Nguồn: sldinfo.com)
MSDF cho hay các tàu hộ vệ của Nhật Bản sẽ tham gia vào cuộc diễn tập kéo dài vài ngày, trong đó chủ yếu tập trung vào thao diễn thông tin liên lạc với các tàu chiến của Mỹ.
Cuộc diễn tập này đã bắt đầu từ ngày 28/10 ở phía bắc đảo Borneo trên Biển Đông cùng với sự tham gia của tàu khu trục Fuyuzuki của MSDF và đội tàu chiến Mỹ, dẫn đầu là tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
Ngoài ra, cơ quan này cũng khẳng định cuộc diễn tập nói trên nằm trong kế hoạch phối hợp hoạt động chung giữa quân đội hai nước Nhật-Mỹ đã có từ trước và không liên quan đến những động thái gần đây của Hải quân Mỹ ở Biển Đông.
Trước đó đội tàu Mỹ và Nhật Bản sau khi tham dự tập trận chung Malabar 2015 với Ấn Độ đã cập cảng thuộc Căn cứ Hải quân Changi của Singapore từ ngày 24/10.
Theo kế hoạch, các tàu chiến Nhật Bản sẽ trở về sau khi các cuộc tập trận kết thúc dự kiến vào khoảng 10/11 tới.
Trong tuyên bố ủng hộ việc Mỹ cử tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý gần đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép hôm 27/10 tại thủ đô Astana của Kazakhstan khi đang ở thăm quốc gia Trung Á này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhấn mạnh với báo giới rằng hành động của Chính phủ Mỹ là dựa trên luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Abe cũng bày tỏ quan điểm của Tokyo rằng các hành động đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông là mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế.
Đồng thời, ông Abe khẳng định: “Nhật Bản sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế, trong đó có đồng minh Mỹ, để bảo vệ các đại dương rộng mở, tự do và hòa bình.”
Theo các chuyên gia nhận định, việc MSDF điều thêm các tàu hộ vệ tập trận chung với hải quân Mỹ ở Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng gia tăng các hoạt động bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa được xem như là động thái biểu dương sức mạnh của liên minh Nhật-Mỹ, đồng thời cũng là hành động thử phản ứng của Trung Quốc./.
Theo Vietnam
Vì sao cuộc tập trận Nga, Trung lại bất thường?
Nga và Trung Quốc - hai siêu cường mới nối lại tình thân đang tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung rầm rộ. Điều đáng nói là cuộc tập trận này có rất nhiều điều bất thường.
Ảnh minh họa
Những chiếc tàu chiến đấu của Nga và Trung Quốc vừa hoàn thành giai đoạn tích cực của cuộc tập trận mang tên Hàng hải Chung-2015. Đây là cuộc tập trận chung lớn nhất trong lịch sử hợp tác giữa hải quân hai nước Nga và Trung Quốc, phát ngôn viên viên Quân khu Phía Đông của Nga - ông Roman Martov hôm qua (27/8) cho biết.
"Trong các bài tập thực tế trên biển và trên bờ biển kéo dài từ ngày 23-27/8, thủy thủ từ Hải quân hai nước Nga và Trung Quốc đã tiến ahnhf các hoạt động diễn tập phòng thủ chung, chống tàu ngầm, chống máy bay và chống hạm", ông Martov cho hay.
"Màn cao trao của cuộc tập trận là bài diễn tập đổ bộ chung của lực lượng không quân và thủy quân lục chiến xuống khu bắn thử Klerk ở miền nam Lãnh thổ Primorye. Đây là lần đầu tiên có một màn diễn tập như vậy được tổ chức ngay trên lãnh thổ của Nga", phát ngôn viên Quân khu Phía Đông của Nga nhấn mạnh.
Cuộc tập trận diễn ra ở Biển Nhật Bản kéo dài từ ngày 20 đến 28/8 có sự tham gia của 22 tàu chiến và tàu hỗ trợ, 15 máy bay và trực thăng, hai máy bay không người lái, hơn 500 lính thủy đánh bộ và 40 loại vũ khí chiến đấu hạng nặng khác.
Theo tờ báo của Trung Quốc, cuộc tập trận của họ với Nga thể hiện cấp độ tin tưởng mới trong quan hệ song phương giữa hai nước cũng như thể hiện Trung Quốc đang nổi lên là một cường quốc quân sự.Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là cuộc tập trận chung hải quân giữa Nga và Trung Quốc lần này có nhiều điều bất thường. Nói như tờ Nhật báo Nhân dân (People's Daily) - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì cuộc tập trận đang diễn ra là cuộc diễn tập xác lập những kỷ lục.
