Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải với Việt Nam
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản với Việt Nam về vấn đề quản lý rác thải.
Vận hành dây chuyền máy nghiền rác thải của Dự án JST-JICA SATREPS về quản lý và tái chế r ác thải xây dựng ở Hà Nội, tháng 9/2020. Đây là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản (Ảnh: JICA).
Trong khuôn khổ Tuần lễ Môi trường Việt Nam – Nhật Bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản đồng tổ chức từ ngày 15-17/12/2021, JICA phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo Quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách kinh tế tuần hoàn với trọng tâm là tái chế và quản lý chất thải.
Hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và các viện nghiên cứu của Việt Nam đã tham dự hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Bà Hata Yumiko, Trưởng Bộ phận Kinh tế tuần hoàn tài nguyên, Vụ Môi trường và Công nghệ công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, giải thích lịch sử hình thành và phát triển các chính sách kinh tế tuần hoàn ở Nhật Bản, từ “Tầm nhìn về nền kinh tế tuần hoàn” năm 1999 đến tầm nhìn mới được xây dựng vào năm 2020.
Cùng với đó, ông Takashi Togi, Chuyên gia cao cấp về môi trường, Văn phòng Xúc tiến xã hội tuần hoàn vật chất, Bộ Môi trường Nhật Bản trình bày tổng quan về “Đạo luật cơ bản để thiết lập xã hội tuần hoàn vật chất an toàn” được xây dựng trên tinh thần “mottainai” – trong tiếng Nhật đó là cụm từ thể hiện sự tiếc nuối trước những lãng phí và gần đây được sử dụng nhiều để khuyến khích “giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế” rác thải.
Ông Satoshi Arima, Hiệp hội thiết bị điện gia dụng Nhật Bản, đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn về tái chế đồ điện gia dụng tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, Giáo sư Ken Kawamoto, Đại học Saitama, giới thiệu công nghệ tái chế chất thải xây dựng được phát triển trong Dự án JST – JICA SATREPS do Đại học Saitama, Đại học Xây dựng Hà Nội và các viện nghiên cứu khác thực hiện thông qua việc áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản. Công nghệ này cho phép tái chế hơn 97% chất thải xây dựng tại Nhật Bản vào năm 2018.
Việc đưa khái niệm Kinh tế tuần hoàn vào Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua năm ngoái là một trong những bước đột phá trong chính sách môi trường của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khái niệm này và chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính hiện tại thành nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho phép tất cả các thành phần của nền kinh tế áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thiết kế, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, tiêu dùng cũng như xử lý chất thải.
“Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của Nhật Bản về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, thông qua tăng cường hợp tác của chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, tăng cường quan hệ đối tác hiệu quả với khu vực tư nhân và thu hút người tiêu dùng, sẽ giúp ích cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế tuần hoàn,” ông Murooka Naomichi, Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, chia sẻ.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên và môi trường – đánh giá cao sự hỗ trợ của JICA trong việc xây dựng các quy định chi tiết về kinh tế tuần hoàn trong Nghị định sắp tới theo luật sửa đổi.
Video đang HOT
“Hội thảo hôm nay có rất nhiều thông tin và hữu ích. Là cơ quan đầu mối phụ trách xây dựng chính sách kinh tế tuần hoàn tại Bộ Tài nguyên Môi trường, chúng tôi cho rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà các diễn giả Nhật Bản chia sẻ là vô cùng quan trọng, giúp chúng tôi hiện thực hóa các chính sách và chiến lược về kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới”, ông Thọ nói.
Thủ tướng: 'Sẽ có luồng đầu tư mới, mạnh mẽ hơn vào Việt Nam từ Nhật Bản'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến tin cậy, an toàn cho các công ty Nhật và tin rằng sẽ được chứng kiến một làn sóng đầu tư mới, mạnh mẽ hơn chảy vào Việt Nam từ các doanh nghiệp nước này.
Sáng nay, 25.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp Nhật Bản - Việt Nam do Tổ chức xúc tiến đầu tư Nhật Bản (Jetro) cùng Bộ KH-ĐT tổ chức tại Tokyo, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
"Cơ hội rất tốt để xúc tiến đầu tư"
Phát biểu trước khoảng 1.000 doanh nghiệp của 2 nước, Thủ tướng chia sẻ ông cảm nhận được "một không khí chân thành, tin cậy cao", trong chuyến công tác, nhất là sau cuộc hội đàm và ra tuyên bố chung của Thủ tướng 2 nước vào tối qua.
"Mối quan hệ 2 nước đã bước sang trang mới, nâng cao tầm của quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc. Điều này góp phần tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn nữa cho doanh nghiệp của hai bên. Đây là cơ hội rất tốt để xúc tiến đầu tư", Thủ tướng nói.
Thủ tướng tin rằng sẽ có dòng đầu tư mạnh mẽ từ Nhật vào Việt Nam sau chuyến thăm này. Ảnh D.GIANG
Trong khi đó, từ phía Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ đã phát đi thông điệp mãnh mẽ về sự ổn định chính trị và những cải cách thể chế nhằm đảm bảo an toàn, an ninh và hiệu quả cho các nhà đầu tư nước ngoài.
"Ổn định chính trị là hết sức quan trọng với doanh nghiệp muốn làm ăn lớn, lâu dài, chiến lược để phát triển ý tưởng của mình. Các bạn hãy yên tâm, chúng tôi luôn đảm bảo ổn định chính trị. Các bạn đến đầu tư là được bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền của mình; được tạo cơ hội để thể hiện ý tưởng, chiến lược của mình", Thủ tướng cam kết.
