Nhật Bản coi hoạt động quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa hơn cả tên lửa Triều Tiên
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa an ninh chính đối với Nhật Bản, bất chấp cả dấu hiệu cho thấy Triều Tiên có thể có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
Đó là nội dung nổi bật trong Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản 2019 được công bố ngày 27-9.
Sách Trắng Nhật Bản 2019 cho biết, nước này đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 10 lần trong 7 năm qua để chống lại sự lớn mạnh về mặt quân sự của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, năm nay là lần đầu tiên Trung Quốc được đặt vị trí quan tâm trên cả Triều Tiên. Các cuộc tuần tra của Trung Quốc ở vùng biển và bầu trời gần lãnh thổ Nhật Bản là “mối lo ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia”, Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ.
Quốc kỳ Trung Quốc và Nhật Bản tại cổng Thiên An Môn trước chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 25-10-2018
Theo đó, để đón tắt việc hiện đại hóa quân đội, Nhật Bản đang mua máy bay chiến đấu tàng hình do Mỹ sản xuất và các vũ khí tối tân khác. Trong dự toán về ngân sách mới nhất, quân đội Nhật Bản đã đề nghị số tiền 115,6 tỷ yên (1,1 tỷ USD) để mua 9 máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35 có thể vận hành trên các tàu sân bay trực thăng được chuyển đổi.
Video đang HOT
Nhật Bản đề nghị tăng 1,2% chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục 5,32 nghìn tỷ yên trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1-4. Để so sánh, chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm 2019 dự kiến sẽ tăng 7,5%, lên khoảng 177 tỷ USD so với năm 2018, gấp hơn 3 lần so với Nhật Bản.
Bắc Kinh giờ đây thường xuyên tổ chức tuần tra trên không và trên biển gần các đảo phía tây Okinawa của Nhật Bản và ở Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng thường xuyên bác bỏ những lo ngại về chi tiêu và ý đồ quân sự của mình, bao gồm cả sự hiện diện tràn lan ở Biển Đông và nói rằng họ chỉ mong muốn phát triển hòa bình.
Các đối tác khác, bao gồm Australia, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ, nổi bật hơn trong tài liệu đánh giá về an ninh – quốc phòng của Nhật Bản. “Đó là sự phản ánh mức độ hợp tác mà chúng tôi thực hiện với từng đối tác”, quan chức Bộ Quốc phòng nước này nói.
Theo anninhthudo
Trung Quốc đủ sức đè bẹp quân đội Mỹ ở châu Á trong vài giờ?
Một nghiên cứu mới tin rằng quân đội Trung Quốc có thể áp đảo và đè bẹp các lực lượng Mỹ ở châu Á trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột.
Tên lửa chống hạm DF-21D của Trung Quốc diễu qua quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc diễu binh năm 2015 tại Bắc Kinh. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ tên lửa
Theo Daily Mail, Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Sydney, Úc vừa công bố nghiên cứu mới phân tích các triển khai quân sự của Mỹ tại Châu Á trong một cuộc xung đột giả định với Trung Quốc.
Nghiên cứu nhấn mạnh, tên lửa của Trung Quốc có thể khiến các tài sản quân sự của Mỹ ở châu Á trở nên vô dụng trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột. Theo đó, Trung tâm cho rằng, Lầu Năm Góc cần đẩy mạnh việc tìm kiếm các công nghệ mới và triển khai chúng để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
"Chiến lược quốc phòng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn khủng hoảng chưa từng có", các tác giả của nghiên cứu cảnh báo.
Họ cho rằng chính "tư duy siêu cường lỗi thời" tại Lầu năm góc đang hạn chế các nhà hoạch định chiến tranh đưa ra các tùy chọn thông minh cần thiết ở châu Á nhằm chống lại Trung Quốc.
"Kho vũ khí ngày càng nhiều tên lửa tầm xa chính xác (của Trung Quốc) là mối đe dọa lớn đối với hầu hết tất cả các căn cứ của Mỹ, đồng minh và đối tác của họ ở Tây Thái Bình Dương. Vì tất cả có thể trở nên vô dụng nếu bị tên lửa chính xác (của Trung Quốc) tấn công. Mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc đang thách thức năng lực và vai trò của Mỹ trong khu vực", các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh.
Theo nghiên cứu này, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng lợi thế họ có trong những giờ đầu tiên của cuộc xung đột để chiếm đảo Đài Loan, hoặc các đảo Nhật Bản quản lý ở Biển Hoa Đông trước khi các lực lượng Mỹ tới ứng cứu.
Đánh giá trên được cho là có ý nghĩa sâu sắc đối với các đồng minh của Mỹ như Úc, Đài Loan và Nhật Bản - vốn phụ thuộc đáng kể vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ.
Cũng theo nghiên cứu, trái ngược Mỹ, Trung Quốc đã đầu tư quy mô lớn vào các hệ thống quân sự tiên tiến nên họ ngày càng có khả năng thách thức trật tự khu vực.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc tăng khoảng 75% lên tới 178 tỷ USD - mặc dù con số thực được cho là cao hơn thế.
Các chuyên gia tin rằng việc triển khai tên lửa trên đất liền của Mỹ và sự thay đổi vai trò của Thủy quân lục chiến Mỹ bên cạnh việc củng cố khả năng phòng thủ tập thể trong khu vực sẽ rất quan trọng để chống lại Trung Quốc.
Theo Danviet
Cựu Đặc khu trưởng Hồng Kông treo thưởng để bắt người hạ cờ Trung Quốc Ông Lương Chấn Anh, cựu Đặc khu trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông tuyên bố sẽ thưởng 1 triệu dollar Hồng Kông cho ai cung cấp thông tin liên quan đến kẻ đã tháo quốc kỳ Trung Quốc rồi ném xuống biển hôm 3.8. Ông Lương Chấn Anh, cựu Đặc khu trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông - Ảnh: Internet Theo...