Nhật Bản chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi

Theo dõi VGT trên

Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị để triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 7,158 triệu trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến 11 vào đầu tháng 3/2022.

Nhật Bản chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi - Hình 1
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN

Để chuẩn bị cho chương trình này, một số địa phương đang lên kế hoạch lập các trung tâm tiêm chủng quy mô lớn song song với việc tiêm chủng ở các bệnh viện. Chẳng hạn, thành phố Fukushima dự kiến sẽ hợp tác với 5 địa phương lân cận để lập trung tâm tiêm chủng quy mô lớn tại một nhà thi đấu trong thành phố có khả năng tiêm cho khoảng 19.500 trẻ.

Vaccine sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi sẽ khác với loại vaccine được sử dụng để tiêm cho những người từ 12 tuổi trở lên về liều lượng, thời hạn bảo quản và khoảng cách giữa hai mũi tiêm (tối thiểu 3 tuần). Do vậy, các lọ vaccine sử dụng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi sẽ có nắp màu cam để phân biệt với các lọ vaccine có màu tím được sử dụng tiêm cho người lớn.

Trước đó, vào cuối tháng 1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi sau khi một nhóm chuyên gia của MHLW kết luận không có bất cứ vấn đề nào về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng vaccine này cho trẻ nhỏ trong độ tuổi trên.

Theo nhật báo Asahi, vẫn chưa có đủ dữ liệu chứng minh hiệu quả bảo vệ trẻ nhỏ của vaccine của Pfizer trước biến thể Omicron. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế quan ngại rằng nếu số lượng ca mắc mới tiếp tục tăng, tỷ lệ nhiễm bệnh trong số các trẻ chưa tiêm vaccine sẽ tăng, dẫn tới sự gia tăng về số ca bệnh nặng trong các đối tượng này.

Trong một diễn biến liên quan khác, một nhóm chuyên gia của Chính phủ Nhật Bản vừa đề xuất khuyến khích trẻ em ở trường mẫu giáo đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh trong đối tượng này. Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia cũng đề nghị các trường mẫu giáo tránh tổ chức cho trẻ hát tốp ca, chơi nhạc cụ hơi và các trò chơi mà các em phải đứng gần nhau.

Kể từ đầu năm nay, dịch COVID-19 đã bùng phát dữ dội ở Nhật Bản do sự xuất hiện của biến thể Omicron, khiến số ca mắc mới tăng đột biến, từ khoảng 500 ca/ngày lên hơn 100.000 ca/ngày. Gần đây nhất, ngày 3/2, nước này ghi nhận thêm 104.470 ca mắc mới COVID-19, cao nhất từ trước tới nay, trong đó số trẻ em mắc bệnh đã tăng mạnh so với 5 làn sóng lây nhiễm trước.

Kết quả là phải mất hơn 18 tháng để số ca mắc mới ở nước này vượt ngưỡng 1 triệu ca đầu tiên vào tháng 8/2021, nhưng chỉ mất 5 tháng để vượt ngưỡng 2 triệu và 2 tuần để vượt ngưỡng 3 triệu ca.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận?

Thành công chống dịch trong năm 2020 đã khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á chủ quan, nên gục ngã trước làn sóng ca mắc Covid-19 tăng mạnh lúc này.

Các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như thể đang sống trong câu chuyện có chung một kịch bản.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020, nhiều nước châu Á được coi là hình mẫu chống dịch, thành công nhờ kỷ luật thép cùng ý chí chính trị sắt đá.

Châu Á đã kiểm soát dịch bệnh thành công nhờ những biện pháp nhanh chóng, hiệu quả, dù có nguồn lực khiêm tốn hơn nhiều so với các quốc gia phương Tây.

Nhưng tình hình một năm sau đó hoàn toàn khác, Nikkei Asia nhận định.

Lạc quan quá sớm

Có ba yếu tố dẫn tới làn sóng dịch bệnh thứ hai chết chóc ở Ấn Độ, theo ông Rajinder K. Dhamija, trưởng khoa thần kinh Đại học Y tế Lady Hardinge ở New Delhi.

" Virus đột biến, một biến chủng mới xuất hiện. Hành vi của người dân thay đổi, họ bắt đầu tới những địa điểm đông đúc, không chấp hành quy định phòng dịch. Các chính trị gia cũng thay đổi thái độ, họ tin rằng đại dịch đã qua, cho phép tổ chức các sự kiện tôn giáo và vận động chính trị ", ông Dhamija nói.

