Nhật Bản có kế hoạch thám hiểm Mặt trăng bằng vệ tinh siêu nhỏ
Nhật Bản sử dụng tên lửa SLS của Mỹ để phóng vệ tinh Omotenashi có chiều dài 37cm, rộng 24cm và cao 11cm được gắn động cơ đẩy và túi khí để có thể đáp xuống Mặt Trăng an toàn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 19/5, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết sẽ sử dụng vệ tinh siêu nhỏ có kích thước khoảng 30cm để thám hiểm bề mặt Mặt Trăng trong thời gian tới.
Theo kế hoạch được công bố, JAXA và nhóm nghiên cứu của Đại học Tokyo sẽ sử dụng tên lửa SLS của Mỹ để phóng hai vệ tinh trọng lượng từ 10-13kg, trong đó vệ tinh Omotenashi có chiều dài 37cm, rộng 24cm và cao 11cm được gắn động cơ đẩy và túi khí để có thể đáp xuống Mặt Trăng an toàn.
Vệ tinh còn lại có nhiệm vụ kiểm nghiệm kỹ thuật sử dụng trọng lực của Mặt Trăng để tự thay đổi quỹ đạo bay trên không gian.
Năm 2007, JAXA đã phóng thành công vệ tinh Kaguya và chụp được hình ảnh chi tiết bề mặt Mặt Trăng, sau đó cơ quan này tiếp tục xây dựng kế hoạch phóng tàu vũ trụ không người lái SLIM.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí dành cho các dự án trên quá lớn, JAXA đã chuyển hướng nghiên cứu phát triển các thiết bị thám hiểm siêu nhỏ, giá thành rẻ, với kỳ vọng có thể đưa nhiều vệ tinh siêu nhỏ có gắn thiết bị quan sát xung quanh và bề mặt của Mặt Trăng.
Video đang HOT
Dự kiến, vào tháng Sáu tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố sửa đổi kế hoạch phát triển lĩnh vực vũ trụ 10 năm tới.
Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới như Mỹ và Trung Quốc đã chính thức triển khai kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng, Nhật Bản chủ trương kêu gọi các trường đại học, các doanh nghiệp tư nhân hợp tác phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, tập trung phát triển vệ tinh siêu nhỏ với giá thành rẻ để có thể đưa nhiều thiết bị lên không gian trong một lần phóng tên lửa, đồng thời góp phần cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, thám hiểm vũ trụ./.
Bí mật vụ phóng vệ tinh Liên Xô khiến nước Mỹ choáng váng
Ngày 4/10/1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được phóng lên quỹ đạo gần Trái đất, đánh dấu bước ngoặt trong việc chinh phục không gian vũ trụ.
Được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur vào hồi 22h30 phút, vệ tinh này là một quả cầu bằng nhôm với đường kính hơn nửa mét, nặng 83,6kg. Nó bay vòng quanh Trái đất trong nửa giờ theo quỹ đạo hình elip, cách trái đất gần nhất 228km và xa nhất là 1.000km.
4 tháng sau, Mỹ cũng phóng vào vũ trụ vệ tinh Explorer-1 của họ, song vệ tinh chỉ nặng vẻn vẹn 8,3kg. Để đi đến thành công như trên, các nhà khoa học, kĩ sư Liên Xô đã phải trải qua một hành trình đầy gian khổ.
Thực ra, những nỗ lực đầu tiên chưa phải là nhằm vào việc chế tạo vệ tinh mà để chế tạo loại tên lửa xuyên lục địa đầu tiên R-7. Ngoài mục đích quân sự, đây đồng thời cũng là tên lửa sẽ đẩy vệ tinh vào vũ trụ. Sau 3 lần thử, ngày 21/8/1957, tên lửa R-7 cuối cùng đã phóng thử thành công.
Mô hình tái tạo vệ tinh Sputnik-1. Ảnh: Wikipedia
Cũng vào dịp này - cuối tháng 8/1957, Tổng công trình sư Sergey Pavlovich Korolyov được giao nhiệm vụ "bằng mọi giá, phải chế tạo được vệ tinh nhân tạo trong vòng một tháng". Theo tin tình báo, Mỹ đang dự định phóng vệ tinh vào tháng 10, mà Liên Xô muốn đi trước Mỹ.
Ngay lập tức, các công trình sư thuộc Cục Sáng chế thử nghiệm (OKB-1) bắt tay vào công việc. Trước đó, song song với việc chế tạo tên lửa đẩy, một nhóm các kĩ sư cùng các chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học cũng ráo riết thực hiện "Dự án D" - mật danh của chương trình chế tạo vệ tinh nhân tạo.
