Nhật Bản cân nhắc mở rộng cấp thị thực dài hạn cho lao động nước ngoài
Ngày 24/4, nhật báo Nikkei đưa tin Chính phủ Nhật Bản đang xem xét nới lỏng điều kiện cấp thị thực lao động dài hạn cho người nước ngoài có tay nghề cao, theo đó mở rộng cấp thị thực cho người lao động thuộc 12 lĩnh vực, thay vì 3 lĩnh vực như hiện nay.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Theo một quan chức Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, chính phủ nước này đang cân nhắc mở rộng cấp thị thực lao động dài hạn trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất thực phẩm và cung ứng thực phẩm. Hiện các cuộc thảo luận đang được tiến hành để đưa ra được một văn bản sửa đổi có thể được nội các phê duyệt vào đầu tháng 6 tới.
Hiện nay, Nhật Bản đang cấp thị thực “chuyên gia có tay nghề cao” với thời hạn cư trú 5 năm cho người nước ngoài có một số điểm nhất định được tính dựa trên trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, thu nhập hằng năm và các yếu tố khác. Thị thực này được cấp cho 3 loại hoạt động, gồm nghiên cứu học thuật tiên tiến, các hoạt động chuyên ngành/kỹ thuật tiên tiến, và các hoạt động quản lý và kinh doanh tiên tiến.
Với dân số già hóa nhanh chóng, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng ở một số lĩnh vực.
Trước tình hình này, chính phủ đã quyết định giảm bớt các điều kiện đối với việc cấp thị thực lao động cho người nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh thu hút lao động có tay nghề cao đang hết sức khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.
Nhật Bản nới lỏng chính sách nhập cư để thu hút nhân tài
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thu hút lao động nước ngoài có trình độ cao đến làm việc tại khu vực ngoài đô thị, Chính phủ Nhật Bản sẽ đẩy nhanh việc cấp thẻ thường trú cho những trường hợp này.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Chính phủ Nhật Bản sẽ sửa đổi hệ thống đánh giá lao động nước ngoài dựa trên thu nhập hằng năm, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, lao động làm việc tại các công ty do cộng đồng địa phương thúc đẩy sẽ được cộng điểm. Những người đạt điểm cao sẽ được ưu tiên. Theo đó, người nộp đơn có tổng điểm đạt 70 sẽ được đánh giá là có "chuyên môn cao" và thời gian lưu trú bắt buộc tại Nhật Bản để nhận được thẻ thường trú sẽ được rút ngắn từ 10 năm xuống còn 3 năm, đối với người được 80 điểm thì chỉ cần 1 năm. Ngoài ra, những người được cấp thẻ thường trú sẽ được đưa theo người thân như cha mẹ, người giúp việc đi cùng và vợ hoặc chồng sẽ được phép đi làm.
Làm việc trong một công ty địa phương sẽ được cộng 10 điểm và sẽ được đối xử như người có thu nhập hằng năm từ 10 triệu yên (72.594 USD) trở lên hoặc ngang mức quản lý. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình thử nghiệm ở Hiroshima, Kitakyushu và hiện sẽ mở rộng ra toàn quốc. Mục đích của chương trình là để thu hút các chuyên gia như nhà nghiên cứu, kỹ sư và quản lý doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều công ty ở khu vực nông thôn Nhật Bản đang phải đối mặt với nhu cầu chuyển đổi để đáp ứng quá trình số hóa và khử carbon.
Tính đến cuối năm 2021, số lượng lao động được Nhật Bản cấp chứng chỉ chuyên môn cao là 31.451 người và con số này tiếp tục tăng bất chấp đại dịch COVID-19. Tính theo quốc tịch, tới cuối năm 2020, Trung Quốc là nước có số người được cấp chứng chỉ này đông nhất - chiếm khoảng 70%, tiếp theo là Ấn Độ chiếm 6% và Mỹ 5%.
Chính phủ Nhật Bản đã nâng mức giới hạn số người được phép nhập cảnh nước này lên 20.000 người/ngày từ ngày 1/6 và đang nỗ lực tạo thuận lợi cho việc tăng cường tuyển dụng lao động nước ngoài thời hậu COVID-19. Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng đang nỗ lực giúp đỡ các công ty nhỏ ở địa phương thu hút nhân tài người nước ngoài. Năm 2021, tổ chức này đã giúp các công ty Nhật Bản tuyển dụng 180 người.
Nhật Bản đề xuất bỏ chương trình thực tập sinh kỹ năng dành cho lao động nước ngoài Một hội đồng chuyên gia của Chính phủ Nhật Bản đề xuất Nhật Bản nên xem xét bãi bỏ chương trình thực tập sinh kỹ năng dành cho người nước ngoài, thường được sử dụng để thu hút lao động nhập cư giá rẻ, và thay thế bằng một cơ chế mới coi các thực tập sinh như những lao động giúp Nhật...