Hàng loạt hoạt động tập trung đông người được tổ chức ở Ấn Độ trong tháng 3 và 4. Đó là lễ hội Kumbh Mela, nơi hàng triệu tín đồ tụ tập bên bờ sông Hằng. Đó là các cuộc vận động cử tri với hàng nghìn người tham dự.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 1

Lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ đã trở thành sự kiện siêu lây nhiễm. (Ảnh: Reuters)

Video đang HOT

Và rồi biến chủng Delta xuất hiện. Loại biến chủng siêu lây nhiễm lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ hiện đã lan ra 80 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ấn Độ bị nhấn chìm trong làn sóng dịch bệnh chết chóc cuối tháng 4 và suốt tháng 5. Hỗn loạn bao trùm, các bệnh viện quá tải, người dân tuyệt vọng tìm kiếm nguồn dưỡng khí. Các lò hỏa thiêu cháy đỏ rực suốt ngày đêm.

Các chính trị gia Ấn Độ đã khiến đất nước trả giá cho sự lạc quan sai lầm của họ.

Trong khi các ca bệnh có dấu hiệu tăng nhanh cuối tháng 3, đảng Bharatiya Janata cầm quyền vẫn tiếp tục tổ chức hàng loạt chiến dịch vận động tranh cử.

Không giống như trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên, khi làn sóng thứ hai ập đến, có một khoảng thời gian các lãnh đạo Ấn Độ "hoàn toàn im lặng", dù khi đó hệ thống y tế đã bên bờ vực sụp đổ.

Thái Lan và dấu hỏi tiêm chủng

Thái Lan từng là một câu chuyện thành công về COVID-19 năm 2020, khi mạnh tay kiểm soát chặt biên giới và cách ly các ổ dịch. Đã có nhiều tháng Thái Lan không ghi nhận bất cứ ca lây nhiễm cộng đồng nào.

Nhưng cái giá đi kèm thành công chống dịch là nền kinh tế suy thoái 6,1%, và Thái Lan đã không thể tiếp tục kiên nhẫn.

Làn sóng dịch bệnh thứ ba bùng phát ở Thái Lan đến từ cả hai đầu của nền kinh tế. Ổ dịch đầu tiên là khu chợ hải sản ở Samu Sakhon, ngoại ô thủ đô Bangkok, nơi sử dụng nhiều người nhập cư từ Myanmar.

Ổ dịch thứ hai là các hộp đêm sang trọng tại khu vực Thonglor, trung tâm Bangkok được phép mở lại. Nhiều quan chức chính phủ, quan chức ngoại giao nước ngoài, cảnh sát đã mắc COVID-19 từ ổ dịch này.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 2

Thái Lan đối mặt làn sóng dịch bệnh tồi tệ chưa từng có. (Ảnh: AP)

Số ca mắc COVID-19 mới và tử vong trong ngày ở Thái Lan liên tục phá kỷ lục. Các khoa chăm sóc tích cực ở Thái Lan đã kín bệnh nhân.

Bất chấp tỷ lệ tử vong cao chưa từng có trong tháng 6, Thủ tướng Prayuth Chanocha vẫn tuyên bố Thái Lan sẽ mở cửa hoàn toàn vào tháng 10.

Sự lạc quan ấy đến từ số đơn đặt hàng vaccine COVID-19 mà chính phủ Thái Lan đã ký với các nhà sản xuất, bảo đảm tới tháng 10 mỗi người dân sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine.

Nhưng chiến dịch tiêm chủng của Thái Lan, dù khởi động cách đây 4 tháng, hiện vẫn rất chậm chạp. Tới ngày 7/7, mới chỉ khoảng 10,7 triệu liều vaccine được tiêm ở đất nước có dân số lên tới gần 70 triệu.

"Nhiều vấn đề xảy ra trong chiến dịch tiêm chủng ban đầu là bởi chính phủ và bộ máy hành chính quan liêu. Nhiều bác sĩ không muốn liều lĩnh ký vào giấy cấp phép sử dụng vaccine, họ không muốn ngồi tù", một nhà quan sát cho biết.