Dưới đây là 4 lý do khiến cuộc tập trận của Nga-Trung trở nên bất thường:
1. Đây là cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc dài nhất từ trước đến nay
Nếu kết hợp cả hai giai đoạn của cuộc tập trận Hàng hải Chung 2015 lại với nhau thì cuộc tập trận lần này kéo dài đến tận 19 ngày. Như vậy, đây chính là cuộc tập trận lâu nhất, dài hơi nhất mà Trung Quốc từng tiến hành với một quốc gia bên ngoài.
Cuộc tập trận đang diễn ra cũng đánh dấu lần đầu tiên Nga và Trung Quốc hợp tác với nhau ở cả Biển Địa Trung Hải và Biển Nhật Bản. Điều này chứng tỏ sự sẵn sàng của quân đội hai nước trong việc bảo vệ các tuyến đường biển cả ở gần và ở xa biên giới hai nước.
2. Cuộc tập trận quy mô lớn
Nếu tính lực lượng ở cả hai bên, cuộc tập trận giữa Nga và Trung Quốc có sự tham gia của 23 tàu nổi, 2 tàu ngầm, 15 máy bay, 8 trực thăng, 400 lính hải quân và 30 tàu đổ bộ, tờ báo của Nga cho biết.
Trong khi đó, theo nguồn tin phương Tây, cuộc tập trận diễn ra ở Biển Nhật Bản giữa Nga và Trung Quốc có sự tham gia của 22 tàu chiến và tàu hỗ trợ, 15 máy bay và trực thăng, hai máy bay không người lái, hơn 500 lính thủy đánh bộ và 40 loại vũ khí chiến đấu hạng nặng khác.
Lực lượng Trung Quốc chiếm một nửa trong số binh lính và gần một nửa trong số các loại vũ khí khác. Các cuộc diễn tập nhằm vào việc huấn luyện hợp tác cả trong phòng thủ hàng hải lẫn trong các chiến dịch đổ bộ.
3. Lần đầu tiên Lực lượng Không quân Trung Quốc ra bên ngoài
Để tham gia cuộc tập trận, 5 máy bay cánh cố định của Trung Quốc đã bay qua biên giới Nga để đi vào lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu tiên các máy bay của Không quân Truong Quốc đi vào lãnh thổ của nước ngoài. Theo tờ báo của Trung Quốc, điều này chứng tỏ một cấp độ tin tưởng mới, rất cao, giữa Lực lượng Vũ trang Nga và Trung Quốc. Nó cũng nhấn mạnh đến đặc điểm cụ thể trong các chiến dịch đổ bộ trong khuôn khổ các cuộc chiến tranh quy mô nhỏ.
Theo tờ People"s Daily, chiến dịch đổ bộ là màn tập điển hình trong các cuộc tập trận được thực hiện bởi các cường quốc lớn nhưng nó không giống với cuộc tập trận của một số nước nhằm vào việc chiếm đảo. 4. Lần đầu tiên Nga, Trung Quốc phối hợp trong một chiến dịch đổ bộ
"Không giống như một số nước nhất định hàng năm thường tiến hành hàng năm các cuộc tập trận được gọi là &'chiếm đảo' nhằm vào một quốc gia cụ thể nào đó, bài diễn tập đổ bộ của Trung Quốc và Nga phần lớn là hướng vào hoạt động tổ chức và chiến thuật của các hành động quân sự trong chiến dịch đổ bộ", tờ People"s Daily đã viết như vậy.
Có thể nói, cuộc tập trận của Nga và Trung Quốc có nhiều điều bất thường. Và đây là điều khiến Mỹ không tránh khỏi lo ngại. Washington có lý do để cảm thấy lo ngại bởi sau khi dồn ép, o ép Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine , Mỹ đã vô tình đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc. Kết quả là Bắc Kinh và Moscow đang kết hợp lại thành một liên minh có thể đe dọa, thách thức sự thống trị toàn cầu của Washington .
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Hoa Đông Trung Quốc ngày 27/8 đã tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn trên Biển Hoa Đông, với sự tham gia của hàng trăm tàu chiến. Ngày 27/8, tại khu vực Biển Hoa Đông, Trung Quốc đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn, với sự hiện diện của trên 100 tàu chiến của 3 hạm đội,...