Nhật Bản có dọa cắt hết viện trợ nếu Campuchia phản đối phán quyết của PCA?

Theo dõi VGT trên

Truyền thông Trung Quốc định mượn tay Campuchia để “ném đá” chính sách đối ngoại của Nhật Bản trên Biển Đông và ở Đông Nam Á là thủ đoạn ấu trĩ.

Tân Hoa Xã ngày 2/7 đưa tin: “Trong lúc PCA sắp ra phán quyết vụ kiện của Philippines, quan hệ Trung Quốc – Philippines đang bước vào thời điểm chuyển biến tốt đẹp thì có một quốc gia cảm thấy bất an.

Ngày 20/6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia Campuchia đã nói: Đại sứ của một nước ngoài ASEAN đang gây sức ép với chính phủ Campuchia và các thành viên khác của ASEAN, hy vọng họ sẽ ủng hộ phán quyết của PCA.

Ngày 29/6, Hun Sen lại một lần nữa nhắc lại điều này khi phát biểu, ông công khai chỉ đích danh Đại sứ Nhật Bản tại Campuchia đã đe dọa rút viện trợ kinh tế và lấy đó làm sức ép can thiệp vào vấn đề nội chính của Campuchia.

Nhật Bản có dọa cắt hết viện trợ nếu Campuchia phản đối phán quyết của PCA? - Hình 1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: poandpo.com.

Hun Sen nói: “Tôi nói cho ông biết, Hun Sen không phải người dễ bị ai đó khuất phục.” Thủ tướng Campuchia nhiều lần phẫn nộ vì Nhật Bản lấy cớ rút hết viện trợ kinh tế để can thiệp vào chính sách đối nội, đối ngoại của Campuchia.

Giới phân tích Campuchia cho rằng, việc Nhật Bản và EU không ngừng gây sức ép chính là nguyên nhân chủ yếu khiến Campuchia gần đây nhiều lần lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Thời báo Hoàn Cầu hôm nay 4/7 viết: “Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia Campuchia rằng, Đại sứ một nước ngoài khu vực ASEAN tại Campuchia đang gây sức ép với Phnom Penh và các nước Đông Nam Á khác, hy vọng họ sẽ ủng hộ phán quyết của PCA, nếu không Nhật Bản sẽ hủy bỏ viện trợ kinh tế.”

Sau đó tờ báo này bắt đầu mổ xẻ theo kiểu quy chụp, bóp méo chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Biển Đông và quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN.

Liệu có chuyện Nhật Bản cắt viện trợ kinh tế nếu Campuchia phản đối phán quyết của PCA như truyền thông nhà nước tuyên truyền, hay lại là một sự bịa đặt có chủ ý nhằm vào nhiều mục đích?

Người viết tìm hiểu vấn đề này trên truyền thông Campuchia thì thấy rằng:

Ngày 30/6 The Phnom Penh Post cho biết, ông Hun Sen chỉ trích Đại sứ Nhật Bản tại Campuchia Yuji Kumamaru rằng, ông không nên đe dọa rút viện trợ của Nhật Bản để làm phép thử, gây ảnh hưởng đến quá trình tư pháp đối với các thành viên phe đối lập và xã hội dân sự Campuchia.

“Tôi đã nói với ngài trước đây, Hun Sen không phải người dễ dàng bị áp lực. Do đó ngài Đại sứ Nhật Bản, xin vui lòng không bày tỏ lo ngại về việc đăng ký cử tri thất bại của chỉ một vài người.

Xin vui lòng đừng nói nhiều nếu ngài muốn hỗ trợ Campuchia. Campuchia dám chơi và không sợ bị mất”.

Ông Hun Sen nhấn mạnh, nếu các nước tài trợ hủy bỏ hỗ trợ tài chính của họ cho Campuchia, ông sẽ “giải ngân nguồn vốn từ ngân sách quốc gia” để bù vào các khoản thâm hụt.

Phản ứng lại với ý kiến của Thủ tướng, Đại sứ Yuji Kumamaru ra tuyên bố cho biết, Đại sứ quán Nhật Bản đã có các cuộc đối thoại với Chính phủ và Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia cũng như các đảng chính trị về quá trình đăng ký cử tri.