Thành công của chiến dịch tiêm chủng ở Thái Lan sẽ phụ thuộc lớn vào công ty dược phẩm Siam Bioscience, đơn vị nắm giữ bản quyền sản xuất vaccine AstraZeneca ở nước này.

Siam Bioscience đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu liều vaccine mỗi tháng. Nhưng trong tháng 6, Siam Bioscience chỉ có thể cung cấp 5,37 triệu liều. Công suất cũng sẽ không vượt 6 triệu liều trong tháng 7. Đó là chưa kể Siam Bioscience cũng có nghĩa vụ xuất khẩu vaccine, theo thỏa thuận ký với AstraZeneca.

Trong khi nguồn cung vaccine khan hiếm, nhiều người có địa vị trong xã hội tìm mọi cách chen hàng để sớm được tiêm chủng.

"Có những người lợi dụng quan hệ để giành lấy vaccine cho họ và người thân. Đó không phải là tin đồn, nhiều người công khai khoe khoang trên cả Facebook", một nhân viên công vụ cho biết.

Đài Loan: Hậu quả của thành công

Cho tới giữa tháng 5, Đài Loan (Trung Quốc) chỉ có khoảng 1.000 ca mắc COVID-19, đa phần là từ nước ngoài nhập cảnh. Nhưng chỉ trong hơn 1 tháng sau đó, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng lên hơn 14.000 trường hợp.

Một trong các ổ dịch lớn nhất bắt nguồn từ các phi công thực hiện cách ly tại một tòa nhà khách sạn ở sân bay không được cấp phép phục vụ cách ly. Virus từ đó mà lây lan cho nhân viên khách sạn và gia đình họ.

Chính quyền Đài Loan bị chỉ trích vì giảm số ngày cách ly bắt buộc đối với phi công chưa tiêm chủng từ 5 ngày xuống 3 ngày bắt đầu từ giữa tháng 4.

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Đài Loan sau đó quyết định tái áp đặt thời gian cách ly 5 ngày với thành viên phi hành đoàn chưa tiêm chủng. Đến 1/7, thời gian cách ly tăng lên 7 ngày.

CDC cho biết Đài Loan từng kiểm soát hiệu quả biên giới, nhưng giờ là lúc cần cải thiện hệ thống phòng dịch ở nội địa.

"Bởi dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả trước đây, chúng ta không tiến hành tầm soát diện rộng, vì vậy không thể phát hiện các ca mắc bệnh không có triệu chứng. Ngoài ra, người dân nhìn chung không sẵn sàng tiêm vaccine", CDC Đài Loan cho biết.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 3

Dịch bệnh bùng phát mạnh ở Đài Loan. (Ảnh: Reuters)

Yang Sen Hong, chuyên gia y tế công cộng của Đài Loan, cho biết chiến lược kiểm soát virus của hòn đảo "tương đối thành công, nhưng một số người đã không tuân thủ quy định". Nhiều người không trung thực khi khai báo lịch sử di chuyển.

Trong tháng 5, nhiều ca bệnh xuất hiện liên quan tới các phòng trà nhỏ ở Đài Bắc, nơi giải trí dành cho đàn ông.

"Với ổ dịch này, đa phần người có liên quan không muốn công khai dính dáng tới các phòng trà, họ không hợp tác điều tra, khiến công tác truy vết nguồn lây nhiễm thêm khó khăn", CDC cho biết.

Hệ thống y tế Campuchia bị đẩy tới giới hạn

Tương tự Thái Lan và Đài Loan, đợt bùng phát dịch bệnh ở Campuchia cũng vấp phải khó khăn trong truy vết.

Cho tới trước sự kiện ngày 20/2, Campuchia chỉ ghi nhận chưa đầy 500 ca mắc COVID-19 và không có ca tử vong.

Tới ngày 20/2, hai phụ nữ dương tính với virus corona tiếp nhiều khách tại một câu lạc bộ đêm N8 tại Phnom Penh, dẫn tới một chuỗi lây nhiễm chưa từng có ở quốc gia Đông Nam Á này.

Hai người này thuộc nhóm 4 phụ nữ Trung Quốc từ Dubai tới Campuchia hành nghề mại dâm. Nhóm này hối lộ lính gác khách sạn Sokha ở Phnom Penh để được sớm rời khỏi khu cách ly trước khi hết thời hạn quy định.

