Nhật Bản có thể sắp bán tàu ngầm cho Australia
Nhật trong tháng này sẽ chuyển giao dữ liệu mật về tàu ngầm cho Australia, một bước đi chưa từng có tiền lệ cho thấy nước này sắp bán đội tàu ngầm cho Canberra.
Loại tàu ngầm Soryu của Nhật Bản là loại Australia muốn đặt mua. Ảnh minh họa:Reuters
Hai quan chức Nhật giấu tên tiết lộ với Reuters rằng nước này sẽ chuyển giao dữ liệu kỹ thuật liên quan đến tàu ngầm cho Australia trước chuyến thăm dự kiến đến Tokyo của Thủ tướng Australia Tony Abbott trong tháng 7 tới. Tuy nhiên chưa rõ dữ liệu này cụ thể là gì.
“Hội đồng an ninh quốc gia Nhật sẽ thông qua việc phát hành dữ liệu kỹ thuật trong tháng 5″, quan chức Nhật giấu tên nói. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Hirofumi Takeda từ chối cung cấp chi tiết cụ thể của kế hoạch, cho hay các bộ ngành liên quan ở Tokyo đang thảo luận về phương thức giúp Australia.
Nhật Bản từng là ứng viên hàng đầu trong hợp đồng bán khoảng 12 tàu, trị giá khoảng 40 tỷ USD, để thay thế lớp tàu ngầm lỗi thời Collins của Australia. Tuy nhiên Thủ tướng Abbott phải mở thầu do áp lực từ phe đối lập và các nhà lập pháp.
Bộ trường Quốc phòng Australia Kevin Andrews hôm qua điện đàm với người đồng cấp Nhật Gen Nakatani, đề nghị giúp đỡ về chương trình tàu ngầm và thúc giục nước này tham gia vào đấu thầu.
Australia muốn Nhật tham gia vào quá trình xem xét thầu, vì họ quan tâm đến lớp tàu ngầm Soryu 4.000 tấn và hệ thống pin đẩy lithium-ion. Trong khi các nhà sản xuất của Đức và Pháp chào hàng tàu loại 2.000 tấn.
Australia sẽ đánh giá về năng lực, chi phí, kế hoạch và sự tham dự của ngành công nghiệp nước này vào hợp đồng mua sắm tàu ngầm từ Nhật, với mỗi lần đấu giá ở khoảng 6 triệu USD để chuẩn bị cho kế hoạch mua hàng. Việc xem xét khả năng sử dụng và giải mật các dữ liệu kỹ thuật là một trong những việc cần đánh giá. Quá trình này sẽ mất ít nhất là 10 tháng, sau đó Bộ Quốc phòng Australia sẽ đưa ra gợi ý với chính phủ để cân nhắc hợp đồng cụ thể.
Video đang HOT
Đánh giá của Australia sẽ dựa trên quá trình xem xét riêng biệt nhà thầu ThyssenKrupp của Đức và DCNS của Pháp, cạnh tranh với gói thầu do chính phủ Nhật thực hiện dành cho các nhà thầu như Kawasaki Heavy Industries Ltd và Mitsubishi Heavy Industries Ltd.
Thỏa thuận cung cấp các loại tàu ngầm Soryu sẽ là hợp đồng lớn đầu tiên ra nước ngoài sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí năm ngoái, chính sách bị cấm trong 7 thập kỷ qua.
Ông Abbott, người miêu tả Nhật là “người bạn thân nhất của Australia ở châu Á”, rất hào hứng với việc tăng cường hợp tác an ninh với Tokyo. Hai nước đồng minh của Mỹ đang đáp lại mong muốn của Washington về việc đóng vai trò lớn hơn về an ninh ở châu Á, khi lực lượng quân đội của Trung Quốc có thể gia tăng.
Khánh Lynh
Theo VNE
Không bán tàu chiến Mistral cho Nga, Pháp còn lựa chọn nào?