Nhật Bản nhấn mạnh thông điệp rằng, điều quan trọng là tạo ra một môi trường chính trị thuận lợi để đảm bảo cuộc bầu cử được tự do và công bằng.

“Nhật Bản cũng làm rõ quan điểm của mình rằng, chúng tôi muốn thấy sự tin tưởng lẫn nhau và đối thoại giữa đảng cầm quyền với phe đối lập nên được phục hồi nhanh chóng.

Và một môi trường chính trị được tái lập mà các phe đối lập cũng như xã hội dân sự được tham gia một cách tự do và bình thường”, tuyên bố của Đại sứ Yuji Kumamaru cho hay.

Nhật Bản có dọa cắt hết viện trợ nếu Campuchia phản đối phán quyết của PCA? - Hình 2

Đại sứ Nhật Bản tại Campuhcia Yuji Kumamaru trong một lễ ký kết văn kiện hợp tác với nước sở tại, ảnh: lwd.org.kh.

Bình luận những phát biểu của Hun Sen, tác giả cuốn sách “Hun Sen của Campuchia”, Sebastian Strangio nói rằng, sự hỗ trợ ngoại giao cho Kem Sokha, Phó Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia đối lập là một hoạt động khiêu khích đối với Thủ tướng Hun Sen.

Tuy nhiên The Phnom Penh Post lưu ý, Đại sứ Yuji Kumamaru đã không đến gặp Kem Sokha và cũng không đưa ra bất cứ tuyên bố nào công khai chỉ trích chính phủ Campuchia. Ông chỉ có một số ý kiến liên tục về quá trình đăng ký cử tri tại Campuchia chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới.

Bình luận về phát biểu của Thủ tướng Hun Sen, độc giả Don Rennie viết trên The Phnom Penh Post ngày 30/6:

Video đang HOT

“Tôi không nghĩ rằng bình luận của Thủ tướng là đúng. Thủ tướng cho rằng, nếu các nhà tài trợ rút hỗ trợ tài chính của họ, ông sẽ giải ngân nguồn vốn từ ngân sách quốc gia để bù vào khoản thâm hụt.

Tôi không tin điều này. Nếu có tiền trong ngân sách như thế, tại sao nó không được sử dụng cho các trường học, y tế, cơ sở hạ tầng? Lý do là: Ngân sách không có tiền.”

Còn theo Khmer Times ngày 9/6, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ tiếp tục cấp học bổng cho các quan chức trẻ của Campuchia có nhu cầu sang học tập tại Nhật Bản. Đại sứ Yuji Kumamaru cam kết Nhật Bản sẽ dành cho Campuchia 24 suất học bổng nhà nước trong thời gian 2 năm với quỹ học bổng khoảng 3 triệu USD.

Ngày 15/6 Đại sứ Yuji Kumamaru cùng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công mỹ nghệ Campuchia Cham Prasidh đã chủ trì lễ động thổ khởi công xây dựng một nhà máy xử lý nước ở tỉnh Kampot trị giá 21,13 triệu USD đã được Chính phủ Nhật Bản cấp đầy đủ từ trước.

Trước đó, truyền thông Campuchia có đưa tin, Hun Sen nói rằng “có nước ngoài khu vực ASEAN” đang gây áp lực lên Campuchia và các thành viên khác ủng hộ phán quyết của PCA.

Tuy nhiên ông không nói đích danh nước nào, đồng thời không nói đến chuyện: Nếu Campuchia không ủng hộ / tẩy chay phán quyết của PCA thì sẽ hủy bỏ viện trợ kinh tế.

Truyền thông Trung Quốc đang ném đá giấu tay?

Cá nhân người viết cho rằng, qua các nội dung trên có thể rút ra mấy điểm đáng chú ý:

Một là thông tin Nhật Bản dọa rút viện trợ kinh tế nếu Campuchia không ủng hộ / tẩy chay phán quyết của PCA chỉ có trên truyền thông Trung Quốc. Cùng đưa tin về động thái này, báo chí Campuchia không thấy đề cập nội dung trên.

Hai là, vấn đề Nhật đe dọa hủy bỏ viện trợ kinh tế nếu có, thì theo phản ánh của The Phnom Penh Post, chỉ liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia năm tới chứ không liên quan gì đến phán quyết của PCA.

