Nhật Bản có tàu sân bay “đội lốt” tàu khu trục chở trực thăng
Nhật Bản đã tiến hành rầm rộ các biện pháp củng cố sức mạnh và mua nhiều thiết bị quân sự, điều làm dấy lên câu hỏi rằng, liệu chính phủ nước này có đang tuân thủ đúng hiến pháp về cấm sở hữu các phương tiện tấn công quân sự tầm xa.
Nhằm tăng cường khả năng của Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF), việc mua tàu sân bay là một bước tiến của Nhật Bản. Tuy nhiên, tàu sân bay có thể được coi là một căn cứ hải quân lưu động, chuyên được sử dụng cho hoạt động tấn công nên bị cấm theo hiến pháp Nhật Bản. Trong khi đó, tàu khu trục, do có khả năng hoạt động linh hoạt và tốc độ cao, nên thường được sử dụng cho mục đích phòng thủ và được chấp nhận bởi hiến pháp nước này. Nhằm kết hợp 2 yếu tố trên, Tokyo đã tạo ra chiến hạm được gọi là “tàu khu trục chở trực thăng”, vốn được cho là không có khả năng triển khai các máy bay cánh cố định.
Tàu khu trục chở trực thăng thế hệ mới JS Izumo (DDH-183) mới biên chế vào 25.3.2015, với chi phí xây dựng 1,2 tỉ USD, là chiến hạm lớn nhất được chế tạo bởi Nhật Bản kể từ Thế chiến II. Hình dáng của Izumo gần giống với một tàu sân bay hạng nhẹ. Với chiều dài 248m và lượng giãn nước 24.000 tấn, nó còn lớn hơn cả các tàu chở máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng của Ý và Tây Ban Nha. Sự xuất hiện của Izumo chắc chắn sẽ tăng cường được tầm hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật bản.
Tàu khu trục chở trực thăng JS Izumo (DDH-183)
Theo tạp chí Jane’s Defense, với những hệ thống tác chiến điện tử, kiểm soát hoả lực và radar tân tiến nhất thế giới, Izumo được Nhật Bản thiết kế để tham gia tốt các cuộc chiến tranh trong thế kỉ 21. Izumo có thể mang tới 14 trực thăng MCH-101 hoặc SH-60K dùng cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, cũng như tìm kiếm và giải cứu. Trong khi để phỏng thủ tầm gần, Izumo có hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) Phalanx và SeaRam, có khả năng tiêu diệt mọi mối đe doạ áp sát con tàu.
Izumo còn có khả năng hỗ trợ hoạt động đổ bộ khi mang được theo 400 lính thuỷ đánh bộ và 50 phương tiện hạng nhẹ. Tuy nhiên, không giống với các tàu lớp đổ bộ chở trực thăng lớp Wasp của Mỹ, Izumo không có các tàu đổ bộ cỡ nhỏ nên hoàn toàn phải phụ thuộc vào trực thăng để vận chuyển binh sĩ trong các hoạt động đổ bộ vào bờ biển.
Izumo vẫn có khả năng vận hành được những chiến đấu cơ cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh theo kiểu thẳng đứng (STOVL).
Video đang HOT
Cụ thể, ngoài có kích thước lớn hơn những tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga thế cũ, Izumo còn sắp xếp lại các thiết bị trên boong tàu nhằm tạo ra nhiều khoảng trống hơn. Các hệ thống CIWS được trang bị trên đầu của tàu lớp Hyuga giờ đã được chuyển sang cạnh sườn ở tàu Izumo, ngoài ra, các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng đã được rút gọn bớt. Điều này có thể tạo điều kiện tốt cho Nhật Bản vận hành những chiến đấu cơ F-35B trên tàu Izumo do đây là phiên bản chỉ yêu cầu cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Izumo có thể mang từ 10 – 15 chiếc F-35, số máy bay vừa đủ để tác chiến chống lại một trận đánh chớp nhoáng.
Tuy nhiên, nếu thực sự muốn mang theo các máy bay như F-35, Izumo vẫn cần trải qua một vài thay đổi. Một lớp ion chịu nhiệt cần phải được bổ sung trên boong tàu nhằm giúp nó chịu được sức nóng từ động cơ của F-35B khi cất cánh thẳng đứng. Ngoài ra, chiếc tàu có thể lắp thêm cầu bật ở phần đầu để hỗ trợ cho các máy bay khi cất cánh, mặc dù điều này chưa chắc đã là cần thiết do Mỹ đã thử cho F-35B cất cánh thành công từ tàu lớp Wasp, vốn có kích cỡ ngang bằng Izumo.
Nhìn chung, với những khả năng của tàu khu trục chở trực thăng mới, đây thực sự là một bước tiến mới cho Nhật Bản. Những điều kiện hiện nay không đủ để Izumo vận hành các máy bay cánh cố định nhưng rõ ràng, với một vài sự thay đổi, nó sẽ dễ dàng có khả năng ngang bằng các tàu sân bay thực thụ.
