Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bưu điện Washington của Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng, thích gây sự với các nước láng giềng là “chuyện muôn thuở” của Trung Quốc nhằm sử dụng mâu thuẫn trong tranh chấp lãnh thổ để duy trì ổn định trong nước.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản tăng cường tuần tra trên biển
Ông Abe cảnh báo những thách thức mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đối mặt nếu các nước khác quyết định cắt giảm thương mại và các quan hệ kinh tế với nước này để phản đối chính sách bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Theo ông Abe, chính phủ Trung Quốc sẽ chịu tổn hại với những chính sách như vậy, bởi vì nếu không duy trì được tăng trưởng kinh tế, nước này sẽ “không thể kiểm soát được tình hình tại đất nước 1,3 tỷ dân”.
Ông Abe cho rằng, điều quan trọng trước tiên và trên hết là làm cho Trung Quốc nhận ra rằng họ sẽ không thể chiếm đoạt lãnh hải hay lãnh thổ của nước khác bằng cách đe dọa hay ép buộc. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng vạch kế hoạch đối phó với Trung Quốc, trong đó có việc tăng cường chi tiêu quốc phòng và đẩy mạnh hợp tác với các nước có cùng chung quan ngại về chính sách bành trướng trên biển của Bắc Kinh.
Hôm nay 22-2, Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Washington. Trong chuyến công du tới Mỹ lần này, ông Abe sẽ tìm cách thúc đẩy liên minh Nhật – Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên và những hành động trên biển ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi đó, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 21-2 cho biết, một tàu hải giám của Trung Quốc lại tiếp tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, bất chấp cảnh báo từ lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Theo JCG, đây là lần thứ 28 tàu công vụ Trung Quốc tiến vào vùng biển này kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái.
Cùng với đó, theo thông cáo của Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc ngày 20-2, một đội tàu hải giám của Trung Quốc gồm hai tàu Hải giám 84 và Hải giám 72 đã rời Quảng Châu hôm 18-2 để thực hiện các cuộc “tuần tra thường lệ” ở Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết sẽ trang bị hệ thống giám sát bờ biển trị giá 979 triệu peso (24 triệu USD) nhằm đảm bảo an ninh cho các dự án năng lượng của chính phủ, đồng thời xem xét trang bị tên lửa chống hạm cho hai tàu chiến lớp Hamilton của hải quân.
Theo ANTD
"Cái bắt tay cuối cùng" khép chặt vòng vây Trung Quốc?
Trong thời gian gần đây, Nhật liên tiếp đưa ra các động thái cũng rắn với Trung Quốc. Mới đây, đích thân Thủ tướng Shinzo Abe đã viết một bức thư tay gửi tới Tổng thư ký NATO.
Các nhà phân tích chỉ ra, sở dĩ Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra những động thái cương quyết với Trung Quốc bởi vì ông có sự hậu thuẫn vững chắc của khối đồng minh "Mỹ - Nhật - Hàn", với những ràng buộc chặt chẽ về chính trị, quân sự và ngoại giao, môi trường để bày tỏ sự cứng rắn với Trung Quốc càng thêm thêm thuận lợi. Ông Abe tin rằng, một khi khối đồng minh này cùng ra tay thì sẽ lập thành một thế trận vững chắc để kiềm chế Trung Quốc.
Theo tin mới nhất từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản, sau những phát biển mạnh mẽ liên quan đến vấn đề Senkaku, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đích thân viết một bức thư gửi Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, bày tỏ sự lo lắng trước các hành động "bành trướng trên biển" của Trung Quốc trong thời gian gần đây và đề nghị "bắt tay" với NATO chống lại sự trỗi dậy trên biển đáng lo ngại của Trung Quốc.