Thủ tướng chứng kiến các doanh nghiệp, cơ quan 2 nước trao văn bản hợp tác. Ảnh CHÍ HIẾU
Ông cũng thông tin điểm mới trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII là đề cập đến việc phát huy giá trị con người Việt Nam, lấy con người vừa là trung tâm, vừa là động lực đồng thời cũng là mục tiêu cho sự phát triển.
"Tôi tin các nhà đầu tư sẽ tìm được những nhân lực, những con người đáp ứng được các chiến lược lâu dài của mình. Đó là sự cần cù, chăm chỉ, cầu thị, khiêm tốn và lắng nghe của con người Việt Nam. Sự thông minh, linh hoạt trong các điều kiện khó khăn. Dân tộc chúng tôi càng khó khăn càng đoàn kết, càng tìm cách vượt qua. Mỗi lần vượt qua khó khăn, chúng tôi lại lớn lên, trưởng thành", Thủ tướng chia sẻ, đồng thời bày tỏ các doanh nghiệp Nhật với kinh nghiệm, những trải nghiệm và thành công ở Việt Nam, sẽ có những am hiểu, đồng tình với nhận định đó.
Thủ tướng cho rằng niềm tin, sự thấu hiểu là điều mà doanh nghiệp hai nước rất thuận lợi. Ảnh CHÍ HIẾU
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn rằng, ở Việt Nam vẫn còn cả khó khăn, thách thức. Nhưng khó khăn lớn nhất vừa qua cũng chính là các vấn đề mang tính toàn cầu như đại dịch Covid-19; biến đổi khí hậu; cạn kiệt tài nguyên; ô nhiễm môi trường; già hoá dân số.
Theo Thủ tướng, vì đây là các vấn đề toàn cầu, tác động đến toàn dân nên cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, đoàn kết chung tay để vượt qua các thách thức có tính toàn cầu này thì mới cùng nhau phát triển.
Nhiều dự án trao thoả thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Thủ tướng. Ảnh CHÍ HIẾU
"Chúng tôi là nước đang phát triển, nên có những khó khăn của nó. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi sự chia sẻ của các nước phát triển, để cùng chúng tôi khắc phục. Đó là chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế; góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với đổi mới sáng tạo; giúp chúng tôi tranh thủ các nguồn tài chính xanh để phục vụ phát triển bền vững; quản trị doanh nghiệp, quản trị quốc gia, quản trị chính quyền các cấp một cách hiện đại, thông thoáng. Ngược lại, Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách, chống tham nhũng, sách nhiễu, tạo môi trường minh bạch, thông thoáng và những việc này vừa qua đã có hiệu quả nhưng sẽ bao giờ không dừng lại", Thủ tướng nói.
Hàng tỉ USD được ký kết
Người đứng đầu Chính phủ nhắc đi nhắc lại rằng, hai nước nói chung và doanh nghiệp hai nước nói riêng đã có nền tảng là sự tin cậy, tình cảm chân thành được nuôi dưỡng, kiểm chúng qua quá trình làm việc, hợp tác lâu dài.
"Vì thế, tôi hy vọng sẽ có một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, mạnh mẽ hơn, để chúng ta cùng nhau chiến thắng", Thủ tướng bày tỏ.
Chia sẻ điều này, ông Hagiuda Koichi, Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cho hay dịch Covid-19 vừa qua đã làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều nhà máy, do đó, nhận thức của cả hai bên là cần có chuỗi cung ứng mang tính chống chọi lại sự thay đổi này. Ông Koichi cũng bày tỏ, Việt Nam đã có những nỗ lực tuyệt vời để khắc phục tình hình. Phối hợp để có chuỗi cung ứng linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam.
Ông mong phát triển quan hệ về chiều sâu trong đó tập trung vào các vấn đề mới như trung hoà các bon, phát triển bền vững.
"Các mục tiêu lớn sẽ được trao đổi để thực hiện. Nhật Bản đang có sáng kiến dịch chuyển năng châu Á, để sẽ hỗ trợ Việt Nam soạn ra lộ trình sử dụng công nghệ mới như hydro, khí hoá lỏng nhằm sớm đạt không phát thải, hướng tới trung hoà carbon", ông Koichi nói.
Tại diễn đàn, Thủ tướng đã chứng kiến hơn 40 biên bản hợp tác với giá trị hàng tỉ USD được các cơ quan, doanh nghiệp hai nước trao cho nhau, cả ở khu vực công và khối tư nhân.
Trong đó, điển hình là các hợp tác về năng lượng, nông nghiệp sạch, y tế, chống biến đổi khí hậu. Tiêu biểu cho khu vực công như tỉnh Phú Yên hợp tác cùng Tập đoàn Kiyomura về thuỷ sản và đánh bắt cá ngừ; Bộ TN-MT hợp tác với Công ty Horiba về quan trắc môi trường...
Nhiều hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sạch được ký kết. Ảnh CHÍ HIẾU
Ở khối tư nhân như Tập đoàn Horiba và Đại học Văn Lang hợp tác triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường tại đồng bằng sông Mê- Kông; Tập đoàn Mia và Công ty Endo Seian hợp tác chuyển giao công nghệ, trồng và chế biến đậu đỏ theo tiêu chuẩn Nhật Bản ở Sơn La để xuất trở lại Nhật; Công ty Chân Mây và Tập đoàn Mitsubishi hợp tác trong dự án điện sạch....
Giá xăng dầu sắp giảm cực mạnh sau 5 lần liên tiếp tăng "sốc" Trên thị trường thế giới, giá dầu giảm và chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2021. Nguồn cung dầu thô trên toàn cầu theo dự báo của cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) tăng mạnh trong những ngày qua. Dự kiến, sản lượng dầu tăng lên 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 11, 12. Nguyên nhân là do Mỹ...