Ba là, Đại sứ Nhật Bản Yuji Kumamaru chưa hề công khai chỉ trích Chính phủ Campuchia, đồng thời cũng không công khai đến trụ sở CNRP gặp gỡ Kem Sokha, vấn đề “khiêu khích nhất đối với Hun Sen”.

Bốn là, hoạt động viện trợ, hỗ trợ Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đất nước Chùa Tháp của Nhật Bản vẫn diễn ra bình thường.

Năm là, cho đến nay ông Hun Sen đã 3 lần công khai tuyên bố đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, sẽ không ủng hộ phán quyết của PCA dự kiến vào ngày 12/7 tới.

Thậm chí ông tuyên bố điều này với cả danh nghĩa của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP) đúng ngày kỷ niệm thành lập đảng. Nhật Bản vẫn tiếp tục các hoạt động viện trợ và hợp tác, chưa có thông báo nào từ cả hai phía về ảnh hưởng đến hoạt động này vì phán quyết của PCA.

Như vậy, người viết cho rằng dường như bài báo trên Tân Hoa Xã và Thời báo Hoàn Cầu nêu trên đang định mượn lời Hun Sen để thực hiện các hành động phá hoại:

Một là tiếp tục chống lại phán quyết của PCA; Hai là chống lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản bằng thủ đoạn cạnh tranh ảnh hưởng không lành mạnh với Tokyo tại Đông Nam Á.

Cá nhân người viết tin rằng, ông Hun Sen và Campuchia ủng hộ hay phản đối thì PCA vẫn ra phán quyết và phán quyết vẫn giữ nguyên giá trị cũng như hiệu lực pháp lý.

Thái độ của Hun Sen và Campuchia với phán quyết của Tòa chỉ phản ánh nhận thức chưa đầy đủ của họ đối với UNCLOS 1982, vai trò, giá trị của luật pháp quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế.

Nhưng truyền thông Trung Quốc định mượn tay Campuchia để “ném đá” chính sách đối ngoại của Nhật Bản trên Biển Đông và ở Đông Nam Á là thủ đoạn ấu trĩ và nó chỉ làm xấu thêm hình ảnh của Bắc Kinh trong mắt dư luận khu vực và quốc tế.

Bình luận của Tân Hoa Xã rằng: “Giới phân tích Campuchia cho rằng, việc Nhật Bản và EU không ngừng gây sức ép chính là nguyên nhân chủ yếu khiến Campuchia gần đây nhiều lần lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông” theo cá nhân người viết cần phải hiểu ngược lại.

Nguyên nhân chủ yếu khiến ông Hun Sen 3 lần công khai tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông nằm ở chính Trung Quốc.

Tân Hoa Xã đang gắp lửa bỏ tay người khi đổ trách nhiệm này cho Nhật Bản.

Nhưng xin được một lần nữa lưu ý, điều này chỉ phản ánh những tiểu xảo ngoại giao của một nước lớn như Trung Quốc chứ không ảnh hưởng gì đến phán quyết của PCA.

Theo Giáo Dục

Biển Đông: Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ

Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay.

Gần đây dư luận đã mất quá nhiều giấy mực và công sức bàn cãi trên các diễn đàn xuất phát từ những phát biểu của Nga xung quanh lập trường của nước này về những tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là ở thời điểm "Vụ kiện Biển Đông" của Philippines ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị đưa ra phán quyết.

Bắt đầu từ những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov "phản đối quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" và "phản đối sự tham gia của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp Biển Đông" ngày 12/4 và 29/4. Tiếp đến là phát biểu "nhắc lại cho rõ" lập trường của Nga ở Biển Đông của người đại diện chính thức Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova.

Những phát biểu như vậy trong lúc tình hình Biển Đông "dậy sóng" chủ yếu bởi vì Trung Quốc leo thang quân sự hóa, phiêu lưu bành trướng một cách ngang ngược. Trong khi một nước nhỏ như Philippines lại đi đầu trong việc phá đường lưỡi bò phi pháp bằng con đường pháp lý, vụ kiện Trung Quốc lên PCA chuẩn bị đi đến hồi kết, thì dư luận trong các nước liên quan, kể cả ở Việt Nam không thể không "dậy sóng."

Mới đây nhất, ngày 30/6 trên trang Sputnik của Nga có bài báo của nhà báo Alexei Syunnerberg "Sự thật về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông" phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, cố gắng làm rõ quan điểm của nước này.

