Nhật Bản công bố thông tin về phản ứng phụ của vaccine đặc trị dòng phụ BA.1
Nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mới đây đã công bố kết quả phân tích phản ứng phụ của vaccine phòng biến thể phụ BA.1 của biến thể Omicron, cho thấy không có nhiều khác biệt so với các tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19 thông thường.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi phản ứng phụ của những người tiêm các vaccine phòng biến thể phụ BA.1 do Pfizer/BioNTech và Moderna bào chế. Kết quả cho thấy, trong nhóm 55 người tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech có 61,8% cảm thấy khó chịu nói chung, 43,6% bị đau đầu và 34,5% sốt trên 37,5 độ C, trong khi ở nhóm 22 người tiêm vaccine của Moderna các tỷ lệ này lần lượt là 73,9%, 52,2% và 43,5%. Các phản ứng phụ này sẽ rõ rệt nhất vào ngày thứ hai sau khi tiêm và giảm dần sau đó.
Với kết quả trên, Giáo sư Suminobu Ito, Đại học Y Juntendo – trưởng Nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nhận định các phản ứng phụ sau tiêm loại vaccine này không mấy khác biệt so với phản ứng phụ sau tiêm vaccine ngừa COVID-19 thông thường, trong đó các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, đau đầu, mệt mỏi hoặc đau cơ.
Hồi tháng 9, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine phòng biến thể Omicron cho người dân nhằm khống chế làn sóng lây nhiễm thứ 7 của dịch COVID-19, trong đó cấp phép sử dụng vaccine đặc trị dòng phụ BA.1 do Moderna và Pfizer/BioNtech phát triển. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm chủng, Nhật Bản ưu tiên tiêm cho những người từ 60 tuổi trở lên và các nhân viên y tế chưa tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4, sau đó đã mở rộng diện tiêm chủng với các đối tượng đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản trong độ tuổi từ 12 tuổi trở lên.
Gần đây, số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản đang có xu hướng tăng nhanh trở lại. Ngày 8/11, Nhật Bản đã ghi nhận thêm 83.253 ca mới – tăng gần 16.600 ca so với 1tuần trước đó, và 105 ca tử vong. Các chuyên gia y tế cảnh báo đây là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản có thể đang bước vào làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19. Do đó, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi người dân đảm bảo tiêm các mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh các dòng phụ BA.1, BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng.
Khảo sát: Trẻ em ít gặp phản ứng phụ với vaccine ngừa COVID-19 hơn người lớn
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả khảo sát mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy trẻ em ở nhóm tuổi từ 5-11 có tỷ lệ sốt thấp hơn so với người lớn sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai phòng COVID-19.
Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi từ tháng 2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Suminobu Ito thuộc Đại học Juntendo đã tiến hành nghiên cứu về phản ứng phụ của 106 trẻ ở độ tuổi từ 5-11. Các em được tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine của hãng Pfizer - loại vaccine phòng COVID-19 duy nhất dành cho trẻ em được cấp phép ở Nhật Bản cho tới thời điểm này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 62 em có phản ứng sau tiêm. Cụ thể, có 11,3% bị sốt từ 37,5 độ C trở lên sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai, thấp hơn rất nhiều so với con số 38,1% của những người từ 20 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, chỉ có 22,6% bị mệt mỏi và 14,5% có biểu hiện đau đầu, thấp hơn nhiều so với các con số tương ứng 68,8% và 53,1% của người lớn. Đáng chú ý, các em đều không gặp phải bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng nào.
Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi từ tháng 2, thời điểm nước này đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 6, với số ca mắc mới có lúc lên tới hơn 100.000 ca/ngày, trong đó thanh, thiếu niên chiếm tỷ lệ cao nhất.
Trong một diễn biến liên quan khác, thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đã lắng dịu ở Nhật Bản. Ngày 12/6, nước này chỉ ghi nhận thêm 13.394 ca mắc mới, giảm 1.713 ca so với một tuần trước đó, trong đó thủ đô Tokyo chỉ có 1.546 ca.
Mỹ tập trung mọi "ngóc ngách" ở Ấn Độ - Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc Mỹ ngày 11/2 công bố tổng quan chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cam kết tăng cường nguồn lực ngoại giao và an ninh nhằm đẩy lùi nỗ lực mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tàu chiến Mỹ tập trận cùng các tàu của hải quân Australia và Nhật Bản (Ảnh: Hải quân Mỹ)....