Nhật Bản có loại vũ khí này, Triều Tiên sợ chết khiếp
Nhật Bản sắp mua các tên lửa hành trình tầm trung, loại được bắn từ máy bay, có khả năng bắn tới Triều Tiên.
F-35.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itunori Onodera đã không đề cập đến Triều Tiên khi thông báo kế hoạch mua vũ khí và cho biết các tên lửa mới này sử dụng cho mục đích quốc phòng, còn Nhật Bản vẫn dựa vào Mỹ để tấn công bất cứ căn cứ đối phương nào.
“Chúng tôi có kế hoạch giới thiệu tên lửa phối hợp tấn công JSM sẽ được gắn trên máy bay tàng hình F-35A như những tên lửa có thể tấn công rộng hơn phạm vi các mối đe dọa của đối phương”, Reuters dẫn lời ông Onodera phát biểu tại một cuộc họp báo.
Nhật Bản cũng đang tìm cách gắn tên lửa không-đối-địa JASSM-ER của hãng Lockheed Martin của Mỹ vào máy bay tiêm kích F-15.
JSM, được thiết kế bởi công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy, có tầm hoạt động 500 km. Trong khi đó, JASSM-ER có thể đạt mục tiêu 1.000 km.
Kế hoạch mua tên lửa có thể sẽ phải đối mặt với những chỉ trích từ các đảng đối lập tại Quốc hội Nhật Bản, đặc biệt là từ phía các chính trị gia lo ngại về thay đổi của Nhật Bản trong việc từ bỏ quyền phát động chiến tranh, đã được ghi trong Hiến pháp nước này sau Thế chiến 2.
Tuy nhiên, mối đe dọa ngày càng tăng do tên lửa đạn đạo Triều Tiên đã khiến các chính trị gia Nhật Bản gấp rút thúc đẩy chuẩn bị một lực lượng quân sự mạnh mẽ hơn, có khả năng ngăn chặn Triều Tiên tấn công.
Video đang HOT
Lực lượng tên lửa của Nhật Bản bị giới hạn trong phạm vi phòng không và chống tàu nhỏ với tầm bắn dưới 300 km (186 dặm).
Thay đổi này cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên đã dẫn đến những đề xướng về khả năng tấn công trong chiến lược quân sự của Nhật.
Gần đây, Triều Tiên đã phóng thử nhiều tên lửa đạn đạo sang Nhật. Tuần trước, Bình Nhưỡng thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới đạt tới độ cao hơn 4.000 km trước khi rớt xuống biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Theo Danviet
Siêu pháo quái vật 1.500 tấn, to như khủng long của Hitler
Với trọng lượng gầ 1.500 tấn và cỡ nòng lên đến 800 mm, Schwerer Gustav là siêu pháo lớn nhất mà nhân loại từng chế tạo cho đến nay.
HItler cùng các tướng lĩnh quan sát siêu pháo khủng nhất thế giới.
Theo National Interest, Schwerer Gustav là siêu pháo hạng nặng lớn nhất trong lịch sử pháo binh thế giới. Siêu pháo dài 45 mét, cao 12 mét và nặng gần 1.500 tấn.
Trong giai đoạn giữa Thế chiến 1 và Thế chiến 2, Bộ Tư lệnh Tối cao Đức yêu cầu các kỹ sư phải chế tạo loại vũ khí khổng lồ, sử dụng trên đường ray để đập tan phòng tuyến Maginot của Pháp. Bởi theo học thuyết quân sự bấy giờ, kích thước càng lớn thì pháo binh càng mạnh.
Chỉ riêng nòng pháo Schwerer Gustav đã dài tới 30 mét. Siêu pháo sử dụng đạn nổ thông thường nặng 5 tấn hoặc đạn xuyên giáp nặng 7 tấn, tầm bắn tối đa 32km.
Siêu vũ khí Schwerer Gustav thậm chí còn được so sánh với khủng long thời tiền sử. Vì kích thước quá lớn, siêu pháo cần đến hàng trăm người vận hành hay tốc độ nạp đạn quá chậm.
Hitler phê chuẩn dự án chế tạo siêu pháo Schwerer Gustav vào năm 1937 với chi phí quy đổi theo tỷ giá ngày nay vào khoảng 67 triệu USD.