Từ khi tái nhậm chức, thủ tướng Shinzo Abe liên tục có những phát biểu cứng rắn
về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 12/01/2013 cho biết, từ 15/1 - 19/1, ông Katsuyuki Kawai, thành viên của Đảng dân chủ tự do cầm quyền, Chủ tịch Hạ viện Nhật, phụ trách công tác đối ngoại sẽ có cuộc viếng thăm Anh, Pháp và Bỉ. Nhân chuyến công du, ông Katsuyuki Kawai sẽ đến thăm trụ sở của NATO ở Brussels và có cuộc hội đàm với Tổng thư ký NATO Rasmussen đồng thời đệ trình thư tay của Thủ tướng Shinzo Abe.
Trong thư, Thủ tướng Abe bày tỏ sự lo lắng trước các hành động "bành trướng trên biển" của Trung Quốc trong thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi Nato chung tay với Nhật để đối phó với "sự ảnh hưởng ngày càng của Trung Quốc trên đại dương". Trong thư có đoạn viết: "Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực trên biển làm cho môi trường bảo đảm an ninh Đông Á ngày càng xấu đi".
Thủ tướng Abe còn khẳng định, Nhật Bản hy vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm anh ninh, duy trì ổn định chính trị và sự phát triển thịnh vượng của khu vực Đông Á, đồng thời tìm kiếm nhận thức chung với NATO về vấn đề thay đổi của môi trường chiến lược trong khu vực, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai bên, đặc biệt là về vấn để này.
Liệu đây có phải là "cái bắt tay cuối cùng" khép chặt vòng vây Trung Quốc?
Theo tin của kênh truyền hình NHK của Nhật, bức thư trên còn khẳng định, Nhật Bản và NATO là đồng minh thân thiết có nhận thức chung về nhiều giá trị quan điểm, Nhật hy vọng từ nay về sau sẽ thắt chặt quan hệ hợp tác bảo đảm an ninh trong khu vực với NATO. Ngoài ra kênh truyền hình này còn cho biết, sau khi trở lại nhậm chức lần thứ 2, ông Shinzo Abe sẽ tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, đẩy mạnh hợp tác với NATO trên các vấn đề cốt lõi là ngoại giao và bảo đảm an ninh nhằm kiềm chế Trung Quốc và Triều Tiên.
Quả thực, sau khi ông Shinzo Abe tái nhậm chức Thủ tướng, Trung Quốc liên tiếp tung tàu chiến và máy bay tuần tra gần khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe một mặt phái những quan chức thân cận sang Seoul, cử Phó thủ tướng phụ trách tài chính Taro Aso đến Yangoon, mặt khác đích thân chuẩn bị sang thăm Mỹ và sau đó là Myanmar. Động thái này ngược hẳn với hành động đầu tiên khi ông lần đầu nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản là sang thăm Trung Quốc.
Mỹ và NATO đang chuyển hướng quay trở lại châu Á
Trước đó Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định sẽ xây dựng quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ và Australia, xây dựng liên minh hợp tác chiến lược về an ninh Nhật - Mỹ - Ấn; mặt khác tăng cường cung cấp tàu tuần duyên và hợp tác quân sự với Philippines; sau đó thoái vốn đầu tư đồng thời rút các cơ sở kinh tế Nhật ở Trung Quốc chuyển hướng sang Myanmar. Với hàng loạt động thái trên, cùng với quyết định sẽ đóng thêm 10 tàu tuần duyên mới và xây dựng "lực lượng đặc biệt Senkaku", rõ ràng Nhật đã chuẩn bị cho một cuộc "tổng tấn công" về chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc. Và bức thư gửi Tổng thư ký NATO Rasmussen có thể sẽ là "cái bắt tay cuối cùng" khép chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc.
Theo ANTD
Philippines tính mua tàu tuần duyên Nhật Bản Kế hoạch mua 10 tàu tuần duyên Nhật Bản của Philippines sẽ là một trong các chủ đề thảo luận giữa ngoại trưởng hai nước hôm nay. Tàu Hải giám Trung Quốc và tàu Tuần duyên Nhật Bản. Ảnh minh họa: AP Theo Xinhua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida hôm nay dự kiến hoàn...