Thế nhưng, công việc đã không suôn sẻ do các nhà khoa học đưa ra yêu cầu quá cao, theo đó tổng trọng lượng của vệ tinh tương lai phải trên 300kg, vượt quá khả năng tải của tên lửa đẩy đang được thiết kế.
Đúng lúc đó, S. Korolyov đã có một quyết dịnh táo bạo và sáng suốt: gạt Dự án D sang một bên và tập trung sức người, sức của vào chế tạo vệ tinh có trọng lượng nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn. Và ông đã không nhầm trong tính toán của mình. Quả cầu nhôm sáng bóng bay lên quỹ đạo ngoài Trái đất ngày 4/10 đã mở ra một trang mới trong lịch sử chinh phục hàng không vũ trụ của loài người.
Sự kiện này đã gây nên cú sốc lớn đối với Mỹ. Tổng thống Mỹ D. Eisenhower lập tức dừng kỳ nghỉ và quay về thủ đô Washington. Tờ New York Times đánh giá: "Ngày 4/10/1957 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử như một trong những sự kiện vĩ đại nhất của loài người".
Về phía Liên Xô, mọi người cũng không ngờ việc phóng vệ tinh nhân tạo lại gây tiếng vang đến như thế. Trong bối cảnh đó, ngày 9/10/1957, S. Korolyov được mời lên gặp Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô N. Khrushov.
Nhà lãnh đạo Liên Xô yêu cầu ngành khoa học vũ trụ Liên Xô phải có một cái gì đó kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Mười đang đến gần. Phó Thủ tướng A. Mikoyan cụ thể hóa "cái gì đó" của Bí thư Thứ nhất bằng yêu cầu đặt trên vệ tinh một máy ghi âm, để từ trên vũ trụ có thể vang lên giai điệu bài Quốc tế ca.
Điều này thực sự gây bối rối cho S. Korolyov. Không thể không chấp hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước, song việc cấp nguồn năng lượng để máy ghi âm hoạt động là vượt khả năng của công nghệ thời điểm đó, trong khi thời gian chuẩn bị lại chỉ có 3 tuần.
Tổng công trình sư Sergey Pavlovich Korolyov. Ảnh: Wikipedia
Vị tổng công trình sư đưa ra một giải pháp và được Khrushov tán thành: Thay vì máy ghi âm, sẽ phóng lên vũ trụ vệ tinh nhân tạo thứ 2 mang kèm một con chó nhốt trong một container đặc biệt, như vậy, lần đầu tiên sẽ có một "vệ tinh sinh học".
Thời gian còn lại quá ít. Khó khăn chồng chất khó khăn. Mọi người làm việc không có bản vẽ, người phụ trách chỉ đưa ra bản phác thảo và giải thích thêm bằng miệng. Các nhân viên kĩ thuật tự hoàn thiện các chi tiết, nhiều người phải qua đêm ngay tại nhà máy.
Để đơn giản hóa công việc, người ta quyết định không cần tách container khỏi phần giữa vệ tinh như dự kiến ban đầu. Nắp chụp bảo vệ vệ tinh lúc bay qua tầng dày đặc của khí quyển cũng bị loại bỏ. Cuối cùng thì vào ngày 3/11, quả tên lửa hai tầng dài 27m cũng được phóng lên từ Baikonur, mang theo vệ tinh nhốt chú chó Laika bên trong.
Đáng tiếc, chú chó bất hạnh đã chết từ trước khi nguồn cung năng lượng dừng 6 ngày sau khi phóng. Nhiệt độ trong container tăng đột ngột do vỏ kim loại của tên lửa bị mặt trời đốt nóng, trong khi hệ thống giảm nhiệt không khắc phục được tình trạng này.
Con đường vào vũ trụ dù đã được khai thông, song vẫn đầy khó khăn nguy hiểm, đòi hỏi không chỉ các giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến, sáng suốt, mà còn cần cả lòng dũng cảm của những người đi trên con đường đó.
Nguyên Phong
Ấn Độ công bố sứ mệnh Mặt Trăng 3, dự kiến thực hiện năm 2021 Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ thông báo chính phủ nước này đã phê chuẩn sứ mệnh Mặt Trăng thứ 3 mang tên "Chandrayaan-3," dự kiến được thực hiện vào năm 2021. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Newsdig) Giám đốc Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) K.Sivan ngày 1/1 thông báo chính phủ nước này đã...