Tới nay, 55.000 ca mắc COVID-19 và 750 người chết được cho là có liên quan tới sự kiện siêu lây nhiễm ngày 20/2.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 4

Sự kiện siêu lây nhiễm ngày 20/2 dẫn tới làn sóng dịch bệnh tồi tệ ở Campuchia. Ảnh: AFP.

Một quan chức y tế Campuchia mới đây cảnh báo nước này sắp vượt qua "giới hạn đỏ" trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng, sau khi ngày càng nhiều công nhân trở về từ Thái Lan mang theo biến chủng Delta.

Hệ thống y tế Campuchia đã bị đẩy tới giới hạn quá tải. Campuchia tuần trước liên tiếp ghi nhận những ngày có ca mắc COVID-19 cao kỷ lục với đỉnh điểm là 1.130 trường hợp.

Michael Thigpen, chuyên gia dịch tễ của CDC Mỹ làm việc ở Phnom Penh, cho biết dịch bệnh có dấu hiệu lan nhanh bên ngoài các khu đô thị, nơi thiếu thốn nguồn lực ứng phó.

"Điều đáng lo ngại là ngày càng có nhiều ca mắc COVID-19 ở các khu vực nông thôn" , ông Thigpen nói.

Điểm yếu trong tiêm chủng

Trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, những hành động quyết đoán từng giúp kiểm soát hiệu quả virus. Nhưng chính phủ các nước đã không thể biến thành công ban đầu thành khả năng sớm tiếp cận vaccine.

Trong nhiều trường hợp, chính những kết quả chống dịch ban đầu lại khiến các nước chậm trễ thu mua vaccine.

Nhật Bản là một ví dụ. Không giống nhiều quốc gia, hệ thống pháp luật cứng nhắc của Nhật Bản không cho phép cấp phép sử dụng khẩn cấp các loại vaccine.

Điều này có nghĩa các loại vaccine dù đã được WHO khuyến cáo sử dụng vẫn phải được thử nghiệm một lần nữa ở Nhật Bản, trong đó có cả Pfizer và Moderna của Mỹ.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 5

Thành công bước đầu khiến các nước châu Á chậm chân trong tiêm chủng. Ảnh: Nikkei.

Người mắc bệnh sau khi tiêm vaccine tại Nhật Bản có thể khởi kiện chính phủ, hay thậm chí quan chức phụ trách của Bộ Y tế. Vì vậy, việc cấp phép sử dụng vaccine tiềm ẩn rủi ro, và không ai muốn chịu trách nhiệm.

Nhà chức trách nhiều nước đối mặt khó khăn từ tâm lý nghi ngại của người dân đối với vaccine.

Thậm chí, một số chính phủ ban đầu còn thờ ơ trước hiệu quả của vaccine. Hồi tháng 2, một quan chức thuộc cơ quan phòng chống COVID-19 của Thái Lan tuyên bố vaccine "không có ý nghĩa với người Thái" bởi đeo khẩu trang cũng đủ để bảo vệ người dân nước này.

Thành công chống dịch cũng khiến một số nước khó tiếp cận nguồn vaccine. Bộ trưởng Tài chính Australia Simon Birmingham hôm 1/7 tuyên bố nước này gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn cung bởi "các công ty dược phẩm ưu tiên những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao".

Điều này khiến các quốc gia như Australia và New Zealand "đứng cuối bảng" ưu tiên nhận tiếp nhận vaccine.

Lúc này, đa phần quốc gia chống dịch thành công nhất là các nước tiêm chủng nhanh nhất. Nhưng thành công cũng là tử huyệt ươm mầm cho sự tự mãn.

Ví dụ, Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho 50,6% dân số, trong khi tỷ lệ người nhận ít nhất một liều vaccine là 68%. Giờ đây, Anh đang đối mặt làn sóng dịch bệnh mới, dù tỷ lệ nhập viện và tử vong được duy trì ở mức thấp.

Chính phủ Anh dự kiến dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế phòng dịch vào 19/7. Các chuyên gia cảnh báo bước đi này có thể một lần nữa khiến số ca mắc COVID-19 bùng nổ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay
16:44:39 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội
16:48:51 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024

Tin mới nhất

ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai

20:55:22 19/11/2024
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.