Biển Đông: Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ - Hình 1

Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov

Bài báo nhìn nhận lý do phải "nói cho rõ" lần thứ 3 là vì: "Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12 tháng 7, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông."

Ngài K.Vnukov khẳng định, quan điểm của Nga không phải là nước đôi mà giữ một lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông, và tất nhiên ông tái khẳng định những gì mà các quan chức ngoại giao nước này đã nói, kể cả ở cấp cao nhất.

Tuy nhiên, những phát biểu của ngài Đại sứ vẫn là nhắc lại những gì đã nói mà không có thêm bất cứ thông tin nào đáp ứng nhu cầu và thắc mắc của dư luận về những câu hỏi hết sức cụ thể.

Rõ ràng, lập trường của Nga về những tranh chấp Biển Đông và phương án giải quyết chúng được Nga xác quyết lần thứ 3 qua lời ngài Đại sứ là nhất quán, chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ về điều đó:

(1) Phản đối quốc tế hóa giải quyết tranh chấp Biển Đông; (2) Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp;

(3) Chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp; (4) Kêu gọi "các bên" bình tĩnh, chống leo thang căng thẳng, chống quân sự hóa Biển Đông.

Để tránh bị coi là "suy diễn" hay nặng hơn là "xuyên tạc" lập trường của Nga về Biển Đông, người viết sẽ không đưa ra bình luận - vì thực tế việc đó thì đã có rất nhiều ý kiến đa chiều, mà sẽ chọn phương án đặt một vài câu hỏi cho ngài Đại sứ K.Vnukov để làm cho rõ hơn, bởi thực sự "sự thật" mà Spunik cung cấp vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của người viết.

Thứ nhất, phải hiểu như thế nào là "quốc tế hóa tranh chấp"?

Tranh chấp ở Biển Đông đương nhiên là tranh chấp quốc tế rất phức tạp, trong đó nổi bật nhất là tranh chấp chủ quyền song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp chủ quyền đa phương giữa 5 nước 6 bên với quần đảo Trường Sa (2 quần đảo được Nhà nước Việt Nam thiết lập, thực thi chủ quyền một cách hợp pháp, hòa bình, liên tục từ khi còn là đất vô chủ), tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982.

Những tranh chấp ở Biển Đông không chỉ tồn tại trong vài năm vừa qua, mà ít nhất vài chục năm và ngày càng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, đối đầu. Người Việt Nam không bao giờ quên những sự kiện ở Gạc Ma năm 1988, khi mà Trung Quốc bất ngờ nổ súng chiếm đảo Gạc Ma, giết hại 64 người lính công binh Việt Nam không có vũ khí trong tay. Trước đó là cuộc xâm lược đẫm máu Hoàng Sa năm 1974.

Năm 2009, Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ lên Liên Hợp Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông. Từ đó đến nay là một loạt hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Nguy hiểm nhất và căng thẳng nhất hiện nay là việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông thông qua việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng quân sự và trang bị vũ khí hạng nặng ra khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, đe dọa trực tiếp an ninh các nước ven Biển Đông và tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Trong khi Biển Đông là một vùng biển quốc tế có tuyến đường hàng hải huyết mạch chạy qua, là nơi có lợi ích của nhiều cường quốc bao gồm Hoa Kỳ và chính bản thân Nga như thừa nhận của ngài Đại sứ.

Bởi thế, ngay từ năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đàm phán, ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với tư cách cả khối chứ không phải từng nước, cũng không phải giữa 4 nước yêu sách với Trung Quốc.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và cả Nga đều có lợi ích ở Biển Đông dù ít dù nhiều. Các nước liên quan và G-7, EU đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, còn Nga lên tiếng phản đối "quốc tế hóa tranh chấp", vậy bản thân các động thái lên tiếng này, ủng hộ như G-7 và EU hay phản đối như Nga, có phải là sự "can thiệp quốc tế" vào Biển Đông hay không?

Thậm chí ngay cả Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông, đó có phải "quốc tế hóa" không?

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc của pháp luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, "lối thoát duy nhất là đàm phán" có loại trừ quyền sử dụng các giải pháp pháp lý hay không?

