Nhật Bản công bố tiến độ điều tra nguyên nhân ta.i nạ.n máy bay hồi đầu năm
Ngày 25/12, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Nhật Bản (JTSB) đã công bố tiến độ điều tra vụ ta.i nạ.n máy bay xảy ra tại sân bay quốc tế Haneda, thủ đô Tokyo hồi tháng 1 với nguyên nhân chính là sự hiểu lầm về lệnh cất cánh giữa nhân viên kiểm soát không lưu với cơ trưởng máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ( JCG).
Máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines (JAL) cháy rụi tại sân bay Haneda ở Tokyo sau vụ va chạm với máy bay của Lực lượng bảo vệ bờ biển, ngày 4/1/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong báo cáo ban đầu về tiến độ điều tra của Ủy ban An toàn giao thông Nhật Bản có thể hiện nội dung thẩm vấn cơ trưởng điều khiển máy bay của JCG, người sống sót duy nhất trong số 6 thành viên phi hành đoàn.
Trong đó, cơ trưởng cho biết, khi nhận được hiệu lệnh “No 1″ (số 1) từ nhân viên kiểm soát không lưu thì người này đã hiểu là “Hãy tiến vào vào đường băng và chờ đợi. Thứ tự cất cánh là số 1″. Tuy nhiên, bản chất thông điệp của nhân viên kiểm soát không lưu từ hiệu lệnh này là “Hãy đưa máy bay dừng ở phía trước đường băng và chờ đợi”. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vụ ta.i nạ.n nghiêm trọng.
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác là khi cơ trưởng máy bay JCG đã chỉ đạo kiểm tra an toàn trước khi cất cánh, vốn được thực hiện sau khi được phép vào đường băng thì cơ phó đã xác nhận “không có vấn đề gì”. Băng ghi âm thu tiếng động trong buồng lái khi đó đều ghi nhận cơ trưởng và cơ phó đã nhiều lần trao đổi và xác nhận điều này.
Ngoài ra, cả hãng Japan Airlines và nhân viên kiểm soát không lưu đều không nhận được thông tin gì về động thái di chuyển của máy bay JCG trước thời điểm máy bay chở khách hạ cánh.
Về phía nhân viên kiểm soát không lưu, mặc dù một người đã nhận thấy hình ảnh máy bay của JCG tiến vào đường băng qua màn hình trước khi xảy ra vụ ta.i nạ.n và có trao đổi với đồng nghiệp phụ trách.
Tuy nhiên, nội dung trao đổi giữa hai người không rõ ràng dẫn đến cả hai đều không có các hành động cảnh báo tiếp theo. Còn về phía máy bay của hãng Japan Airlines, do đèn chống va chạm trên máy bay của JCG có màu trắng tương tự các ánh sáng khác trên đường băng nên cả cơ trưởng và cơ phó gặp khó khăn trong việc phát hiện hình ảnh bất thường trước khi hạ cạnh.
Vụ va chạm giữa máy bay Airbus A350 của hãng Japan Airlines và máy bay De Havilland Dash-8 của JCG xảy ra vào tối ngày 2/1. Tất cả 379 hành khách trên máy bay của Japan Airlines đã được sơ tán an toàn trong vòng 18 phút sau khi máy bay hạ cánh và bốc cháy dữ dội. Tuy nhiên, 5 trong số 6 thành viên phi hành đoàn trên chiếc máy bay của JCG đã thiệ.t mạn.g. Cơ trưởng đã thoát khỏi máy bay và bị thương nặng.
Phát biểu tại họp báo ngày 25/1, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cho biết, đây mới là kết quả điều tra sơ bộ và JTSB sẽ tiếp tục có những phân tích sâu hơn về nguyên nhân vụ ta.i nạ.n để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời cũng cho biết thêm, sắp tới, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản sẽ phát triển một hệ thống cảnh báo về việc di chuyển sai đường băng tại các sân bay của Nhật Bản để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự.
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
Ngày 24/6, Ủy ban đối sách của Bộ đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản đã công bố bản tóm tắt các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn bay nhằm ngăn chặn tái diễn vụ ta.i nạ.n máy bay nghiêm trọng xảy ra ở sân bay quốc tế Haneda hồi đầu năm, trong đó có việc tăng thêm hệ thống cảnh báo bằng âm thanh và đèn cũng như tăng số lượng nhân viên kiểm soát không lưu.
Máy bay của Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways tại sân bay Haneda ở Tokyo. Ảnh tư liệu: KYODO/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, bản báo cáo của Ủy ban nói trên đã chỉ ra nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mất an toàn ở các sân bay Nhật Bản chủ yếu đến từ lỗi con người như nhận định sai lầm của phi công và kiểm soát không lưu. Điển hình là vụ việc va chạm của máy bay thương mại của hãng hàng không Japan Airlines (JAL) và máy bay của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày 2/1 là do máy bay của lực lượng bảo vệ đã tiến vào đường băng mà không được phép của cơ quan kiểm soát không lưu.
Theo hệ thống kiểm soát không lưu hiện tại ở các sân bay Nhật Bản, những sai sót như trên đã được thể hiện trên màn hình điều khiển nhưng ủy ban này cho rằng cần phải bổ sung cảnh báo bằng âm thanh để đảm bảo nhân viên kiểm soát không lưu không để xảy ra sự cố đáng tiếc.
Việc tăng cường nhân viên kiểm soát không lưu tại các sân bay lớn nhằm điều phối việc cất, hạ cánh, sẽ cho phép những nhân viên kiểm soát không lưu phụ trách đường băng có thể tập trung vào nhiệm vụ giám sát.
Cùng với đó, bản báo cáo cũng đề cập đến việc tăng số lượng các đèn cảnh báo trạng thái đường băng để ngăn chặn tái diễn tình trạng các máy bay cố gắng tiến vào đường băng trong điều kiện chưa chắc chắn về độ an toàn. Dự kiến, biện pháp này sẽ áp dụng sớm tại 5 sân bay lớn, bao gồm sân bay Itami và Haneda, trước khi mở rộng thêm 8 sân bay trong cả nước.
Ngày 2/1, chiếc máy bay thương mại A350 của JAL đã va chạm với một máy bay của Lực lượng Bảo vệ bờ biển khi hạ cánh xuống sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo khiến cho 5/6 thành viên phi hành đoàn của lực lượng phòng vệ Nhật Bản thiệ.t mạn.g; 367 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn máy bay của JAL may mắn thoát nạn.
Thêm thông tin về nguyên nhân vụ cháy máy bay ở sân bay Nhật Bản Các nhân viên kiểm soát không lưu tại sân bay Haneda thừa nhận, họ không phát hiện máy bay của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đi vào đường băng. Theo tờ Nikkei Asia, đây là thông tin được một nguồn tin thân cận với cơ quan điều tra tiết lộ. Nguồn tin cho hay các nhân viên kiểm soát không...