Phá vòng vây, Ukraine 'tiếp thêm' quân dự bị, xe bọc thép đắt tiền

20:50:34 19/11/2024
Kurakhovo đang bị bao vây một nửa, giao tranh dữ dội đã bắt đầu trong thành phố. Việc Lực lượng Vũ trang Ukraine cho nổ khẩn cấp đập chứa nước Kurakhovo đã không thể giúp ích.

Đức, Phần Lan cảnh báo công dân về khả năng xảy ra 'chiến tranh hỗn hợp'

20:48:43 19/11/2024
Người phát ngôn của Cinia khẳng định những vụ đứt cáp như vậy "không thể xảy ra ở vùng biển này nếu không có tác động từ bên ngoài".

Thử thách cho bộ máy mới của ông Trump

20:44:47 19/11/2024
Tổng thống đắc cử Trump đã thông báo chọn ông Brendan Carr làm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cho chính quyền sắp tới, gọi nhân vật này là chiến binh cho tự do ngôn luận , theo Reuters.

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Rác nhựa làm tắc nghẽn đập thủy điện, gây mất điện nhiều thành phố lớn CHDC Congo

18:44:37 19/11/2024
Luồng rác nhựa chảy vào đập thủy điện chính ở miền đông CHDC Congo đang gây mất điện ở nhiều thành phố lớn, tạo nên thách thức mà giới hữu trách địa phương vẫn đang tìm cách tháo gỡ.

Rộ tin ông Trump sẽ đưa nhiều sĩ quan ra tòa án binh

18:41:43 19/11/2024
Các nguồn tin tiết lộ rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lên danh sách những sĩ quan quân đội liên quan việc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan và xem xét đưa họ ra tòa án binh.

Ông Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường sức mạnh hạt nhân 'không giới hạn'

18:19:34 19/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường năng lực hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh răn đe chiến tranh.

Tương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv

18:16:34 19/11/2024
Khi chiến sự Ukraine chuẩn bị bước qua mốc 1.000 ngày, truyền thông Mỹ dẫn một số nguồn tin khẳng định Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden vừa cho phép Kyiv được sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Lựa chọn bất ngờ của ông Trump

18:10:52 19/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục gây chú ý khi chọn một lãnh đạo công ty dầu khí có quan điểm trái chiều về biến đổi khí hậu cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng.

Khó lường khói lửa xung đột Trung Đông

18:04:59 19/11/2024
Israel tấn công dồn dập vào lực lượng Hezbollah ở Li Băng và tiếp tục không kích miền bắc Gaza, trong khi Houthi tuyên bố đã tấn công mục tiêu quan trọng ở Israel.

Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc

17:41:34 19/11/2024
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong

Tin nổi bật

20:59:09 19/11/2024
Vào thời gian trên, một xe khách hợp đồng đưa đón học sinh lưu thông trên đường Hồ Chí Minh. Khi đi đến đoạn qua xóm 1, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, xe khách dừng lại và cháu L.T.K.N. (5 tuổi) xuống xe để vào nhà.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Sao Việt công khai có con riêng 5 tuổi khiến nhiều người hốt hoảng

Sao việt

20:46:13 19/11/2024
Trong bài đăng mới trên trang cá nhân, Minh Thu đã khoe ảnh selfie cùng con trai đầu lòng. Nữ diễn viên khoe nhan sắc xinh đẹp, gương mặt rạng rỡ bên quý tử.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.

Chàng trai 2k1 đăng đúng 6 chữ khiến làng nhạc "rạo rực"

Nhạc việt

20:29:21 19/11/2024
0h ngày 19/11 - đúng sinh nhật tuổi 23, Wren Evans bất ngờ đăng tải dòng trạng thái Để anh mang mùa đông về , lập tức gây bão MXH.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 22: Kiên và Linh bị bắt quả tang

Phim việt

20:00:30 19/11/2024
Trong tập 21, Kiên rất vui vì có Linh phụ giúp thiết kế xe nước để anh chuẩn bị bán hàng. Cả hai cùng mang ra khu vực vắng vẻ của trường để tiện trải đồ nghề ra làm xe nước.

Louis Phạm khoe vóc dáng nuột nà, nhan sắc thăng hạng sau drama "phông bạt" nhưng phần bình luận lại bùng nổ tranh cãi

Sao thể thao

19:41:47 19/11/2024
Mới đây, cô nàng hot TikToker Louis Phạm (tên thật Phạm Như Phương) dễ dàng hút hơn triệu view khi tung video nhảy nhót bắt trend.