Thực tế những tranh chấp phức tạp ở Biển Đông đàm phán không đi đến đâu suốt mấy chục năm qua là bởi hai lý do. Một là Trung Quốc luôn đưa ra tiền đề "chủ quyền thuộc Trung Quốc", yêu cầu đối phương phải thừa nhận rồi mới đàm phán gì thì đàm phán.

Hai là, Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là đường lưỡi bò 9 đoạn vô căn cứ pháp lý lẫn khoa học, không tọa độ chính xác để đòi "chủ quyền" toàn bộ Biển Đông. Họ thường vin vào đường lưỡi bò để ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, Nga thừa nhận vai trò nền tảng của UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trong UNCLOS 1982 có các nội dung quy định về giải quyết tranh chấp ứng dụng, giải thích Công ước thông qua cơ quan tài phán quốc tế như Phụ lục VII, Phụ lục VIII.

Như vậy, cơ quan tài phán quốc tế xử lý tranh chấp áp dụng, giải thích Công ước là giải pháp hòa bình, hợp pháp, là quyền lợi mặc nhiên của các thành viên UNCLOS 1982. Nga không phủ nhận điều này thì tại sao lại nói, đàm phán là "lối thoát duy nhất"?

Người Việt Nam rất quan tâm điều này và mong muốn được nghe lời giải thích của Nga cho rõ hơn, bởi giải quyết tranh chấp về ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 hay các hành động vi phạm UNCLOS 1982 thông qua cơ quan tài phán không những là giải pháp hòa bình, văn minh, hợp pháp mà còn là quyền lợi cơ bản, sát sườn của Việt Nam.

Ví dụ cụ thể như vụ Trung Quốc cắm giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014, trước đó là cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam...

Thứ ba, Nga "chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp" là các bên nào? Có bao gồm PCA hay không? Thế nào mới là "có liên hệ trực tiếp"?

Bởi lẽ những phát biểu của Nga đều được đưa ra trong thời điểm ngay trước thềm PCA ra phán quyết vụ kiện của Philippines, còn Trung Quốc ra sức vận động lôi kéo một số nước theo họ chống lại thẩm quyền và phán quyết hợp pháp của PCA.

Mặt khác, Biển Đông không chỉ có tranh chấp giữa các bên yêu sách, mà còn là nơi có lợi ích và diễn ra cạnh tranh giữa các siêu cường, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và bây giờ dường như có cả Nga.

Trong khi sự tham gia tích cực, xây dựng của bên thứ 3 có vai trò vô cùng quan trọng trong các sự vụ quốc tế. Bản thân Nga cũng thường xuyên chứng minh điều này.

Ví dụ như vai trò của Nga cũng như cạnh tranh Nga - Mỹ trong khủng hoảng Ukraine, Syria, chống IS, hạt nhân Iran, hạt nhân Bắc Triều Tiên. "Liên hệ trực tiếp" giữa Nga, Mỹ với các sự vụ này có khác gì "liên hệ trực tiếp" giữa Mỹ, Trung Quốc, ASEAN...đối với Biển Đông?

Có những vấn đề cần phải có can thiệp của Liên Hợp Quốc. Thậm chí có những vấn đề các nước lớn như Nga - Mỹ sử dụng vũ lực để giải quyết, bởi không thể đối thoại và cũng không thể "kiện", ví dụ như chống khủng bố IS.

Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.

Điều này Nga không mong muốn, vậy thì giải pháp nhờ bên trung gian như cơ quan tài phán có thẩm quyền và Liên Hợp Quốc là quá hợp lý, hợp tình và hợp pháp, Nga có phản đối không? Cụ thể hơn nữa, Nga có phản đối vụ kiện của Philippines, thẩm quyền và phán quyết của PCA hay không?

Cuối cùng, điều thứ tư khiến người viết băn khoăn là, tại sao những vụ tranh chấp trên Biển Đông do Trung Quốc gây ra đã diễn ra vài chục năm nay; nhất là vụ kiện của Philippines lên PCA được bắt đầu từ tháng Giêng năm 2013 sau 18 năm đàm phán không kết quả thì chẳng thấy Nga nói gì.

Bất thình lình Nga liên tục lên tiếng về Biển Đông khi PCA chuẩn bị ra phán quyết với những nội dung "đa nghĩa", "khó hiểu" và được dư luận cho là có lợi cho Trung Quốc trong việc chống lại phán quyết của Tòa.

