Nhật Bản cảnh báo núi lửa phun trào, hạn chế tiếp cận
Một ngọn núi lửa của Nhật Bản nằm cách Tokyo khoảng 140km về phía Tây đã phun trào vào đêm 7/8 rạng sáng 8/8, lần đầu tiên kể từ năm 2015, khiến việc tiếp cận bị hạn chế.
Ảnh chụp màn hình của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho thấy núi Asama phun trào ngày 8/8/2019 (Ảnh: AFP)
Theo báo cáo mới nhất, núi lửa Asama – một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Nhật Bản đã hoạt động trở lại, phun ra những cột khói và tro bụi cao tới gần 2km.
Cơ quan Khí tượng Quốc gia Nhật Bản ngay lập tức nâng mức cảnh báo lên một bậc, mức báo động số 3 trong thang cảnh báo 5 bậc, đồng nghĩa với việc cấm tiếp cận trong phạm vi 4km từ địa điểm xảy ra phun trào.
Video đang HOT
Cơ quan này cũng đồng thời cảnh báo những khối đất đá lớn và dòng khí nóng đang dịch chuyển nhanh có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong phạm vi 4km từ miệng núi lửa. Tùy thuộc vào hướng gió, các khu định cư gần núi lửa có thể bị ảnh hưởng do đất đá và tro bụi trong không khí.
Các chuyên gia đánh giá núi lửa Asama tiếp tục phun trào trong sáng 8/8 nhưng ở mức “bình thường” và không quan sát thấy nó tăng cường hoạt động.
Nhật Bản có hơn 100 núi lửa đang hoạt động. Vào tháng 9/2014, một núi lửa phun trào đã khiến 63 người khác thiệt mạng và mất tích./.
Khánh Linh (Theo AFP, NHK)
Theo ĐCSVN
Nóng kỷ lục ở Pháp, nhiệt độ vượt mức thảm họa chết người
Đợt nắng nóng tràn qua châu Âu tuần qua có thể sẽ khiến nhiệt độ ở Pháp lên mưc ky luc 45 độ C trong ngày 28/6.
Theo BBC, các vùng miền nam nước Pháp như Gard, Vaucluse, Herault và Bouches-du-Rhone được dự đoán sẽ có nhiệt độ trong khoảng từ 42 độ C đến 45 độ C trong ngày 28/6. Trong khi đó, kỷ lục hiện tại đang là 44,1 độ C, được ghi nhận vào năm 2003. Đợt nắng nóng lịch sử đó đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.
Đối mặt với nguy cơ này, cơ quan khí tượng quốc gia Pháp đã đưa ra lệnh báo động đỏ chưa từng có đối với bốn khu vực kể trên. Phần còn lại của đất nước hầu hết nằm ở mức cao thứ hai trong thang báo động, báo động cam.
Người dân Pháp trú nắng dưới một cây cầu ở Lyon, trung tâm nước Pháp. Hầu hết nước Pháp được đặt ở mức báo động cam, riêng các vùng phía nam đã có báo động đỏ. Ảnh: Laurent Cipriani/AP
Không chỉ Pháp mà còn rất nhiều địa phương khác ở châu Âu đang đối diện với cái nóng tương tự. Đức, Pháp, Ba Lan và Cộng hoà Séc đều đã ghi nhận mức nhiệt tháng 6 cao kỷ lục.
Trong khi đó, lực lượng cứu hoả Tây Ban Nha đang vật lộn với đợt cháy rừng khủng khiếp nhất trong vòng 20 năm qua.
Giới cầm quyền Pháp đã tăng cường lệnh giới hạn sử dụng nước để đối phó với những hệ quả của đợt sóng nóng. Hàng trăm trường học cũng đã bị buộc phải đóng cửa tuần qua.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn cho biết bà rất lo ngại khi ngày càng có nhiều cuộc gọi yêu cầu cấp cứu do những bệnh liên quan đến cái nóng.
Bộ trưởng cũng kêu gọi người dân không nên có những "hành vi nguy hiểm" như để trẻ em ở trong xe hơi hay tập thể dục dưới nắng.
Theo Zing.vn
Sơ tán diện rộng tại Papua New Guinea do núi lửa Ulawun 'thức giấc' Ngày 27/6, nhà chức trách Papua New Guinea thông báo trên 5.000 người đã phải sơ tán trong 24 giờ qua sau khi núi lửa Ulawun tại tỉnh Tây New Britain phun trào, tạo ra cột tro bụi cao 19 mét. Dung nham núi lửa Ulawun phun trào sáng 26/6/2019. Ảnh: volcanodiscovery.com Cơ quan Đối phó thảm họa Papua New Guinea cho biết...