Schwerer Gustav chỉ bắn được vỏn vẹn 48 phát đạn và một trong những vũ khí thất bại nhất của Hitler.
Trùm phát xít yêu cầu siêu pháo phải sẵn sàng chiến đấu vào mùa xuân năm 1940, thời điểm Đức xâm lược Pháp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do kỹ thuật, Schwerer Gustav chỉ được hoàn thiện vào năm 1941.
Nước Pháp nhanh chóng sụp đổ cùng phòng tuyến Maginot, khiến Hitler chưa có cơ hội sử dụng siêu pháo lừng danh. Mùa xuân năm 1941, Hitler quay sang tấn công Liên Xô.
Thành phố Sevastopol, ở bán đảo Crimea được coi là cửa ngõ tiến vào Địa Trung Hải của Liên Xô. Khu vực này có những thành trì phòng thủ kiên cố từ thời Sa Hoàng, rất phù hợp để siêu pháo Schwerer Gustav phô trương sức mạnh.
Với kích thước khổng lồ, vận chuyển siêu pháo đến tiền tuyến cũng là một cơn ác mộng. Phát xít Đức đem Schwerer Gustav đến Crimea bằng 25 đoàn tàu. 3.800 nhân lực phải làm việc suốt 4 tuần để làm nơi tập kết cho siêu pháo khủng nhất thế giới này.
Để khai hỏa Schwerer Gustav, phát xít Đức cần tới 250 binh sĩ và kỹ sư. Siêu pháo này cũng chỉ có thể bắn 300 viên đạn nặng hàng tấn, trước khi nòng súng cần phải thay thế.
Kết quả chiến đấu của siêu pháo Schwerer Gustav đem đến sự ê chề lớn. Schwerer Gustav bắn được 48 phát vào thành trì Liên Xô ở Sevatopol trước khi phải đem về nhà máy sửa chữa.
Schwerer Gustav cần tới 250 binh sĩ và kỹ sư vận hành.
Ước tính siêu pháo này đã bắn 30.000 tấn đạn, khiến Sevatopol bị tàn phá nặng nề. Sau này, Schwerer Gustav còn được đem đến chiến trường Leningrad nhưng không có nhiều cơ hội thực chiến.
Cuối Thế chiến 2, quân đội Mỹ phá hủy Schwerer Gustav để ngăn không cho siêu vũ khí này rơi vào tay Liên Xô. Các nhà sử học quân sự sau này đánh giá Schwerer Gustav là một kỳ quan quân sự nhưng cũng là một trong những sai lầm lớn nhất của phát xít Đức.
Trong nhiều năm sau, tên lửa, vũ khí hạt nhân, máy bay ném bom hạng nặng đem đến năng lực chiến đấu tương tự như siêu pháo Schwerer Gustav nhưng hiệu quả hơn nhiều.
Ở mức độ chiến thuật, các máy bay tấn công mặt đất như Ju-87 Stuka có thể mang bom mạnh và chính xác đến mức phá hủy các tuyến đường sắt nằm cách xa tiền tuyến. Điều này làm giảm đáng kể năng lực chiến đấu của các siêu vũ khí như Schwerer Gustav, cũng như làm thay đổi học thuyết quân sự hiện đại.
Có thể nói, Schwerer Gustav cho đến nay vẫn đứng ở vị trí số một về kích thước trong lịch sử pháo binh thế giới. Việc tốn tiền của và nhân lực để chế tạo mẫu siêu pháo khổng lồ này gián tiếp là nguyên nhân khiến phát xít Đức kiệt quệ trong giai đoạn cuối Thế chiến 2.
Theo Danviet
Nước Đức đã thua Liên Xô chỉ vì 1 sai lầm này Khi vạch ra chiến dịch Barborossa - kế hoạch xâm lược nhà nước Liên bang Xô-viết, các tướng lĩnh quân đội Đức nhắm tới 3 mục tiêu: phá hủy Liên Xô, bảo vệ sườn phía Đông và đảm bảo rằng nước Đức sẽ thống trị toàn bộ châu Âu. Cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 22.6.1941. Thế nhưng, người Đức không ngờ...