Trung Quốc quân sự hóa ồ ạt từ cuối năm 2013 bằng biệc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo, kéo hết tên lửa này máy bay khác ra Hoàng Sa, chiếm quyền kiểm soát Scarborough từ Philppines, cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, toàn những chuyện phiêu lưu quân sự kinh thiên động địa thì không thấy Nga lên tiếng.

Bây giờ Nga mới liên tục tuyên bố: "Chúng tôi cũng dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực." Nhưng không rõ theo quan điểm của Nga, nước nào đang leo thang căng thẳng ở Biển Đông?

Người viết cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn, những tuyên bố này của Nga chắc chắn không có lợi cho các nước nhỏ có liên quan trong khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp. Chỉ Trung Quốc là có lợi.

Nga là một nước lớn, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có vị thế, có uy tín, có chỗ đứng trên vũ đài chính trị quốc tế cũng như trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam yêu dân tộc Nga, con người Nga.

Bởi lẽ ấy nhiều người Việt Nam mới có những thắc mắc, băn khoăn mong muốn được phía Nga làm rõ vì nó ảnh hưởng không chỉ đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, mà còn là hòa bình và ổn định của khu vực, luật pháp quốc tế cũng như hình ảnh Nga trong lòng người Việt.

Thiết nghĩ nêu những vấn đề hết sức cụ thể trao đổi cùng với các bạn Nga để làm rõ vấn đề không nên bị coi là "xuyên tạc lập trường" của Nga ở Biển Đông. Bởi nếu không có những duyên nợ, tình cảm và các vấn đề bất cập nêu trên, có lẽ dư luận không mất nhiều giấy mực đến thế.

Không trân trọng ân tình cũng như tấm chân tình, sự giúp đỡ quý báu của dân tộc Nga, đất nước Nga với Việt Nam thời kỳ Liên Xô trước đây cũng như nước Nga sau này, người viết đã không phải băn khoăn, suy nghĩ nhiều như thế.

Những tiếng nói như lãnh đạo Campuchia mới tuyên bố gần đây chẳng hạn, với người viết không đọng lại điều gì đáng chú ý, vì nó chỉ là những tiếng nói lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với người viết, Nga có một vị thế khác. Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay theo thời cuộc.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịchVatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
23:43:14 23/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sựChính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự
22:49:11 23/02/2025
Tổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chứcTổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chức
08:29:07 24/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trườngTiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường
22:31:05 23/02/2025
Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của MỹÔng Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ
22:58:27 23/02/2025

Tin đang nóng

Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng NaiThi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai
09:33:33 24/02/2025
Từ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vongTừ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vong
13:41:44 24/02/2025
Vụ dụ dỗ người dân tu tập mê tín: Một bị hại phải bán 3 căn nhà ở Hà NộiVụ dụ dỗ người dân tu tập mê tín: Một bị hại phải bán 3 căn nhà ở Hà Nội
12:29:35 24/02/2025
Đi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồngĐi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồng
09:45:00 24/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?
10:12:35 24/02/2025
NÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứuNÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứu
14:33:19 24/02/2025
1 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U701 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U70
13:59:36 24/02/2025
Nam diễn viên Vbiz âm thầm tổ chức lễ ăn hỏi, cô dâu hot streamer lộ nhan sắc thật gây bàn tánNam diễn viên Vbiz âm thầm tổ chức lễ ăn hỏi, cô dâu hot streamer lộ nhan sắc thật gây bàn tán
11:04:37 24/02/2025

Tin mới nhất

Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

15:29:13 24/02/2025
Tình trạng này thể hiện rõ qua việc nhiều nhà hàng chỉ mở cửa vào buổi tối, đóng cửa ban ngày trong tuần và mùa cao điểm cuối năm gần như biến mất.
Cuba nhấn mạnh vai trò của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít

Cuba nhấn mạnh vai trò của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít

15:22:53 24/02/2025
Về phần mình, Đại úy Valery N. Zubarev, Tùy viên Quốc phòng của Nga tại Cuba, bày tỏ cảm kích trước tình cảm của nhân dân Cuba cùng nhân dân Nga lưu giữ ký ức về chiến công của Hồng quân cũng như đóng góp của Liên Xô cho hòa bình thế gi...
Israel cáo buộc Ai Cập vi phạm thỏa thuận về triển khai quân đội tại Sinai

