Nhật Bản cấp phép sử dụng thuốc Lecanemab chữa Alzheimer
Ngày 25/9, Bộ Y tế Nhật Bản cấp phép sản xuất và bán thuốc điều trị bệnh Alzheimer do công ty dược phẩm nội địa Eisai Co. và công ty Biogen Inc. của Mỹ phối hợp phát triển.
Thuốc Lecanemab. Ảnh: 9News
Thuốc Lecanemab, nhãn hiệu Leqembi, là thuốc đầu tiên được cấp phép ở Nhật Bản vừa để điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh Alzheimer vừa có tác dụng làm chậm quá trình phát triển các triệu chứng của bệnh. Thuốc dùng điều trị bệnh trong giai đoạn đầu và suy giảm nhận thức nhẹ, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất là cuối năm nay.
Quyết định trên được đưa ra sau khi các nhà quản lý Mỹ chính thức cấp phép sử dụng Lecanemab hồi tháng 7 vừa qua, sau 6 tháng cấp phép sử dụng khẩn cấp trong một số điều kiện. Tại Nhật Bản, một ban chuyên gia của Bộ Y tế đã đồng ý cấp phép chính thức với thuốc này vào cuối tháng 8 vừa qua. Giá của thuốc ở Mỹ là 26.500 USD/năm. Giá thuốc tại Nhật Bản cũng được cho là sẽ ở mức cao.
Video đang HOT
Eisai cho biết các thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc có tác dụng kiềm chế sự phát triển của các triệu chứng như ngày càng suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức, hiệu quả hơn khoảng 27% so với nhóm dùng giả dược.
Dù vậy, một số bệnh nhân sau khi tiêm thuốc xuất hiện một số tác dụng phụ như phù não và chảy máu.
Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cảnh báo về 'ngưỡng cửa tồn vong' khi dân số liên tục giảm
Tokyo đã đánh hồi chuông cảnh tỉnh cảnh báo mức sinh chỉ bằng một nửa số người tử vong trong năm qua.
Năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên tỷ lệ sinh xuống dưới mức 800.000 tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Theo bà Masako Mori - một cố vấn cho Thủ tướng Fumio Kishida, Nhật Bản sẽ tiêu tan nếu như tình trạng tỷ lệ sinh thấp không được chú trọng giải quyết. Với vai trò một nhà lập pháp của Thượng viện kiêm cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nhật Bản, bà Mori cũng từng đưa ra lời khuyên cho Thủ tướng Kishida về vấn đề tỷ lệ sinh và cộng đồng LGBTQ.
Đề cập đến số liệu hàng năm của Bộ Y tế Nhật Bản về tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở quốc gia này, nữ quan chức cho rằng đây là một viễn cảnh ảm đạm. Cụ thể, trong năm 2022 đã có 1,58 triệu người tử vong, gấp đôi so với 799.728 ca sinh tại Nhật Bản.
"Đất nước sẽ tiêu vong nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài. Chính những người trải qua thời kỳ suy vong sẽ phải đối mặt với tổn thất to lớn. Điều đó sẽ để lại di chứng nặng nề cho thế hệ sau", bà Mori nhận định.
Mặc dù năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên tỷ lệ sinh xuống dưới mức 800.000 song xu hướng dân số giảm đã tồn tại suốt cả một thập kỷ tại Nhật Bản. Độ tuổi trung bình là 49 cho thấy xu hướng già hóa dân số vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia Đông Á này. Điều này khiến Nhật Bản trở thành nước với dân số già thứ hai thế giới, với số dân trên 65 tuổi chiếm hơn 29% tổng dân số toàn quốc, chỉ xếp sau tiểu quốc Monaco ở châu Âu.
Bà Mori cho rằng với tình hình tỷ lệ sinh ngày càng đáng lo ngại, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với xã hội suy sụp hoàn toàn. "Đây không phải sự suy giảm từ từ mà con số này đang lao dốc. Nếu như tình hình không cải thiện, hệ thống an sinh xã hội sẽ sụp đổ, sự phát triển kinh tế - công nghiệp sẽ trì trệ và sẽ không có đủ nhân lực tham gia Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ tổ quốc", nữ chức trách nhấn mạnh.
Cuối tháng 2, Thủ tướng Kishida cảnh báo những tác hại của sự suy giảm tỷ lệ sinh đối với xã hội Nhật Bản, đồng thời cam kết tăng chi tiêu nhằm khuyến khích sinh con, bao gồm việc tăng trợ cấp trẻ em.
Thủ tướng Kishida cho biết Nhật Bản đang đứng trước ngưỡng cửa tồn vong của xã hội. "Chúng ta không thể đợi chờ và trì hoãn việc xây dựng các chính sách về trẻ em và việc sinh con."
Nhật Bản: Số ca mắc COVID-19 hằng ngày gần chạm mốc 100.000 Bộ Y tế Nhật Bản thông báo 95.308 ca mắc và 336 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 9-1. Theo đài NHK, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết số bệnh nhân COVID-19 nặng đang phải thở máy hoặc sử dụng phương pháp tim phổi nhân tạo ECMO trong ngày 9-1 là 648 người, giảm 23 người so với ngày 8-1. Riêng...