Nhật Bản chính thức quyết định trừng phạt Triều Tiên
Chính phủ Nhật Bản đã chính thức quyết định biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên bởi hành vi phóng tên lửa đạn đạo và phát triển hạt nhân.
Theo truyền thông Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản chiều nay (19/2 theo giờ Nhật Bản) đã chính thức quyết định biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên bởi hành vi phóng tên lửa đạn đạo và phát triển hạt nhân.
Vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên đã bị nhiều nước lên án
Cụ thể Nhật Bản sẽ cấm việc nhập cảnh đối với các loại tàu thuyền có quốc tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, kể cả tàu thuyền có mục đích nhân tạo, cấm dựa trên nguyên tắc việc gửi tiền không vượt quá 100.000 yên (tương đương khoảng hơn 900 USD).
Video đang HOT
Cấm tái nhập cảnh với những cán bộ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, tăng cường biện pháp trừng phạt bao gồm cả biện pháp trừng phạt đã được hủy bỏ trước đó vào năm 2014.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ tích cực thỏa thuận với các nước liên quan trong đó có Mỹ để nhanh chóng thông qua Nghị quyết trừng phạt Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc họp báo chiều ngày 19/2 cũng đã nhấn mạnh, Nhật Bản cũng vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phương châm đối thoại, gây áp lực và hành động đối hành động đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Trong trường hợp nước này vẫn tiếp tục hành động của mình, Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục trừng phạt./.
Bùi Hùng
Theo_VOV
Tòa án Thái Lan bác cáo buộc nổi loạn đối với Thủ tướng Prayut
Tòa án Phúc thẩm Thái Lan đã giữ nguyên phán quyết của tòa án sơ thẩm, theo đó bác bỏ cáo buộc nổi loạn đối với Thủ tướng Prayut Chan-ocha vì phát động cuộc đảo chính.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tòa án Phúc thẩm Thái Lan ngày 18/2 đã giữ nguyên phán quyết của tòa án sơ thẩm, theo đó bác bỏ cáo buộc nổi loạn đối với Thủ tướng Prayut Chan-ocha cùng 4 tướng lĩnh khác vì phát động cuộc đảo chính ngày 22/4/2014.
Phán quyết của tòa án phúc thẩm dựa trên một điều khoản ân xá trong hiến pháp tạm thời đã được tòa sơ thẩm viện dẫn hồi tháng 5/2015 để bác bỏ cáo buộc.
Theo đó, tất cả các hành động chuẩn bị hay thực hiện cuộc đảo chính của ông Prayut, với tư cách Chủ tịch Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO) cùng bất kỳ cấp dưới hay đồng sự nào, đều được miễn trừ tội danh hình sự.
Tòa án cũng không đưa ra phán quyết rằng các sắc lệnh sau đảo chính của NCPO là bất hợp pháp như cáo buộc của nguyên đơn - 15 nhân vật thuộc nhóm Công dân phản kháng, nhóm dân sự quy tụ những người phản đối cuộc đảo chính.
Phản ứng sau khi tòa án phúc thẩm đưa ra phán quyết, các nhân vật của nhóm Công dân phản kháng tuyên bố sẽ chuyển đơn kiện sang Tòa án Tối cao.
TheoVietnam
Thủ tướng Đức mong gỡ ngay lệnh cấm vận với Nga Thủ tướng Đức muốn sớm dỡ bỏ các cấm vận kinh tế đối với Nga, thêm lần nữa thể hiện mối thân tình lâu năm. Các nghị sỹ Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Đức ngày 16/2 cho biết Thủ tướng Angela Merkel muốn sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, vốn được đặt ra...