Israel cáo buộc Ai Cập vi phạm thỏa thuận về triển khai quân đội tại Sinai

15:13:32 24/02/2025
Trước đó, vào tháng 1 năm nay, Đại sứ Israel tại Mỹ Yechiel Leiter đã cáo buộc Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sissi vi phạm thỏa thuận hòa bình năm 1978 giữa Israel và Ai Cập, do Mỹ làm trung gian.
Tổng thống Trump đưa ra đề xuất mà Ukraine không thể từ chối

Tổng thống Trump đưa ra đề xuất mà Ukraine không thể từ chối

14:49:02 24/02/2025
Các cuộc đàm phán hiện vẫn đang tiếp tục. Một câu hỏi được đặt ra là Ukraine sẽ đối mặt với sức ép như thế nào nếu có một thỏa thuận. Câu hỏi còn lại là Tổng thống Trump sẽ trừng phạt Kiev ra sao nếu nước này từ chối ký vào thỏa thuận.
Houthi lần đầu phóng tên lửa về phía tiêm kích F-16 Mỹ

Houthi lần đầu phóng tên lửa về phía tiêm kích F-16 Mỹ

13:49:20 24/02/2025
Houthi đã phóng tên lửa về phía một máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Mỹ trong đợt tấn công mới diễn ra tại Trung Đông.
Ông Elon Musk ra tối hậu thư cho nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra tối hậu thư cho nhân viên liên bang Mỹ

13:45:25 24/02/2025
Tỉ phú Elon Musk ngày 22.2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Dàn lãnh đạo Lầu Năm Góc rung chuyển

Dàn lãnh đạo Lầu Năm Góc rung chuyển

13:38:07 24/02/2025
Hôm qua (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sốc với quyết định sa thải Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cùng 5 quan chức cấp cao trong đợt thay máu triệt để Lầu Năm Góc.
Indonesia: Xe ô-tô lao xuống sông, 6 người thiệt mạng, 9 người mất tích

Indonesia: Xe ô-tô lao xuống sông, 6 người thiệt mạng, 9 người mất tích

13:17:06 24/02/2025
Theo ông Budi Cahyadi, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Riau, vụ tai nạn chết người xảy ra trên một con sông ở huyện Pelalawan vào cuối ngày thứ Bảy (22/2).
Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

12:11:12 24/02/2025
Một video do Đài tiếng nói Triều Tiên công bố vào ngày 22/2 cho thấy các học giả ở nước này đang tìm hiểu về ChatGPT, chatbot AI tạo sinh do OpenAI (Mỹ) phát triển.
Hàng nghìn búp bê Hina chào đón 'Ngày của bé gái' ở Nhật Bản

Hàng nghìn búp bê Hina chào đón 'Ngày của bé gái' ở Nhật Bản

12:06:19 24/02/2025
Không chỉ có búp bê truyền thống, nhiều người đã trưng bày búp bê Hina theo các phong cách độc đáo hơn, tận dụng cả những ô cửa, sạp bán hàng, cầu thang lên nhà và cả xe cảnh sát lưu động cũng không ngoại lệ.
Hamas tạm dừng đàm phán với Israel

Hamas tạm dừng đàm phán với Israel

11:01:32 24/02/2025
Văn phòng Thủ tướng Netanyahu cho biết Israel đang chờ để trao trả 620 tù nhân và người bị giam giữ Palestine cho đến khi việc thả các con tin tiếp theo được đảm bảo và không có các buổi lễ nhục nhã .
Thủ tướng tương lai của Đức và những thách thức chờ đợi

Thủ tướng tương lai của Đức và những thách thức chờ đợi

10:34:04 24/02/2025
Những kinh nghiệm đó có thể đã thuyết phục cử tri rằng Merz là người có thể kinh doanh tốt - một kỹ năng đáng mơ ước đối với bất kỳ ai hy vọng sửa chữa nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn đã suy thoái trong năm thứ hai liên tiếp vào năm 2...