Trong khi Pháp vẫn chưa tìm được giải pháp chuyển giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga, nhật báo Le Figaro đã đặt ra những giả thiết mà Paris có thể lựa chọn trong tương lai.
Đánh chìm hai tàu sân bay trực thăng
Le Figaro đã đưa ra những giả thiết thực tế nhất nếu như các quan chức nước này lựa chọn việc hủy bỏ hợp đồng bán hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mà Pháp đóng cho Nga.
Lựa chọn đánh chìm hai tàu Mistral được xem là cuối cùng và đơn giản nhất. Điều này sẽ khiến cho các công nhân nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire cảm thấy sốc sau khi đã bỏ ra nhiều năm để có thể đưa con tàu vào vận hành.
Tuy nhiên, nếu như Pháp lựa chọn việc sử dụng hai tàu này, chi phí hoàn thiện và hoạt động sẽ còn lớn hơn nhiều.
Hải quân Pháp tiếp nhận tàu sân bay Mistral
Pháp hoàn toàn có thể chuyển giao hai tàu sân bay trực thăng này cho hải quân, mặc dù lựa chọn này khó có khả năng xảy ra.
Chi phí neo đậu và bảo dưỡng hai tàu Mistral tiêu tốn đến 5 triệu euro hàng tháng.
Hồi đầu tháng 4, nhật báo I"Opinion của Pháp đã phân tích rằng Hải quân Pháp không cần thêm hai tàu Mistral vì quân đội nước này đang biên chế 3 tàu đổ bộ trực thăng tương tự. Bổ súng thêm hai tàu nữa sẽ khiến chi phí tăng vọt mà không thực sự cần thiết.
Le Figaro cũng nhấn mạnh rằng hai tàu Vladivostok và Sevastopol được sản xuất để phù hợp với các trang thiết bị và vũ khí Nga. Việc chế tạo lại tàu Mistral cho phù hợp với Hải quân Pháp sẽ cần tới hàng triệu euro.
Bán hai tàu Mistral cho quốc gia khác
Theo Le Figaro, Canada và Ai Cập là hai quốc gia có nhiều khả năng mua tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral nhất.
Hồi đầu tháng 4 năm nay, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đề cập đến khả năng Pháp hủy bỏ hợp đồng với Nga và hoàn tiền đặt cọc mua tàu sân bay Mistral.
Trong khi đó, chi phí duy trì và bảo dưỡng hai tàu Mistral hiện đang đóng tại cảng Pháp lên tới 5 triệu euro mỗi tháng.
Công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và Tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS năm 2011 đã ký thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD để đóng mới hai tàu Mistral với lựa chọn đóng thêm hai tàu nữa.
Phía Nga đã chuyển giao số tiền tạm ứng cho Pháp tháng 2/2011 theo bản ghi nhớ ký giữa hai bên ngày 25/1/2011.
Hợp đồng chuyển giao tàu đầu tiên mang tên Vladivostok vốn được ấn định vào tháng 11/2014. Tàu thứ hai Sevastopol dự kiến chuyển giao đầu năm 2015. Tuy nhiên, Pháp đã tạm ngưng toàn bộ quá trình kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine hồi đầu năm 2014.
Nga nhiều lần phủ nhận việc can thiệp vào xung đột ở Ukraine và cảnh báo rằng sẽ kiện Paris nếu như hợp đồng đóng tàu Mistral không được tuân thủ.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Nga giao tiêm kích Su-30SM cho khách hàng đầu tiên Một số lượng chưa xác định các tiêm kích đa năng Su-30SM đã được công ty Sukhoi (Nga) chuyển giao cho khách hàng đầu tiên ngoài Không quân Nga. Một số lượng chưa xác định các tiêm kích đa năng Su-30SM đã được công ty Sukhoi (Nga) chuyển giao cho khách hàng đầu tiên ngoài Không quân Nga. Tờ Airrecognition cho biết, công...