Theo Danviet
Vũ khí uy lực của Nga, Mỹ "chạm trán" toé lửa ở Syria?
Mỹ lần đầu tiên sau hơn 25 năm tung pháo đài bay B-52 đến Trung Đông kể từ sau cuộc chiến Vùng Vịnh. Cũng không chịu kém cạnh, Nga liên tiếp triển khai hai vũ khí bảo bối trong Không lực của mình đến chiến trường Syria.
Máy bay ném bom B-52
Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ mới đây cho biết, họ đã quyết định triển khai máy bay ném bom B-52 đến Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar để tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm gia tăng sức ép lên IS, đẩy mạnh và nhanh hơn nữa cuộc chiến tiêu diệt lực lượng khủng bố này.
Mặc dù B-52 là một trong những loại máy bay già cỗi nhất trong Không lực Mỹ với 60 năm tuổi đời nhưng nó vẫn là vũ khí chủ lực của Không quân. Giới chức quân sự Mỹ tin rằng, những chiếc máy bay ném bom B-52 sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả ở chiến trường Syria mà gây ít thương vong cho dân thường.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.
Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống ra đa, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử... Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 20.000 km.
Máy bay ném bom B-52 được miêu tả là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Nếu như Mỹ triển khai máy bay ném bom già cỗi nhưng thiện chiến B-52 thì Nga cũng không kém phần hoành tráng khi tung ra hai loại trực thăng tấn công hàng đầu của mình là "Cá sấu" Ka-52 và "Thợ săn đêm" Mi-28N.
Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm 11/4 cho biết, Ka-52 và Mi-28N đều đã xuất hiện trên bầu trời Syria để tham gia nhiệm vụ oanh kích, tiêu diệt các lực lượng khủng bố.
Cả Mi-28N và Ka-52 đều đã bắt đầu xuất kích thực hiện các nhiệm vụ không kích ở Syria. Mi-28N được sử dụng lần đầu tiên ở gần chiến trường thành phố cổ Palmyra thuộc tỉnh Homs hồi cuối tháng Ba. Trong khi đó, Ka-52 chính thức chiến đấu ở các khu vực gần thành phố Homs từ đầu tháng Tư.
Ka-52 Alligator là máy bay trực thăng trinh sát và chiến đấu thế hệ mới của Nga. Trực thăng Ka-52 hiện được đánh giá là một trong những trực thăng tấn công uy lực nhất thế giới. Ka-52 có thể hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác. Nó cũng có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất (xe bọc thép lẫn công sự), chi viện hỏa lực hay tấn công các mục tiêu đường không ở tốc độ thấp trong mọi điều kiện thời tiết.
Trực thăng Ka-52 Alligator (Cá sấu)
Ka-52 cũng là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng K-37-800M giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Điểm vượt trội của Ka-52 so với các trực thăng tấn công khác là khả năng cơ động rất cao. Nó có thể bay lùi với tốc độ 130 km/h và bay ngang với tốc độ 100 km/h. Một ưu thế nữa của Ka-52 là khả năng bay kiểu xoáy, nghĩa là bay xung quanh một điểm ngắm và hướng hệ thống vũ khí về phía mục tiêu.
Trong khi đó, Mi-28N là biến thể thế hệ thứ 5 của trực thăng tấn công Mi-28 do Nga sản xuất, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tìm, diệt các mục tiêu như xe tăng, thiết giáp, mục tiêu kiên cố, mục tiêu trên không hay chi viện hỏa lực cho lục quân. Nó có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.
Trực thăng Mi-28N
Trực thăng Mi-28 có thể tàng hình trước radar, có khả năng tấn công vượt trội, thậm chí là tấn công cả các máy bay chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 6km trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả trong đêm tối và đạt tốc độ từ 500-600 km/giờ. Loại trực thăng này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến nhanh gấp 2,5 lần so với người tiền nhiệm MI-24.
Việc Nga liên tiếp tung hai loại vũ khí hàng đầu trong kho vũ khí của Không quân đến chiến trường Syria đã đủ để cho thấy quyết tâm của nước này trong cuộc chiến diệt trừ tổ chức IS cũng như quyết tâm giữ vững lợi thế mà họ đã giành được trên chiến trường quốc gia Trung Đông kể từ sau khi chính thức phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào đây hồi tháng 9 năm ngoái.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Nga hiện có bao nhiêu trực thăng Mi-28N, Ka-52 ở Syria? Sau khi một chiếc gặp nạn, hiện Không quân Nga được cho là còn duy trì ở Syria 2 trực thăng tấn công Mi-28N và 4 chiếc Ka-52 hiện đại. Sau khi rút phần lớn các máy bay chiến đấu phản lực, Không quân Nga đã triển khai thêm một số trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 để làm nhiệm vụ chi...