Có thể bạn quan tâm

Quang Linh Vlog lên tiếng xin lỗi vì PR sản phẩm quá lố, gây hiểu lầm

Quang Linh Vlog lên tiếng xin lỗi vì PR sản phẩm quá lố, gây hiểu lầm

Netizen

15:38:56 24/02/2025
Sau khi bị nhóm người giấu mặt tố bán bột củ sen kém chất lượng, Hằng Du Mục tiếp tục gặp biến căng khi sản phẩm kết hợp cùng em ruột Quang Linh Vlog tiếp tục gây tranh cãi.
Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

Sức khỏe

15:35:12 24/02/2025
Bệnh cước tay chân cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng khi thời tiết lạnh ẩm thì các triệu chứng nặng nề hơn.
Tóm dính "Tiểu Long Nữ" vui như Tết, lộ diện gây ngỡ ngàng sau 6 ngày tuyên bố ly hôn "Dương Quá"

Tóm dính "Tiểu Long Nữ" vui như Tết, lộ diện gây ngỡ ngàng sau 6 ngày tuyên bố ly hôn "Dương Quá"

Sao châu á

15:09:10 24/02/2025
Nhất cử nhất động của Trần Nghiên Hy tại thời điểm nhạy cảm này đều lọt vào tầm ngắm của cánh truyền thông và công chúng.
Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ vui

14:57:02 24/02/2025
Mới đây, một nhân viên cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản đã được khen thưởng vì hành động dũng cảm và mưu trí khi đối mặt với tên cướp có vũ khí. Anh đã khéo léo khiến tên cướp mất cảnh giác rồi nhanh chóng khống chế, bắt giữ.
Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Trắc nghiệm

14:52:59 24/02/2025
Để lựa chọn khung giờ vàng động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025, bạn có thể tham khảo dưới đây để thực hiện công việc được thuận lợi, may mắn.
Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Phim việt

14:47:45 24/02/2025
Ông Cường và bà Hồi đã gỡ bỏ được những khúc mắc trong quá khứ, giúp chuyện tình cảm của hai người con có tín hiệu khởi sắc.
Drama cực căng: Sao nam 99 tiết lộ bị tấn công hàng loạt, 1 tuyên bố dự sẽ có đụng độ chấn động Vbiz!

Drama cực căng: Sao nam 99 tiết lộ bị tấn công hàng loạt, 1 tuyên bố dự sẽ có đụng độ chấn động Vbiz!

Sao việt

14:28:53 24/02/2025
K-ICM đăng tải trên trang cá nhân cho biết có bên đang dùng chiêu trò không lành mạnh, liên tục bình luận tiêu cực phía dưới bài viết của anh
Nam nghệ sĩ hát 3 đêm mới đủ tiền mua 1 tô phở, anh rể khuyên 1 câu làm thay đổi cuộc đời

Nam nghệ sĩ hát 3 đêm mới đủ tiền mua 1 tô phở, anh rể khuyên 1 câu làm thay đổi cuộc đời

Tv show

14:18:13 24/02/2025
Nam nghệ sĩ không ngờ rằng chính biến cố anh rể qua đời và một câu nói của anh rể lại khiến cuộc đời và sự nghiệp của anh thay đổi hoàn toàn.
Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu

Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu

Tin nổi bật

14:11:06 24/02/2025
Thông tin ban đầu, ông Th. và T. đi chích cá, lại gần khu vực trâu mẹ cùng 4 trâu con. Cả hai chọc ghẹo trâu nên bị trâu húc.
Thần tượng nam "cà hẩy" quá đà, dân mạng yêu cầu "cấm cửa" trào lưu phản cảm

Thần tượng nam "cà hẩy" quá đà, dân mạng yêu cầu "cấm cửa" trào lưu phản cảm

Nhạc quốc tế

14:07:05 24/02/2025
Tính đến nay, đã có gần 500 nghìn video đu trend vũ đạo này. Tuy nhiên, động tác có phần khiến người xem đỏ mắt khi quay trực diện, cà hẩy gợi cảm.
Ánh Tuyết tái ngộ khán giả TP.HCM trong đêm nhạc với nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng

Ánh Tuyết tái ngộ khán giả TP.HCM trong đêm nhạc với nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng

Nhạc việt

13:40:03 24/02/2025
Sau khoảng thời gian sinh sống ở Hội An (Quảng Nam), ca sĩ Ánh Tuyết có dịp tái ngộ khán giả TP.HCM trong 2 đêm nhạc đặc biệt mang tên Tango Night in Saigon