Nhật Bản cảnh báo: Triều Tiên khiêu khích là tự sát
Đài tiếng nói Mỹ loan tin quan chức cao cấp Nhật Bản cảnh báo hành động Triều Tiên khiêu khích quân sự là &’tự sát’.
Lời cảnh báo được đưa ra sau khi Tokyo và Bình Nhưỡng đã đạt được thỏa thuận về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc ở Triều Tiên.
Bộ trưởng Nội các Nhật Bản phụ trách vấn đề bắt cóc, Keiji Furuya trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Đài tiếng nói Mỹ đã cảnh báo Triều Tiên &’không còn cơ hội nào’.
Furuya nói: “Nếu Bình Nhưỡng vẫn hành động xấu như trước đây, chính quyền này sẽ mất cơ hội cuối cùng của họ”.
Bộ trưởng Nội các Nhật Bản phụ trách vấn đề bắt cóc, Keiji Furuya
Cuối tháng trước, Bình Nhưỡng đồng ý thành lập một ủy ban điều tra nội bộ về số phận của những công dân Nhật Bản bị bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.
Video đang HOT
Ủy ban cũng sẽ xem xét số phận của những công dân Nhật Bản khác ở Triều Tiên, bao gồm những người đi cùng vợ chồng người Triều Tiên của họ đến nước này trong những năm 1950, cũng như tìm kiếm hài cốt của những người Nhật chết ở đó trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II.
Chính phủ Triều Tiên dự kiến sẽ truyền đạt thông tin chi tiết từ ủy ban cho phía Nhật Bản trong tuần này. Theo ông Furuya, Tokyo vẫn chưa biết về thành phần, cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của ủy ban.
Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của &’sự chân thành’ từ phía Triều Tiên trong việc làm trọn vẹn nghị trình đã thoả thuận.
Ông Furuya cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không có kế hoạch đến thăm Triều Tiên, mặc dù Thủ tướng cho biết ông sẵn lòng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để giải quyết vấn đề bắt cóc.
Theo VTC
TQ ngang ngược, Indonesia đề nghị ASEAN họp khẩn
Nhiều khả năng các ngoại trưởng ASEAN sẽ có phiên họp đặc biệt để bàn về cách đối phó với sự hung hăng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngày 9/6, Bộ Ngoại giao Philippines xác nhận rằng Indonesia đã đề xuất tổ chức một phiên họp đặc biệt của các ngoại trưởng ASEAN để thảo luận về những căng thẳng ngày càng gia tăng hiện nay trên Biển Đông trước sự ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết: "Đúng vậy, Indonesia đã đề xuất như vậy."
Khi được hỏi phản ứng của Philippines như thế nào trước đề xuất của Indonesia, ông Jose nói: "Về nguyên tắc, Philippines ủng hộ bất cứ sáng kiến nào nhằm tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề an ninh khu vực."
Các ngoại trưởng ASEAN trong một cuộc họp ở Myanmar
Hôm 5/6, hãng tin Kyodo của Nhật dẫn lời một quan chức ngoại giao giấu tên của Philippines cho biết Indonesia đã đề xuất tổ chức "một cuộc họp đặc biệt cấp bộ trưởng của ASEAN với trọng tâm là vấn đề Biển Đông".
Kyodo nói rằng đề xuất trên do Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đưa ra.
Quan chức ngoại giao trên cho biết ngày tháng tổ chức cuộc họp này vẫn đang trong quá trình tham vấn, và nó phải diễn ra trước cuộc họp ngoại trưởng ASEAN thường kỳ diễn ra vào tháng 8 tới đây.
Hãng tin Kyodo dẫn lời quan chức trên nhận định: "Phía Philippines ủng hộ đề xuất này và cho rằng cuộc họp sẽ phát đi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng ASEAN rất quan ngại về cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông."
Sự ngang ngược của Trung Quốc bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế đã khiến các quốc gia láng giềng ngày càng xích lại gần nhau hơn. Hôm Chủ nhật vừa rồi, hải quân Philippines và Việt Nam đã tổ chức giao lưu bóng chuyền và bóng đá trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, một hành động nhằm tăng cường quan hệ giao lưu giữa hải quân hai nước.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
Trong khi đó, Trung Quốc từ trước tới nay vẫn khăng khăng phản đối sự tham gia đa phương hay của bất cứ bên thứ ba nào trong đàm phán tranh chấp trên Biển Đông với mưu đồ "ỷ mạnh hiếp yếu" trong các cuộc đàm phán song phương.
Gần đây, Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Tòa Trọng tài Thường trực về việc giải trình đơn kiện của phía Philippines về đường chín đoạn do Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Đông.
ASEAN vẫn luôn nhấn mạnh giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp hiện nay trên Biển Đông và phản đối bất cứ hành động sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực nào. Ngoại trưởng Natalegawa tuyên bố: "Có thể dùng biện pháp ngoại giao, đàm phán hay các tiến trình pháp lý, miễn không phải là vũ lực để giải quyết tranh chấp. Tôi cho rằng cả khu vực phải nhận ra rằng chúng ta đều là người hưởng lợi từ hòa bình trong khu vực."
Theo Khampha
Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật Trung "ăn miếng trả miếng" Nếu Nhật Bản và Trung Quốc không hành động để giải quyết mâu thuẫn ở Hoa Đông, bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng dẫn tới hậu quả khôn lường. "Khẩu chiến" Nhật - Trung tại Shangri-La Tại sự kiện Đối thoại Shangri-La 13, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tướng Trung Quốc Vương Quán Trung đã "lời qua tiếng lại"...