Nhật Bản có thể tạo ác mộng cho Trung Quốc
Một Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ trở thành cơn ác mộng khủng khiếp đối với Trung Quốc.
Ba phương án
Tờ “National Interest” cho rằng một Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc phải sửa đổi cả học thuyết hạt nhân lẫn tăng số vũ khí hạt nhân có trong kho.
Nhật Bản được cho là không có ý định phát triển vũ khí hạt nhân và Trung Quốc cũng không muốn khiêu khích Nhật Bản làm điều này.
Chính sách hạt nhân “không sử dụng trước” của Trung Quốc phần nào là nhằm trấn an Nhật Bản rằng trong tình huống chiến tranh, nếu họ không bị tấn công hạt nhân trước thì họ sẽ không sử dụng loại vũ khí này.
Giới chuyên gia cho rằng Nhật Bản hiện có đủ năng lực đầu tư xây dựng một kho tên lửa nhỏ mang đầu đạn hạt nhân. Những tên lửa này có thể được đặt dưới hầm, dạng tên lửa Minuteman III của Mỹ, hay đặt trên các bệ phóng di động như RS-24 Yars của Nga.
Mỹ phóng thử tên lửa Minuteman III từ Vandenberg
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Nhật Bản có thể nhỏ hơn, không nhất thiết phải có tầm bắn và có đủ nhiên liệu để tới được Bắc Mỹ, mà chỉ cần vươn tới toàn bộ Trung Quốc, phần lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga và Trung Đông.
Video đang HOT
Nhật Bản có thể từng bước gây dựng một lực lượng gồm 100 tên lửa đạn đạo tầm trung, mỗi tên lửa được trang bị 3 đầu đạn có sức công phá 100 kiloton.
Những tên lửa này có thể được bố trí trong các căn hầm kiên cố ở miền Đông Hokkaido, hòn đảo nằm ở cực Bắc Nhật Bản, hoặc được di chuyển trên các bệ phóng di động.
Nhật Bản cũng có thể sản xuất một loạt máy bay ném bom tàng hình có thể chuyên chở tên lửa và bom hạt nhân. Loại máy bay này có thể thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào đối phương, vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân, cơ sở chỉ huy, kiểm soát của đối phương.
Máy bay ném bom hạt nhân sẽ giúp các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng của Nhật Bản được “rảnh tay” theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau hay đột ngột thay đổi mục tiêu giữa chừng.
Bệ phóng tên lửa di động của Nga
Một trong những trở ngại chính đối với Nhật Bản trong việc bố trí tên lửa hạt nhân chính là điều kiện địa lý. Do mật độ dân cư đông đúc, Nhật Bản không thể tìm được địa điểm để xây dựng 100 hầm chứa tên lửa mà không kéo theo những thiệt hại nặng nề cho chính họ trong trường hợp tiến hành tấn công.
Bệ phóng di động cũng tỏ ra không hợp lý nhưng việc xây dựng một tuyến đường riêng sẽ khiến đối phương dễ dự đoán được vị trí của các tên lửa.
Trong khi đó, một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào máy bay ném bom của Nhật Bản cũng có thể xóa sổ hoàn toàn lực lượng dưới mặt đất của nước này.
Do các máy bay ném bom cần phải có máy bay tiếp dầu trên không mới đến được mục tiêu, nên chỉ cần phá hủy phi đội máy bay tiếp dầu của Nhật Bản là đã có thể vô hiệu hóa những máy bay này.
Thêm vào đó, máy bay ném bom (cả tàng hình) hiện không còn bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không tiên tiến.
Nhật Bản có thể học theo Không quân Mỹ duy trì một phi đội máy bay ném bom thường trực trên không, song phương án này rất tốn kém và đòi hỏi phải có đủ số máy bay hoạt động trên không. Chi phí và tính phức tạp của việc duy trì một lực lượng như vậy lớn ngoài sức tưởng tượng.
Giới phân tích cho rằng, phương án khả thi nhất đối với Nhật Bản là chế tạo các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo. Nhật Bản có thể thuyết phục Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm, tên lửa và đầu đạn giống như Mỹ đang chia sẻ với Anh.
Theo_Báo Đất Việt
Nga khẩn trương chuyển 6 tiểu đoàn S-400 cho Trung Quốc?
Đại diện công ty Rosoboronexport Nga tuyên bố rằng, sẽ không có sự chậm chễ trong hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S 400 cho Trung Quốc.
Đại diện công ty Rosoboronexport (Nga) tuyên bố rằng, sẽ không có sự chậm chễ trong hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc.
"Rosoboronexport - cơ quan quản lý xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc mà không có sự chậm trễ nào", Tổng Giám đốc Rosoboronexport Anatoly Isaikin nói với truyền thông hôm 27/10.
Hệ thống tên lửa S-400.
Theo tờ Time of India, Trung Quốc sẽ đặt hàng không dưới 6 tiểu đoàn S-400 với tổng trị giá 3 tỷ USD. Đơn vị đầu tiên sẽ tới Trung Quốc vào năm 2017.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong khoảng thời gian được qui định bởi hợp đồng", ông này nói trong cuộc gặp gỡ các nhà báo.
Ông Isaikin cũng lưu ý rằng, nhiều quốc gia muốn mua tên lửa S-400 nhưng Quân đội Nga sẽ được ưu tiên.
Vào đầu tháng 4, ông Isaikin đã tuyên bố rằng các hợp đồng cung cấp tên lửa S-400 cho Trung Quốc đã được ký kết. Tuy nhiên, đại diện Rosoboronexport không tiết lộ chi tiết thương vụ, giá trị, thời gian giao hàng và số lượng hệ thống. Ông chỉ nói rằng: "Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mua hệ thống phòng không mới nhất của Nga, điều này chứng minh tầm chiến lược mối quan hệ hai nước".
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất thế giới hiện nay, có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không gồm cả tên lửa đạn đạo. Hệ thống đạt tầm bắn xa đến 400km, độ cao diệt mục tiêu 30km. Theo báo chí Nga, hệ thống điều khiển của S-400 có thể đồng thời dẫn đường cho 72 quả tên lửa, đánh chặn 36 mục tiêu trên không.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Sửng sốt loạt "quái cây" ra trăm nghìn quả hái tiền Các loại cây lạ cây ra nhiều quả khiến nhiều người không khỏi sửng sốt, chúng có thể đẻ ra không ít tiền cho nhà vườn. Trong số các loại cây ra nhiều quả độc lạ ở Việt Nam, cây bưởi của ông Trần Hùng (81 tuổi, ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình) đậu được tới 800 trái. Đây không phải là điều...