Nhật Bản cân nhắc cấp thêm tàu tuần duyên mới cho Việt Nam
Đáp lại mong muốn nhận thêm các tàu tuần duyên mới để bảo vệ lãnh hải từ Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản cho biết sẽ thảo luận nhằm đáp ứng đề nghị này sớm nhất có thể.
Tin tức từ VOA cho hay, trong quá trình hội đàm với lãnh đạo Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ mong muốn nhận thêm các tàu tuần duyên mới để bảo vệ lãnh hải trong cuộc gặp tổ chức tại Tokyo hôm 5/7.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 4/7/2015.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác nhận thông tin này, và cho biết thêm rằng ông Abe đã đáp lại rằng: Tokyo sẽ thảo luận nhằm đáp ứng đề nghị này sớm nhất có thể.
Cuối tuần qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tới tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 7 ở Tokyo, và nhân dịp này, Thủ tướng đã có các cuộc gặp với quan chức nước chủ nhà.
Trong cuộc họp báo chung hôm 5/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Nhật Bản đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động lấp đất, lấn biển xây đảo nhân tạo nhằm thay đổi nguyên trạng trên biển Đông, nhưng không nói cụ thể tên Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói thêm rằng ông và Thủ tướng Nhật Bản đã đạt đồng thuận về việc phải duy trì tự do hàng hải trong khu vực.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai bên còn thảo luận về việc hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Hồi tháng Hai vừa qua, Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận một tàu tuần tra đã qua sử dụng do Nhật Bản tặng. Con tàu từng có tên là Syokaku và nay được đặt tên là CSB 6001.
Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số ba tàu đã qua sử dụng mà chính quyền Tokyo đã hứa tặng cho Việt Nam để nâng cao năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu được đóng tại Nhật Bản năm 1991, có chiều dài gần 60 mét và có tốc độ hơn 12 hải lý một giờ. Con tàu này đã được bảo dưỡng và nâng cấp để làm “nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn”.
Chính quyền Tokyo thông báo quyết định tặng Việt Nam tàu tuần duyên trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Nhật Bản tới Hà Nội.
Tại Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần này, hai Thủ tướng Nhật – Việt đã nhất trí tuyên bố cơ bản kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một số vấn đề kỹ thuật còn lại hai đoàn đàm phán sẽ thảo luận để hoàn tất. Hai bên sẽ nỗ lực để cùng các thành viên khác sớm kết thúc đàm phán TPP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp của Nhật Bản vào thành công của Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần này với việc thông qua “Chiến lược Tokyo 2015″ xác định phương hướng của cơ chế hợp tác này trong giai đoạn tiếp theo.
Hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết một loạt các văn bản thỏa thuận gồm: Hiệp định vay vốn của 5 dự án ODA tài khóa 2014 trị giá hơn 66 tỷ yên; Công hàm trao đổi 3 dự án ODA viện trợ không hoàn lại tài khóa 2015 của Nhật Bản dành cho Việt Nam; Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản về việc thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp cộng đồng người Việt Nam tại Nhật
Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7, tối 3/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống và học tập tại Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Nhật Hoàng cùng lãnh đạo các nước Mekong. (Ảnh: TTXVN)
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp tích cực, hiệu quả của tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Nhật Bản thời gian qua.
Thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, nhất là từ khi hai nước nâng quan hệ song phương lên thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á từ tháng 3/2014.
Trên cơ sở những thế mạnh của Nhật Bản và mục tiêu phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản tăng cường phối hợp triển khai tốt các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước; vận động Nhật Bản tiếp tục duy trì nguồn vốn ODA ở mức cao cho Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng - đặc biệt là cơ sở hạ tầng chất lượng cao, năng lượng, công nghiệp phụ trợ, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản, đặc biệt là Đại sứ quán, tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa hai nước; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam trong triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác nói trên; qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ và hiệu quả, đồng thời làm tốt công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống và học tập tại Nhật Bản chấp hành nghiêm luật pháp sở tại, hướng về xây dựng quê hương đất nước./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản Chiều 2/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội, lên đường sang Nhật Bản tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản. Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 diễn ra trong bối cảnh hợp tác Mekong-Nhật Bản đạt được nhiều kết...